Tia X là dạng tia bức xạ mạnh, không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có khả năng xuyên thấu tốt qua nhiều vật thể. Vì tính chất này mà tia X được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có y học là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hữu ích. Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng tia phóng xạ X cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy phóng xạ từ tia X ảnh hưởng như thế nào?
17/05/2021 | Những điều cha mẹ cần lưu ý khi chụp X-quang cho trẻ 15/10/2020 | Chụp X-quang ngoài giờ ở Hà Nội tại bệnh viện nào uy tín? 14/10/2020 | Vai trò của tia X trong chẩn đoán và điều trị bệnh
1. Phóng xạ từ tia X ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể người?
Tia phóng xạ X có năng lượng cao, khả năng xuyên thấu tốt qua vật thể nên gây tác động nhất định đến tế bào, mức độ phóng xạ càng cao thì ảnh hưởng hại càng lớn. Bên cạnh đó, thời gian tiếp xúc với bức xạ tia X cũng liên hệ với tác hại của tia này tới sức khỏe.
Tia X là tia bức xạ năng lượng cao, khả năng xuyên thấu tốt
Cụ thể, phóng xạ từ tia X có ảnh hưởng đến đến các cơ quan trong cơ thể như sau:
Tia phóng xạ X ảnh hưởng đến da
Do khả năng xuyên thấu và mức năng lượng cao nên tia X có thể gây tổn thương cục bộ cho cả lớp da trên và các mô dưới da. Tổn thương này biểu hiện bằng các vết đỏ xuất hiện bất thường trên da, tên khoa học là erythema.
Thông thường những vết tổn thương da này xuất hiện sau khi da bị chiếu xạ khoảng vài giờ. Đây không phải là tổn thương nặng, sau khoảng vài ngày màu đỏ sẽ chuyển sẫm lại và tự phục hồi.
Tuy nhiên nếu da tiếp xúc lâu với tia X cùng với mức độ bức xạ cao, tổn thương da sẽ nghiêm trọng hơn, trên các vết đỏ sẽ bị phồng rộp và loét. Nếu nhẹ, tổn thương này có thể tự phục hồi sau vài tuần nhưng liều phóng xạ cao thì vết thương sẽ lâu lành, sau đó dễ để lại sẹo lớn lâu lành. Với da bị hoại tử nặng, có thể phải cắt bỏ và băng bó cẩn thận để vết thương có thể lành lại.
Tia phóng xạ X nguy hiểm với thai nhi
Tia phóng xạ X ảnh hưởng đến thai nhi
Thai nhi là một đối tượng đặc biệt, dễ chịu ảnh hưởng xấu từ nhiều yếu tố bên ngoài, trong đó có tia phóng xạ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi trong bụng mẹ nếu tiếp xúc với tia X-quang, tùy vào cường độ và thời gian sẽ có thể gặp những ảnh hưởng khác nhau.
Tia bức xạ này có thể gây biến đổi tế bào, khiến trẻ phát triển bất thường, nguy cơ dị dạng, bệnh tật hoặc các khiếm khuyết bẩm sinh cao hơn. Đặc biệt là ung thư và bệnh bạch cầu.
Tia bức xạ X ảnh hưởng đến các cơ quan khác
Khi tiếp xúc quá nhiều với cường độ mạnh của tia bức xạ X, các cơ quan khác trong cơ thể cũng chịu ảnh hưởng nhất định:
-
Ở mắt: nguy cơ cao bị tổn thương dẫn đến đục thủy tinh thể.
-
Ở cơ quan sinh dục: Tăng nguy cơ suy thoái tuyến tiền liệt, ung thư vú, giảm hoạt động của buồng trứng và tinh hoàn.
-
Ở tim mạch: Tia phóng xạ này có thể hủy hoại trực tiếp các mạch máu nhỏ, làm tăng nguy cơ suy tim và biến chứng tim mạch.
-
Ở tủy xương: Phóng xạ tia X có khả năng xuyên thấu qua xương, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tủy xương - nơi trực tiếp sản xuất tế bào máu, tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng, ung thư máu,…
-
Ở niêm mạc ruột: phóng xạ tia X dẫn đến tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém, sụt cân.
-
Ảnh hưởng đến miễn dịch và huyết học: Giảm số lượng tế bào lympho trong máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và giảm sức đề kháng của cơ thể.
Tiếp xúc nhiều với tia bức xạ X làm tăng nguy cơ ung thư
Tia bức xạ làm tăng nguy cơ gây ung thư
Với độ xuyên phá mạnh, tia X có thể làm đứt gãy AND trong tế bào, làm rối loạn phát triển ở chúng. Nếu những tế bào này phân chia và nhân lên có thể là tế bào ung thư và dần hình thành khối u.
Một số nghiên cứu đã được thực hiện, các nhà khoa học chiếu xạ tia X lên tay họ, trên lớp bỏng cháy da đã được phục hồi sau vài tuần tiếp xúc, một tỉ lệ tế bào ung thư đã xuất hiện và phát triển.
Tia bức xạ X ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ
Với trẻ em là đối tượng nhạy cảm, tia bức xạ X tác động nhiều hơn so với người trưởng thành, tuy nhiên phương pháp chụp X-quang hiện đại kiểm soát lượng bức xạ nên khá an toàn với trẻ. Lượng bức xạ được điều chỉnh ở mức thấp đảm bảo vẫn đem lại hình ảnh có giá trị chẩn đoán, từ đó hạn chế nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ.
2. Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc với phóng xạ tia X?
Hạn chế tiếp xúc cường độ cao trong thời gian ngắn phóng xạ tia X cũng như các tia phóng xạ năng lượng cao khác là biện pháp để bảo vệ sức khỏe cũng như các cơ quan trong cơ thể. Với tiếp xúc bắt buộc tia phóng xạ này trong kỹ thuật chụp X-quang, hãy lưu ý một số vấn đề sau:
2.1. Không nên chụp X-quang với tần suất nhiều trong thời gian ngắn
Ảnh hưởng của phóng xạ có dạng tích tụ, nghĩa là chụp X-quang càng nhiều thì ảnh hưởng càng lớn. Nên chụp theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý chụp nhiều lần không cần thiết.
Chụp X-quang tần suất cao trong thời gian ngắn gây hại nhất định cho sức khỏe
2.2. Có biện pháp che chắn giảm phóng xạ với các bộ phận nhạy cảm
Những bộ phận nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi phóng xạ tia X như tuyến giáp, buồng trứng ở bé gái và tinh hoàn của bé trai,… cần được che chắn đặc biệt để giảm tối đa nguy cơ phơi nhiễm.
2.3. Hạn chế chụp X-quang với bà bầu
Phụ nữ mang thai nếu không thực sự cần thiết thì không nên chụp X-quang hoặc các kỹ thuật sử dụng tia phóng xạ. Nếu bắt buộc phải chụp, cần có biện pháp giảm phóng xạ, che chắn cho vùng bụng để thai nhi trong bụng mẹ an toàn, giảm tiếp xúc tối đa với tia bức xạ năng lượng cao.
2.4. Hạn chế chụp X-quang cho người suy giảm miễn dịch, mắc bệnh tim bẩm sinh
Những đối tượng này thường tích tụ phóng xạ lớn hơn, nguy cơ phơi nhiễm và ung thư cao hơn so với người có sức khỏe bình thường.
Người suy giảm miễn dịch có thể ảnh hưởng bởi tia X nhiều hơn
Như vậy, bài viết này MEDLATEC đã giải thích chi tiết phóng xạ từ tia X ảnh hưởng như thế nào cũng như các biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi tia năng lượng cao này. Hãy lưu ý chỉ chụp X-quang khi thực sự cần thiết và thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, thiết bị hiện đại cùng kỹ thuật viên của kinh nghiệm. Điều này giúp hạn chế tối đa lượng bức xạ cơ thể tiếp nhận.