Thực chất, rối loạn thần kinh tim là một dạng rối loạn lo âu gây ra triệu chứng ở tim. Người bệnh khi đã hiểu rõ về bệnh có thể kiểm soát được bệnh dễ dàng, ngăn ngừa các triệu chứng bệnh có thể xảy ra.
28/05/2022 | Đề phòng và điều trị đau thần kinh tọa sau độ tuổi 30 19/05/2022 | Bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật 14/05/2022 | Khám thần kinh hậu covid có thực sự cần thiết?
1. Rối loạn thần kinh tim và triệu chứng
Rối loạn thần kinh tim thực chất là một dạng rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn lo âu. Triệu chứng bệnh tương tự các bệnh lý ở tim. Điều này khiến nhiều trường hợp chẩn đoán nhầm và điều trị sai cách trong khi trái tim của họ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Rối loạn thần kinh tim là một dạng rối loạn lo âu
Nguyên nhân gây ra những triệu chứng bệnh là do vấn đề ở thần kinh tim trực thuộc hệ thần kinh thực vật và hệ thống điện trong tim. Triệu chứng điển hình của bệnh là:
Cảm giác khó thở do loạn thần kinh tim giống như khó thở do đau tim, người bệnh thấy hụt hơi, ngộp thở, phải rướn người lên để thể hoặc để hít thật sâu. Triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh đến những nơi ồn ào, đông đúc, do vậy có xu hướng thích ở nơi thoáng khí, gần cửa sổ.
1.2. Đau ngực
Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nhói hoặc đau thắt ở vùng ngực, cơn đau xuất hiện đột ngột và đôi khi cơn đau này còn gây ra nghẹt thở rất nguy hiểm.
Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nhói hoặc đau thắt ở vùng ngực
1.3. Đánh trống ngực, hồi hộp
Đây là triệu chứng rối loạn thần kinh tim thường gặp nhất, khiến người bệnh lo sợ, hốt hoảng và điều này càng làm triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Rối loạn thần kinh tim thường gây triệu chứng chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, đứng không vững, muốn ngất xỉu do tim đập quá nhanh dẫn đến thiếu máu hoặc hạ huyết áp tư thế.
1.5. Run tay chân, đổ mồ hôi
Tình trạng chân tay đổ mồ hôi, run rẩy, khó cử động là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức.
Tăng thông khí gồm các triệu chứng với diễn tiến sau: tê cứng, ngứa ran ở vùng xung quanh miệng, sau đó người bệnh thấy hốt hoảng, lo âu, thở nhanh, dễ bị ngất xỉu. Khi người bệnh bịt mũi, ngưng thở trong vòng vài giây thì triệu chứng này sẽ biến mất.
Người bệnh rối loạn thần kinh tim thường gặp tình trạng uể oải, thiếu sức sống rất lâu hồi phục kể cả khi người bệnh đã nghỉ ngơi trong thời gian dài.
Mệt mỏi, uể oải khiến người bệnh khó tập trung công việc
1.8. Mất ngủ
Triệu chứng lo lắng, bồn chồn vô cớ kéo dài sẽ gây trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Nhìn chung, triệu chứng rối loạn thần kinh tim rất đa dạng, ở giai đoạn đầu thường chỉ gây khó chịu hay bất an. Tuy nhiên nếu không được điều trị tốt, triệu chứng muộn sẽ nghiêm trọng, kéo dài có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo âu nặng, trầm cảm và gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim
Những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn thần kinh tim bao gồm:
2.1. Rối loạn nồng độ ion cơ tim
Nguyên nhân này khá phổ biến, rối loạn nồng độ ion cơ tim thường xuất hiện sau khi bị nhân bị sốt cao, mất nước hoặc có thể là tác dụng phụ của thuốc điều trị dài ngày.
2.2. Chấn thương tâm lý
Những vấn đề cảm xúc, tâm lý tiêu cực sau có thể gây rối loạn thần kinh tim như: rối loạn lo âu, stress, thay đổi cảm xúc, đau buồn, sợ hãi, giận dữ quá mức,...
2.3. Tác động xấu của môi trường
Môi trường sống ô nhiễm, tiếng ồn lớn, khói bụi nhiều cũng là một trong các yếu tố gây rối loạn thần kinh tim.
Rối loạn thần kinh tim có thể do ảnh hưởng từ môi trường sống ô nhiễm
2.4. Thói quen sống thiếu lành mạnh
Uống nhiều bia rượu, chất kích thích, ăn ngủ không đúng giờ, lười vận động,... cũng là những thói quen xấu, tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn thần kinh tim.
3. Rối loạn thần kinh tim có điều trị được không?
Thực tế rối loạn thần kinh tim chỉ là dạng rối loạn lo âu, bị kích hoạt do áp lực, lo âu, căng thẳng,... chứ không phải là bệnh lý ở tim. Do vậy, có thể kiểm soát được chứng bệnh này nhưng thường không chữa được dứt điểm, tùy theo tình trạng bệnh mà điều trị có thể chỉ là hỗ trợ tâm lý hoặc phải sử dụng đến thuốc an thần, thuốc trầm cảm, thuốc chống lo âu,...
Việc sử dụng thuốc điều trị giảm triệu chứng rối loạn thần kinh tim cần có chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó người bệnh nên tham khảo một số phương pháp đơn giản tại nhà sau:
3.1. Học cách kiểm soát stress và cảm xúc tiêu cực
Căng thẳng hoặc thay đổi cảm xúc đột ngột là nguyên nhân gây khởi phát chứng rối loạn thần kinh tim và cũng khiến triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần chú ý làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
Kiểm soát tâm trạng là điều quan trọng để giảm triệu chứng rối loạn thần kinh tim
Tâm trạng thoải mái, tích cực có tác dụng rất tốt cho chứng bệnh rối loạn thần kinh tim nói riêng và sức khỏe nói chung. Tập thể dục,thiền, yoga, vui chơi cùng gia đình, làm những việc mình yêu thích,... cũng là biện pháp giảm căng thẳng hiệu quả.
3.2. Bổ sung thảo dược tự nhiên
Trong Đông y, có rất nhiều vị thuốc được đánh giá cao về tác dụng an thần, giảm căng thẳng, lo âu, giúp ổn định thần kinh tim như: tâm sen, bình vôi, lạc tiên,... Có thể áp dụng kết hợp với điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu để triệu chứng rối loạn thần kinh tim được kiểm soát tốt hơn.
Mặc dù rối loạn thần kinh tim khó điều trị dứt điểm song ít khi nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, do vậy người bệnh không nên quá lo lắng, thay vào đó nên an tâm để điều trị hiệu quả hơn.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.