Tình trạng viêm amidan 1 bên (thậm chí là cả 2 bên) xảy ra khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm amidan 1 bên, có các dấu hiệu nào giúp nhận biết tình trạng này? Dưới đây là những thông tin sẽ giúp chúng ta trả lời cho các thắc mắc nêu trên.
29/03/2022 | Người bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? 29/03/2022 | Viêm amidan có lây không - những lý giải cặn kẽ 26/03/2022 | Người bị viêm amidan uống thuốc gì để trị bệnh hiệu quả?
1. Viêm amidan 1 bên là do đâu?
Viêm amidan là khi amidan bị viêm nhiễm và tổn thương. Khi bộ phận này gặp tình trạng viêm như vậy sẽ có triệu chứng nóng đỏ và sưng đau, đa phần đó là hệ quả của những nguyên nhân sau:
-
Không vệ sinh sạch sẽ răng miệng: trong trường hợp bệnh nhân không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi ăn thì sẽ để lại nhiều thức ăn thừa, cặn và mảng bám trên răng. Lúc này vi khuẩn sẽ phát sinh và có thể làm viêm amidan, bên amidan nào càng có nhiều vi khuẩn thì khả năng viêm sẽ càng cao;
-
Do thời tiết: thời tiết thay đổi bất thường, đột ngột cũng là nguyên nhân gây viêm amidan. Cơ thể vào những ngày này sẽ bị giảm sức đề kháng và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm amidan 1 bên hoặc cả 2 bên;
-
Do cấu trúc amidan: bộ phận này có cấu trúc nhiều ngóc ngách nên dễ trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Thời gian vi khuẩn trú ngụ càng lâu thì amidan sẽ càng bị tổn thương và viêm nhiễm;
-
Những yếu tố khác: bệnh nhân ăn uống nhiều đồ lạnh, nước đá, đồ cay nóng, hút thuốc lá, hay uống rượu bia và đồ có cồn,... làm tổn thương amidan.
Uống nhiều nước đá, đồ lạnh sẽ khiến bạn dễ bị viêm amidan
2. Các triệu chứng cảnh báo tình trạng viêm amidan 1 bên
Để nhận biết tình trạng viêm amidan 1 bên thì bệnh nhân có thể quan sát qua gương. Điều này sẽ giúp phát hiện ra sự khác biệt của 2 bên amidan. Cụ thể là bên bị viêm sẽ có biểu hiện đỏ, sưng to, trên amidan có những mủ trắng li ti. Ngoài đặc điểm này thì bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng khác như:
-
Thường xuyên cảm thấy đau nhức đầu, khó ăn, chán ăn, sút cân và mệt mỏi;
-
Lưỡi trắng, miệng khô, hơi thở có mùi hôi, họng đỏ kèm theo tình trạng xung huyết;
-
Sốt nhẹ kéo dài, thậm chí còn bị sốt cao, nguy cơ co giật vô cùng nguy hiểm;
-
Sốt cao, cơ thể run rẩy, đau rát bên amidan bị viêm, nuốt vướng;
-
Ngáy hoặc gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này gặp nhiều ở trẻ nhỏ bị viêm amidan 1 bên.
3. Biến chứng có thể gặp phải khi bị viêm amidan 1 bên
Trong trường hợp viêm amidan diễn ra lâu ngày không được điều trị đúng cách thì bệnh nhân có thể sẽ bị viêm cả 2 bên. Từ viêm amidan cấp tính người bệnh chuyển sang bị viêm amidan mạn tính khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt viêm amidan hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sau:
-
Biến chứng tại chỗ: amidan bị viêm tấy, hình thành ổ áp xe gây đau buốt tai, khó há miệng và nhai nuốt thức ăn;
-
Biến chứng kề cận: nếu viêm amidan 1 bên xảy ra lâu ngày và không có phương pháp điều trị sẽ khiến vi khuẩn từ ổ viêm lan đến các cơ quan lân cận trong hệ Tai Mũi Họng gây viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang mũi,...;
-
Biến chứng toàn thân: khi viêm amidan 1 bên trở thành thể mạn tính thì có thể ảnh hưởng cả tới những cơ quan khác với các biến chứng nguy hiểm như thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp,...
Mô phỏng tình trạng viêm amidan
4. Một số biện pháp điều trị viêm amidan 1 bên
4.1. Các thuốc dùng trong điều trị viêm amidan 1 bên
Viêm amidan 1 bên có thể được điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y hoặc phẫu thuật cắt bỏ viêm amidan. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh và tính nghiêm trọng của ổ viêm bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện biện pháp điều trị phù hợp nhất. Trong đó điều trị bằng các loại thuốc Tây được xem là phương pháp hiệu quả được áp dụng phổ biến. Cụ thể:
-
Thuốc kháng viêm: giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do viêm amidan;
-
Thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ: bao gồm thuốc kháng sinh được điều chế theo dạng súc họng, xông họng hoặc viêm ngậm để xoa dịu hiện tượng sưng viêm, tấy đỏ niêm mạc họng khu vực viêm amidan;
-
Thuốc kháng sinh toàn thân: trong trường hợp bệnh nhân bị viêm amidan nặng do vi khuẩn thì cần dùng kháng sinh đường uống trong vài ngày theo chỉ định của bác sĩ;
-
Các loại thuốc khác: một số thuốc khác điều trị bổ trợ như thuốc giảm sốt, giảm đau, giảm ho và chống sưng cũng sẽ được kê đơn để nâng cao hiệu quả điều trị.
Thuốc Tây y là giải pháp phổ biến thường được áp dụng trong điều trị viêm amidan
Khi điều trị viêm amidan bằng các thuốc kháng sinh thì bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh tái phát hoặc nguy cơ viêm nặng hơn.
Còn đối với những người bị viêm amidan thể nhẹ thì có thể áp dụng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho hợp lý sẽ giúp triệu chứng của bệnh thuyên giảm trong thời gian ngắn mà chưa cần sử dụng đến kháng sinh để điều trị.
4.2. Những điều cần lưu ý khi điều trị viêm amidan 1 bên
Để phòng tránh nguy cơ viêm amidan tái phát nhiều lần khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng và tác động xấu đến sức khỏe, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh nên thực hiện các cách dưới đây:
-
Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho vùng cổ họng, hạn chế tình trạng khô niêm mạc họng tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi;
-
Hàng ngày nên súc miệng bằng nước muối loãng để sát khuẩn;
-
Hạn chế tiêu thụ những thức ăn có tính cay nóng vì sẽ kích thích tình trạng sưng viêm vùng cổ họng;
-
Không hút thuốc lá vì trong thuốc lá chứa các hóa chất dễ gây kích thích niêm mạc họng và càng làm tổn thương amidan nặng nề hơn;
-
Nghỉ ngơi hợp lý và có chế độ sinh hoạt khoa học, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Trẻ nhỏ rất dễ bị viêm amidan, do đó cha mẹ nên cho trẻ đi khám khi có các dấu hiệu của bệnh
Mong rằng thông qua bài viết trên đây bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng viêm amidan 1 bên và các cách điều trị, hạn chế các triệu chứng khó chịu của tình trạng này. Nếu bạn đang có các dấu hiệu của viêm amidan và bệnh không thuyên giảm sau khi đã điều trị tại nhà thì có thể đăng ký khám ngay tại Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.