Nhắm mắt nhưng không ngủ được là do đâu? Khắc phục thế nào? | Medlatec

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là do đâu? Khắc phục thế nào?

Mặc dù môi trường ngủ của bạn rất hoàn hảo tuy nhiên bạn cứ hễ đặt lưng xuống giường, nhắm mắt nhưng không ngủ được? Trên thực tế nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất nhiều, nó có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt, tuổi tác hay thậm chí là do bệnh lý. Để tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng nhắm mắt nhưng không ngủ được, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tham khảo thêm về các thông tin sau đây.


31/10/2022 | “Bỏ túi” một vài mẹo để phòng tránh tình trạng mất ngủ kéo dài?
22/09/2022 | Nên ăn gì chữa mất ngủ hiệu quả, an toàn và những lưu ý khác
14/09/2022 | Hiểu hơn về mất ngủ và tham khảo các loại thuốc trị mất ngủ an toàn

1. Dấu hiệu nhận biết chứng khó ngủ

Tương tự như thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, giấc ngủ cũng quan trọng không kém. Ngủ chính là hoạt động giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi. Đây là bản năng tự nhiên và cần thiết của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng có được thói quen ngủ lành mạnh và sau đây là một số dấu hiệu để nhận biết  một người bị mất ngủ:

  • Nhắm mắt nhưng không ngủ được, khó đi vào giấc ngủ;

  • Giấc ngủ chập chờn, mặc dù đã ngủ nhưng không sâu giấc, dễ bị tỉnh dậy giữa chừng và khó ngủ trở lại;

  • Sau mỗi lần thức giấc thấy cơ thể mệt mỏi, tư duy giảm sút, phản xạ kém và đau đầu nhiều;

  • Tỉnh dậy quá sớm, thời lượng giấc ngủ ngắn so với thời gian trung bình của một giấc ngủ đêm (7 - 8 tiếng);

  • Ban ngày có biểu hiện nguồn ngủ và mệt mỏi;

  • Tâm trạng thay đổi, thường xuyên lo lắng, cáu gắt hơn;

  • Nhanh quên, khó tập trung.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là dấu hiệu của tình trạng mất ngủ

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là dấu hiệu của tình trạng mất ngủ

Nếu bạn đang gặp phải các biểu hiện trên thì rất có khả năng bạn đã bị mắc chứng khó ngủ, mất ngủ và nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra vấn đề này.

2. Nhắm mắt nhưng không ngủ được - nguyên nhân là gì?

2.1. Do môi trường ngủ 

Môi trường ngủ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ. Hãy thay đổi môi trường ngủ của bạn nếu:

  • Không gian phòng ngủ khó thở, bí bách;

  • Nhiệt độ phòng không hợp lý, quá lạnh hoặc quá nóng;

  • Ánh sáng trong phòng quá chói gây khó chịu cho mắt;

  • Chăn ga, gối đệm không đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn;

  • Do xung quanh phòng ngủ quá ồn ào. 

2.2. Do thói quen sinh hoạt 

Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn nhắm mắt nhưng không ngủ được. Ví dụ như:

  • Nhịp sinh học thay đổi: ngủ trưa quá nhiều (từ 45 - 60 phút trở lên), thay đổi lịch trình công tác hoặc đi du lịch thường xuyên nên có sự chênh lệch giữa các múi giờ tại các khu vực địa lý khác nhau;

  • Thói quen sử dụng các thiết bị điện tử ngay trước giờ đi ngủ: ánh sáng xanh do các thiết bị này hắt ra sẽ kích thích não bộ hoạt động, giảm sản xuất melatonin (một loại hormone gây buồn ngủ). Ngoài ra ánh sáng xanh cũng không tốt cho mắt;

  • Ít hoạt động thể chất: việc lười vận động sẽ khiến cơ thể bạn trở nên trì trệ, uể oải và mệt mỏi. Điều này không hề tốt cho giấc ngủ của bạn;

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: 

  • Ăn nhiều chất béo: chất béo động vật sẽ khiến bộ máy trao đổi chất trong cơ thể phải tăng cường hoạt động nhiều hơn. Từ đó bạn sẽ có cảm giác bồn chồn, khát nước và khó đi vào giấc ngủ;

  • Ăn tối muộn và ăn no trước khi đi ngủ: nếu bữa tối bạn nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể sẽ gây khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng, thậm chí là trào ngược dạ dày dẫn đến khó ngủ;

  • Uống nhiều bia rượu, trà và cà phê: tuy rượu bia có thể khiến bạn dễ ngủ hơn nhưng lại làm tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể và chất lượng giấc ngủ cũng không được đảm bảo. Thường thì sau khi thức dậy sau một buổi tối uống nhiều bia rượu, mặc dù ngủ nhiều nhưng bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau đầu và nôn nao. Ngược lại, trong trà và cà phê lại chứa một lượng lớn cafein sẽ kích thích thần kinh và gây khó ngủ.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

2.3. Do tuổi tác

Khi tuổi càng cao thì sức khỏe cũng sẽ càng yếu đi, việc mất ngủ cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Lúc này tuyến yên sẽ giảm tiết HGH - một loại hormone tăng trưởng giúp phục hồi năng lượng cho cơ thể, tái tạo chất lượng giấc ngủ, nhờ đó bạn sẽ cảm thấy ngủ ngon hơn. 

Đối với những người ngoài 60 tuổi, hormone HGH sẽ giảm đi rất nhiều so với người trẻ tuổi, vì vậy tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được là tình trạng xảy ra rất thường xuyên ở người lớn tuổi. 

2.4. Do vấn đề bệnh lý 

Mất ngủ cũng có thể là tín hiệu cảnh báo nguy cơ bạn đã gặp phải một vấn đề nào đó về sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Bệnh dị ứng;

  • Bệnh tim mạch;

  • Bệnh viêm khớp;

  • Trào ngược dạ dày thực quản;

  • Bệnh về tuyến giáp;

  • Bệnh hen suyễn;

  • Nội tiết tố thay đổi ở những phụ nữ giai đoạn mãn kinh;

  • Các bệnh liên quan tới giấc ngủ: mộng du, hoảng sợ hoặc ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân bồn chồn,...;

  • Bệnh lý về tâm thần, thần kinh: rối loạn lo âu, trầm cảm, stress, suy nhược thần kinh, sang chấn tâm lý,...

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc điều trị hen suyễn,...

3. Nhắm mắt nhưng không ngủ được ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? 

Khi giấc ngủ bị ảnh hưởng thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác và đây là tác động tương ứng qua lại lẫn nhau. Ví dụ stress gây mất ngủ, và khi bị mất ngủ thì người bệnh sẽ lại càng bị stress. Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi cơ quan trong cơ thể. Nếu không được nghỉ ngơi và phục hồi thông qua một giấc ngủ chất lượng, người bệnh có nguy cơ sẽ phải đối mặt với những hệ lụy sau:

  • Tăng huyết áp;

  • Tăng cân;

  • Da kém đàn hồi, lão hóa nhanh, nổi mụn và nhiều nếp nhăn;

  • Trí nhớ suy giảm;

  • Mất tập trung, năng suất lao động suy giảm;

  • Gia tăng các vấn đề về tim mạch và hệ thần kinh;

  • Trầm cảm, rối loạn sức khỏe tâm thần.

4. Những cách giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

Nếu bạn gặp phải tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được trong thời gian dài thì có thể đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp cải thiện. dưới đây là một số lời khuyên để bạn có được giấc ngủ chất lượng hơn:

4.1. Thay đổi không gian ngủ và thói quen sinh hoạt

Nếu môi trường ngủ của bạn gặp phải các vấn đề như đã nêu bên trên thì hãy cố gắng thay đổi nó, ví dụ như: sử dụng bộ chăn ga gối đệm có kết cấu và chất liệu thoải mái hơn, giảm ánh sáng khi đi ngủ, đeo tai nghe chống ồn, dùng bịt mắt, lắp cửa thông gió, điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho phù hợp hơn,...

Ngoài ra việc thay đổi thói quen sinh hoạt kém lành mạnh cũng rất quan trọng. Hãy cắt giảm lượng chất béo hàng ngày, uống đủ nước, tăng cường chất xơ, giảm thời gian ngủ trưa xuống còn 30 phút/ngày, đừng ăn quá no vào bữa tối, tránh uống trà/cà phê/bia rượu hay trước thời gian đi ngủ,...

Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt và không gian ngủ khi bạn có dấu hiệu mất ngủ

Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt và không gian ngủ khi bạn có dấu hiệu mất ngủ

4.2. Cải thiện giấc ngủ bằng thuốc

Nếu nguyên nhân khiến bạn nhắm mắt nhưng không ngủ được là do bệnh lý (bệnh tiểu đường, xương khớp, thần kinh,...) thì hãy điều trị theo phác đồ của bác sĩ, kiểm soát tốt các bệnh lý này sẽ giúp khắc phục đáng kể tình trạng mất ngủ. 

Trong trường hợp mất ngủ là do trầm cảm, lo âu, stress thì bác sĩ có thể kê các loại thuốc an thần, đồng thời tư vấn điều trị tâm lý để cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.

4.3. Liệu pháp tâm lý

Phương pháp này giúp bệnh nhân được thư giãn, thoải mái hơn về tinh thần và nâng cao chất lượng giấc ngủ, bao gồm massage, thiền định, yoga, ngâm chân trong nước ấm,... Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà mỗi ngày và rất hữu ích cho những ai bị mất ngủ mạn tính.

Trên đây là những chia sẻ của MEDLATEC về tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được. Đây là hiện tượng rất nhiều người gặp phải, nhất là trong thời đại phát triển như xã hội hiện nay với nhiều yếu tố có thể gây mất ngủ thường trực bên mỗi người. Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn và cách điều trị chứng mất ngủ, bạn có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp