Nhiễm độc thần kinh là gì, có nguy hiểm hay không? | Medlatec

Nhiễm độc thần kinh là gì có nguy hiểm hay không?

Nhiễm độc thần kinh là khi các chất độc hại sau khi vào cơ thể tấn công não và hệ thần kinh trung ương. Hiện nay, mặc dù kỹ thuật chẩn đoán và điều trị đã ngày một phát triển để kịp thời phát hiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi vấn đề nghiêm trọng xảy ra, thậm chí đe dọa tính mạng. Bài viết sau sẽ giải đáp toàn bộ thông tin về dấu hiệu cũng như cách chữa trị hiệu quả cho bệnh.


31/08/2021 | Mức độ ảnh hưởng và cách xử lý khi bị phơi nhiễm phóng xạ
07/06/2021 | Phóng xạ từ tia X ảnh hưởng như thế nào bạn đã thật sự hiểu đúng?

1. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng nhiễm độc thần kinh

Theo như Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), khi nhiễm độc người bệnh thường xuất hiện nhiều biểu hiện khác nhau. Cụ thể bao gồm các triệu chứng sau:

  • Biểu hiện trước tiên của nhiễm độc thần kinh thường là co đồng tử, mắt mờ, đau mắt, dịch hầu họng tăng;

  • Nếu chất độc đã xâm nhập vào máu do hít phải hơi của chất độc, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, khó thở, cơ co giật, huyết động không ổn định, mất ý thức, ngừng thở trung ương. Đặc biệt, các dấu hiệu xuất hiện rất nhanh sau khi hít hơi độc, chỉ sau vài giây;

  • Trường hợp bạn tiếp xúc với dung dịch gây độc, người bệnh có biểu hiện vã mồ hôi, giật cơ cục bộ. Khi chất độc đi sâu vào bên trong các cơ, chất độc từ từ len lỏi vào trong hệ tuần hoàn và dẫn đến các triệu chứng tương tự như hít hơi chất độc.

  • Ở những mức độ nhẹ nhất của bệnh, người bị nhiễm độc thần kinh xuất hiện biểu hiện suy giảm chức năng suy luận, mất trí nhớ, khả năng giao tiếp rối loạn, tác động xấu đến sức khỏe gián tiếp bằng cách giảm chức năng.

Nhiễm độc thần kinh gây mất trí nhớ

Nhiễm độc thần kinh gây mất trí nhớ

2. Ảnh hưởng từ nhiễm độc hệ thần kinh nguy hiểm ra sao?

Mặc dù có các cơ chế giúp bù đắp và thích nghi ở hệ thần kinh trung ương nhưng theo chuyên gia Y tế - Khoa Thần kinh nhận định rằng có nhiều tổn thương cho hệ thần kinh khó hồi phục. Trong đó, có không ít tế bào thần kinh mới không hình thành, dẫn tới suy giảm chức năng, thậm chí khiến người bệnh mất các chức năng vĩnh viễn.

 Ngoài ra, có khá nhiều hiệu ứng rất khó phát hiện ra ở cá nhân như suy giảm về chỉ số IQ. Điều này quả thực đáng lo ngại nếu trường hợp xảy ra với phần lớn dân số. Vì thế, ngăn chặn thiệt hại về hệ thần kinh là mục tiêu chính của chính sách xã hội, y học cùng sức khỏe cộng đồng.

Nhiễm độc hệ thần kinh gây tác động lớn tới người bệnh 

Nhiễm độc hệ thần kinh gây tác động lớn tới người bệnh 

3. Nguyên nhân chính gây nên nhiễm độc thần kinh

Có thể nói, nhiễm độc thần kinh là một khái niệm chung, bao quát rộng gồm nhiều loại nhiễm độc khác nhau. Theo như Health, nguyên nhân thần kinh nhiễm độc khá rộng lớn có thể là do cách sống, yếu tố nghề nghiệp, nhiễm độc từ thực phẩm, thuốc hoặc chất phóng xạ. 

Các chất độc không chỉ ảnh hưởng đến môi trường như gây ô nhiễm bầu khí quyển, đất và nước mà cũng là căn nguyên của tình trạng hệ thần kinh nhiễm độc tố. Bên cạnh đó, vi khuẩn Clostridium botulinum có trong sữa có độc lực cực mạnh, vô cùng nguy hiểm cho người nhiễm phải.

Hóa chất độc hại gây nguy hiểm tới hệ thần kinh 

Hóa chất độc hại gây nguy hiểm tới hệ thần kinh 

4. Hậu quả của nhiễm độc hệ thần kinh

Nhiễm độc thần kinh vô cùng nguy hiểm cho người bệnh nếu không có phương pháp điều trị đúng cách và phù hợp rất dễ mắc phải những căn bệnh sau:

4.1. Viêm màng não có mủ

Trường hợp bệnh viêm màng não mủ thường có biểu hiện cấp tính vài giờ hoặc 1 - 2 ngày sau khi triệu chứng bắt đầu phát tác. Chẩn đoán bệnh dựa vào cấy vi khuẩn và kết quả nhuộm soi.

4.2. Viêm não

Nhiễm độc thần kinh là căn nguyên gây ra bệnh viêm não với các dấu hiệu như co giật, rối loạn cảm giác. Khi thực hiện xét nghiệm dịch não tủy có thể cho kết quả bình thường hoặc xuất hiện bạch cầu lympho.

4.3. Viêm màng não mãn tính

Ảnh hưởng từ việc hệ thần kinh bị nhiễm độc dẫn tới các triệu chứng của viêm não mãn tính thường kéo dài. Thông thường, việc chẩn đoán dựa trên kết quả nuôi cấy hay huyết thanh của người bệnh.

4.4. Kích thích màng não bình thường

Kích thích màng não nhưng dịch não tủy vẫn bình thường có thể đến từ bệnh nhiễm trùng do viêm phổi, lupus ban đỏ, viêm màng não do nhiễm độc thần kinh,...cũng làm xuất hiện các biểu hiện kích thích màng não tăng lượng bạch cầu và protein, lượng đường đạt mức thấp hoặc ổn định.

4.5. Bệnh áp xe não

Bệnh áp xe não khiến bạn có những triệu chứng bao gồm sốt cao, nôn, co giật, dấu hiệu thần kinh khu trú hay rối loạn tinh thần. Bên cạnh nguyên nhân gây ra áp xe não đến từ nhiễm khuẩn thần kinh. Mà còn đến từ vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn gram, liên cầu.

5. Chẩn đoán đặc hiệu về hệ thần kinh nhiễm độc

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hay nghi ngờ về dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, bạn cần đến cơ sở Y tế chuyên khoa Thần kinh để thực hiện các bước chẩn đoán nhằm xác định chính xác nguyên nhân đặc hiệu. Thông thường, bạn cần thực hiện làm các kiểm tra sau đây:

  • Bác sĩ thực hiện hỏi tiểu sử bệnh và thăm khám lâm sàng cho khách hàng;

  • Tiến hành làm xét nghiệm công thức máu, cấy máu;

  • Chụp cắt lớp não đã được chỉ định trước khi chọc dịch não tủy. Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ người bệnh có các dấu hiệu về thần kinh khu trú hoặc co giật;

  • Thực hiện quá trình cấy dịch não tủy;

  • Chụp X - quang lồng ngực;

  • Làm test miễn dịch huỳnh quang và ngưng kết hạt.

6. Phương pháp điều trị nhiễm độc thần kinh

Trong tình huống chất độc có thời gian lưu hành khá ngắn nên tiến hành bằng cách ngừng tiếp xúc, chăm sóc hỗ trợ và sử dụng thuốc giải độc phù hợp. Một số liệu pháp giải độc hệ thần kinh bao gồm:

  • Atropine: Thuốc kháng cholinergic để điều trị trường hợp ngộ độc thần kinh cấp tính. Liều thuốc sử dụng từ 2 - 6 mg IM, lặp lại liều uống sau 5 - 10 phút nhịp thở và dịch tiết được cải thiện đáng kể;

  • Oxime: Tăng khả năng phục hồi chức năng bình thường của enzym. Bằng cách kích hoạt cholinesterase tại vùng bị nhiễm độc thần kinh và gắn kết chúng lại;

  • Thuốc chống co giật: Co giật đến từ việc chất độc thần kinh không đáp ứng với thuốc chống co giật bình thường. Chỉ có loại thuốc điều trị co giật do cục Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ cấp phép đó là benzodiazepin.

7. Phòng tránh tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh

Để phòng ngừa nhiễm độc thần kinh, mỗi người cần chủ động trong việc:

  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời duy trì việc ăn uống sạch sẽ, sinh hoạt lành mạnh;

  • Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia, các chất kích thích như thuốc lá;

  • Tránh xa hóa chất có tính độc hại;

  • Sống tại nơi có nhiều cây xanh, môi trường ít khói bụi.

Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe

Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe

Nhiễm độc thần kinh gây ra những hậu quả khôn lường cho người nhiễm. Bạn hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cũng như thăm khám, kiểu tra sức khỏe nếu cảm thấy dấu hiệu bất thường. Hãy liên hệ tới Chuyên khoa Thần kinh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ, tư vấn về tình trạng sức khỏe kịp thời, cụ thể.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp