Hầu như bà mẹ nào cũng đều đã trải qua những cơn đau lưng đến nhức nhối sau mỗi lần sinh nở. Tuy có sự khác nhau giữa sinh thường và sinh mổ nhưng tình trạng đau lưng lặp lại nhiều lần sẽ gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt lẫn công việc của các chị em. Vậy điểm khác nhau của chứng đau lưng sau khi sinh ở hai phương thức sinh mổ với sinh thường là gì và làm cách nào để thoát khỏi chúng?
28/03/2022 | 11 cách chữa đau lưng tại nhà mà bạn nên biết 24/03/2022 | Đau lưng sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả 23/03/2022 | Mách bạn các tư thế ngủ cho người đau lưng 22/03/2022 | Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới có nguyên nhân do đâu?
1. Tình trạng đau lưng sau khi sinh thường
Để thực hiện chức làm mẹ, mỗi người phụ nữ đều phải trải qua rất nhiều thử thách khác nhau. Cửa ải sinh con đầu tiên tuy người mẹ đã vượt qua, nhưng thật ra vẫn còn rất nhiều khó khăn phía sau vẫn đang chờ đón.
Cơn đau lưng xảy ra ở cả hai trường hợp sinh thường và sinh mổ
Tình trạng đầu tiên mà rất nhiều bà mẹ hay mắc phải, đó là đau buốt lưng sau khi sinh, đặc biệt là sinh thường. Sự đau buốt này sẽ không phải chỉ diễn ra ngày một ngày hai, mà là sẽ kéo dài dai dẳng nên gây khó khăn rất nhiều cho các bà mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể như:
-
Bà mẹ mang thai thường sẽ tăng cân trong và có thể sau khi sinh nên sẽ gây ra nhiều áp lực lên các cơ bắp toàn thân, các khớp và đặc biệt là vùng lưng, hông của các bà mẹ.
-
Giai đoạn mang thai, cổ tử cung của các bà mẹ sẽ bị mở rộng và bị làm cho căng ra nên dễ làm cho các cơ bụng bị suy yếu, tăng áp lực lên vùng lưng dưới. Sau khi sinh con, trạng thái này của tử cung vẫn chưa thể hồi phục lại như ban đầu nên dễ gây đau buốt lưng.
-
Các loại hormone và nội tiết tố được tiết ra trong khi mang thai không biến mất sau khi sinh con nên làm cho các dây chằng, các khớp bị nới lỏng ra.
-
Khi chuyển dạ, người mẹ sinh con theo phương pháp thông thường sẽ phải sử dụng hết tất cả cơ bắp. Việc này thường sẽ để lại hậu quả đau đớn dai dẳng, cơn đau sẽ âm ỉ kéo dài ngày càng lâu nếu ca sinh đó là một ca sinh khó.
-
Cho con bú không đúng cách: Những người mẹ thường ưu tiên và cố gắng để làm mọi thứ tốt nhất cho con, nhất là trong việc cho con bú. Tuy nhiên, đôi khi việc này lại khiến cho cơ cổ và lưng căng cứng nên gây ra đau lưng cho bà mẹ.
-
Đặc biệt, trong thời gian chăm sóc, trông con, các bà mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn, gây nên sự căng thẳng và kiệt sức. Do đó, rất dễ bị đau lưng nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài.
Có thể trong vòng vài tháng đầu sau khi sinh con, các cơn đau lưng dù sinh theo phương thức nào thì cũng có khả năng suy giảm theo thời gian. Nhưng những bà mẹ đã mắc các bệnh lý về cột sống vào trước hoặc trong giai đoạn mang thai, thì khả năng đau lưng sau khi sinh sẽ rất cao nên sẽ phải chịu đựng lâu hơn.
Đau lưng sau khi sinh thường gây ra nhiều khó khăn cho các mẹ lúc chăm con
2. Đau lưng sau khi sinh mổ
Nếu như trong trường hợp bà mẹ được chỉ định phương pháp sinh mổ do bà mẹ gặp một số bất lợi trong chuyển dạ hoặc do tư thế thai nhi không thuận lợi. Việc sinh mổ thường sẽ gây ra nhiều vấn đề về cột sống lưng, thắt lưng của các bà mẹ, gây ra đau lưng thường xuyên.
Trong quá trình thực hiện một ca sinh mổ cho các bà mẹ, đội ngũ bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc gây tê vào lưng của họ để thuận tiện cho ca mổ và không gây đau đớn cho người mẹ. Tuy nhiên, vì quanh khu vực tủy sống có rất nhiều dây thần kinh, vô cùng nhạy cảm nên sau khi sinh thành công, rất dễ gây nên các cơn co thắt cấp tính, dẫn đến những cơn đau lưng dữ dội sau khi sinh.
Sinh mổ làm thắt lưng và cột sống của các mẹ gặp nhiều vấn đề đáng lưu ý
Trong trường hợp sinh mổ, cơn đau lưng sẽ kéo đến rất sớm, thường sẽ là ngay sau khi thuốc gây tê mất tác dụng, tức là sau khoảng 3 đến 6 tiếng sau khi ca mổ được thực hiện thành công. Những cơn đau sẽ liên tục tấn công trong khoảng một tuần sau sinh, gây đau đớn rất nhiều cho các bà mẹ.
3. Cách chữa đau lưng sau khi sinh mổ và sinh thường
Nếu cơn đau lưng của bạn bắt nguồn từ yếu tố sinh lý trong cơ thể, điển hình là thay đổi nội tiết nêu trên thì bạn nên hạn chế vận động, làm việc nặng như bê, vác, không nên ngồi quá nhiều và xây dựng cho bản thân một chế độ nghỉ ngơi hợp lý,… Điều này giúp cho tình trạng đau lưng được giảm đi đáng kể. Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín kiểm tra, tư vấn để đảm bảo an toàn và điều trị đau lưng sau khi sinh hiệu quả.
Bên cạnh đó, các bà mẹ sau khi sinh nên biết cách chăm sóc giấc ngủ cho mình để vừa hồi phục được vết thương, vừa có thể tái tạo lại được năng lượng để chăm sóc con được tốt hơn. Các bà mẹ nên ngủ ở nơi có bề mặt bằng phẳng, không nên quá mềm hoặc cứng. Bà mẹ nằm ở tư thế ngửa, chân tay duỗi thoải mái, gối đầu vừa phải để tạo sự dễ chịu, ngủ ngon hơn.
Một tư thế ngủ đúng giúp chị em tránh được tình trạng đau lưng sau khi sinh
Trên thực tế, nếu tình trạng đau lưng của các mẹ kéo dài trong nhiều năm liền thì đó không chỉ là bệnh đau lưng thông thường mà kéo theo là nhiều bệnh lý và tổn thương nghiêm trọng khác. Vì vậy, bạn tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào để điều trị đau lưng tại nhà mà chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Điều này không những không giúp ích được gì trong việc giảm cơn đau mà đôi khi còn gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
Nếu cảm thấy các cơn đau bất thường ở vùng lưng, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám, tư vấn và điều trị. Lý do bạn nên lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thăm khám bởi đơn vị có đến 26 năm hoạt động. Bên cạnh đó, bệnh viện còn có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và nhận được chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ (MEDLATEC là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ này).
Tóm lại, đau lưng sau khi sinh rất phổ biến ở các chị em phụ nữ. Tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài, các cơn đau nhức lưng sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, nhưng ai đang gặp phải tình trạng này nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
Để được tư vấn về sức khỏe và đặt lịch thăm khám, Quý khách hàng vui lòng liên hệ số hotline 1900 56 56 56.