Đa số chị em đều sẽ cảm thấy lo lắng khi gần đến ngày dự sinh, ngay cả các mẹ bầu đã có kinh nghiệm cũng không ngoại lệ. Nếu bạn cũng nằm trong số đó và muốn tìm hiểu quy trình sinh thường sẽ diễn ra như thế nào, cần lưu ý những gì thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé.
27/08/2022 | Thai phụ bị huyết áp cao có sinh thường được không? 22/08/2022 | Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vùng kín sau sinh thường và sau sinh mổ 31/03/2022 | Đau lưng sau khi sinh thường và sinh mổ khác nhau như thế nào?
1. Tổng quan về quá trình sinh thường
1.1. Quá trình sinh thường được hiểu như thế nào?
Sinh thường chính là quá trình khi người mẹ mang thai và sinh con ra tự nhiên theo ống sinh sản của người mẹ. Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo đây là phương pháp tốt nhất đối với sức khỏe sinh sản của cả mẹ và em bé. Mẹ bầu sinh thường khi có đầy đủ các điều kiện như:
-
Mẹ bầu có sức rặn và có một sức khỏe tốt;
-
Mẹ bầu không gặp phải những vấn đề bất thường về tử cung, âm đạo hay sức khoẻ;
-
Thai nhi phát triển bình thường, không quá to, ngôi đầu, không bị sa dây rốn. Thai nhi có đủ sức khoẻ để vượt qua ống sinh thường của mẹ.
Nhiều mẹ bầu có mong muốn sinh thường
1.2. Sinh thường có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Phương pháp sinh thường hiện nay vẫn luôn trở thành ưu tiên mẹ và bé đều có sức khỏe tốt. Sinh thường sẽ đem nhiều những ưu điểm và lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi như:
-
Thời gian sau sinh của mẹ sinh thường tại bệnh viện sẽ ngắn hơn so với những mẹ sinh mổ;
-
Có thời gian chăm sóc bản thân và bé nhiều nhanh hơn do mẹ không bị đau quá nhiều và sức khỏe sẽ nhanh hồi phục;
-
Sản dịch sau sinh sẽ thoát tốt hơn nên mẹ bầu sẽ giảm nguy cơ bị viêm nội mạc tử cung;
-
Tử cung co hồi tốt hơn tránh được các biến chứng: đờ tử cung,..;
-
Sữa về sẽ nhanh hơn;
-
Khoảng thời gian mang thai lần 2 sẽ được chủ động hơn.
-
Bé được sinh thường nhờ các vi khuẩn có lợi trong ống sinh sản nên có hệ miễn dịch và đề kháng tốt hơn.
-
Bé có thể giảm tình trạng viêm phổi sau sinh cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp;
Sinh thường bé được kết nối với mẹ sớm hơn, được bú mẹ sớm và da kề da với mẹ
Tuy nhiên, quy trình sinh thường cũng sẽ có một số những nhược điểm mà mẹ bầu nên chú ý như:
-
Mẹ sẽ phải chịu đau bởi quá trình chuyển dạ cũng như cơn co dạ con sau sinh;
-
Sau khi sinh thường, người mẹ có thể gặp phải tình trạng đi tiểu không kiểm soát do ảnh hưởng của sinh thường lên vùng sàn chậu.
2. Các giai đoạn của quy trình sinh thường
Khi mẹ bầu sắp đến giai đoạn sinh, tìm hiểu về quá trình sinh thường là điều rất cần thiết, để cả mẹ bầu lẫn người thân có sức khoẻ và tâm lý để chào đón bé yêu. Thông thường, quy trình khi mẹ bầu sinh thường sẽ bao gồm có 3 giai đoạn:
Chuyển dạ
Thông thường, âm đạo và buồng tử cung sẽ được nối với nhau bởi cổ tử cung. Giai đoạn chuyển dạ là giai đoạn cổ tử cung của người mẹ sẽ mở rộng hơn và e bé sẽ lọt được qua đường sinh nhờ sự mở rộng này. Ở giai đoạn này sẽ diễn ra 3 quá trình
-
Quá trình chuyển dạ tiềm thời: Ở giai đoạn này, người mẹ sẽ có thể sẽ phải trải qua những cơn đau nhẹ nhàng hoặc dữ đội của những cơn co thắt tử cung. Khoảng thời gian diễn biến những biểu hiện của quá trình này có thể kéo dài từ 5 - 10 tiếng và lúc này cổ tử cung đã mở từ 0-4cm.
-
Quá trình chuyển dạ tích cực: Lúc này người mẹ đã có những cơn co thắt rất dữ dội và thường xuyên. Xuất hiện khí hư lẫn máu và cổ tử cung đã có thể mở từ 4-7cm. Các cơn co thắt ở giai đoạn này sẽ xuất hiện từ 3-5 phút/ lần và thời gian kéo dài từ 4-8 tiếng.
-
Quá trình chuyển dạ chuyển tiếp: Ở giai đoạn này, cơ thể người mẹ đã rất mệt, có thể buồn nôn và nóng rát ở vùng âm đạo. Khoảng thời gian các cơ co thắt sẽ diễn ra khoảng 1 phút/ lần và liên lục cách nhau 2,5-3 phút. Tổng thời gian cho quá trình này có thể diễn ra chỉ từ 20 phút - 2 tiếng và lúc này cổ tử cung đã có thể mở đến 10cm.
Ở giai đoạn chuyển dạ này, người mẹ cần được hỗ trợ bởi người thân vì các cơn đau co thắt thường đều đặn.
Mẹ nên hít sâu, thở đều mỗi lần xuất hiện cơn co thắt để cung cấp oxy cho em bé
Rặn để bé sổ ra ngoài
Giai đoạn này có thể kéo dài trong vòng 2 giờ khi cổ tử cung của mẹ đã mở hoàn toàn. Người mẹ sẽ cần biết cách lấy hơi và rặn theo hướng dẫn của bác sĩ để đẩy được em bé ra khỏi đường sinh.
Khi người mẹ có những cơn rặn, lúc này đáy xương chậu và phần mô giữa trực tràng và âm đạo phình ra, lúc này bác sĩ đã thấy được phần đầu của em bé lộ ra ngoài đầu tiên.
Nếu trong quá trình rặn gặp khó khăn do người mẹ đã quá mệt, bác sĩ có thể phải rạch ở tầng sinh môn một đường nhỏ. Rạch đường này sẽ giúp mở rộng đường ra cho em bé.
Mẹ sẽ vẫn rặn theo hướng dẫn của bác sĩ, và em bé theo cơn rặn được đẩy ra ngoài.
Đây đã là giai đoạn cuối cùng khi người mẹ đã sổ được em bé ra ngoài. Theo đó, nhau thai và màng nhầy cũng sẽ được đẩy cùng khi em bé được đẩy ra.
Lúc này, khi cơ thể người mẹ thấy có những cơn co thắt nhẹ tống nhau thai ra ngoài dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế để đảm bảo toàn bộ bánh nhau được sổ hoàn toàn. Đây là quá trình tách nhau thai ra khỏi tử cung và không quá khó khăn đối với người mẹ. Đồng thời cùng với khoảng thời gian này, em bé sẽ được da kề da với mẹ.
Mẹ sẽ được bác sĩ vệ sinh phần tử cung, khâu lại tầng sinh môn nếu mẹ bị rạch
Mẹ nên cho bé bú ngay giúp cho tử cung co bóp và đàn hồi trở lại.
Qua những chia sẻ trên về những giai đoạn của quy trình sinh thường, hy vọng sẽ mang tới những thông tin cần thiết và bổ ích cho các bạn.
Mang bầu và sinh nở là một thiên chức thiêng liêng đối với phụ nữ, dù có khó khăn và mệt mỏi, chắc chắn mẹ bầu nào cũng có thể vượt qua được. Vì thế, mẹ bầu hãy thư giãn thật thoải mái và không nên lo lắng khiến mình mệt mỏi để có một quá trình vượt cạn thuận lợi nhé!
Nếu còn thắc mắc về quy trình sinh thường và một số vấn đề sức khỏe khác hoặc có nhu cầu thăm khám thai, các mẹ có thể liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.