Liệt dây thần kinh số 4 sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhìn của bệnh nhân, về lâu về dài, gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm. Để ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh, chúng ta nên nắm được nguyên nhân khiến dây thần kinh số 4 bị liệt, từ đó chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và bạn bè xung quanh. Mời các bạn cùng tham khảo một số lý do gây liệt cho dây thần kinh số 4 trong bài viết này.
15/04/2023 | Bệnh liệt dây thần kinh số 3: Triệu chứng và cách điều trị 11/04/2023 | Viêm dây thần kinh tủy và những điều cần lưu ý 06/03/2023 | U dây thần kinh thính giác là bệnh gì, điều trị như thế nào? 08/02/2023 | 12 dây thần kinh sọ: cấu tạo và những bệnh lý thường gặp
1. Liệt dây thần kinh số 4
Dây thần kinh số 4 thường được biết tới với tên gọi là dây thần kinh ròng rọc. Nhiệm vụ chính của chúng là đảm bảo khả năng di chuyển xuống dưới, ra ngoài của đôi mắt, nhờ vậy con người có tầm nhìn rộng và linh hoạt hơn. Về cấu tạo, dây thần kinh số 4 kéo từ cuống đại não trước tới xoang tĩnh mạch hang, khe ổ mắt…
Liệt dây thần kinh số 4 gây ảnh hưởng tới khả năng nhìn của bệnh nhân
Nếu không may bị liệt dây thần kinh số 4, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn đưa mắt nhìn thấp xuống phía dưới. Lúc này, khả năng vận động nhãn cầu của người bệnh có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt là khi bệnh nhân muốn nhãn cầu di chuyển lên phía trên.
Nhìn chung, người bệnh không thể chủ quan trước các dạng liệt vận nhãn, bao gồm tình trạng liệt ở dây thần kinh số 4. Theo nhiều số liệu thống kê, bệnh có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính.
2. Lý do khiến bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 4
Nguyên nhân gây tình trạng liệt dây thần kinh số 4 là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dựa trên thông tin này, chúng ta sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng tới khả năng nhìn. Thực tế, dây thần kinh số 4 có thể rơi vào trạng thái liệt vì nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như: do gen di truyền, do chấn thương hoặc biến chứng của nhiều bệnh lý,…
Đối với trẻ sơ sinh, đa phần các trường hợp đều mắc bệnh bẩm sinh. Trong vòng 6 tháng đầu, cha mẹ nên chú ý theo dõi mắt của bé, nếu có những dấu hiệu bất thường, phụ huynh cần cho bé đi kiểm tra kịp thời. Thông thường, triệu chứng bệnh liệt dây thần kinh sọ số 4 bẩm sinh sẽ xuất hiện sớm. Nếu may mắn phát hiện, chữa trị kịp thời, sức khỏe của bé sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực.
Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh liệt dây thần kinh số 4 có yếu tố di truyền. Trong gia đình bạn từng có người thân mắc bệnh thì những thành viên còn lại nên thận trọng, thường xuyên đi kiểm tra mắt và hoạt động của các dây thần kinh.
Chấn thương não bộ là nguyên nhân gây liệt dây thần kinh
Dây thần kinh số 4 có thể bị liệt sau khi bệnh nhân gặp phải chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu. Tốt nhất, sau khi bị chấn thương sọ não hoặc đầu, nạn nhân nên tới các cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm, kiểm tra và xác định mức độ tổn thương. Nếu chủ quan và không phát hiện sớm chấn thương não bộ, sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh có nguy cơ bị đe dọa.
Trong một số trường hợp, liệt dây thần kinh được cho là biến chứng của các bệnh lý, ví dụ như bệnh tiểu đường, các dạng bệnh về não: xuất huyết não hoặc u não,… Bên cạnh đó, người mắc bệnh phình động mạch hoặc zona mắt cũng phải cẩn thận, bởi vì họ là đối tượng có nguy cơ cao bị liệt dây thần kinh sọ não số 4.
Thậm chí, nhiều bệnh nhân sau khi phẫu thuật thần kinh cũng được chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 4. Để hạn chế rủi ro trong phẫu thuật, người bệnh cần điều trị tại những đơn vị uy tín, bác sĩ có chuyên môn vững chắc.
3. Triệu chứng cảnh báo tình trạng liệt dây thần kinh sọ não số 4
Vậy người bị liệt dây thần kinh sọ não thứ 4 sẽ phải đối mặt với triệu chứng như thế nào? Bệnh nhân có thể bị liệt một hoặc cả hai bên mắt, lúc này triệu chứng có một chút khác biệt.
Biểu hiện của liệt dây thần kinh số 4 dễ thấy nhất là ở mắt
Với người bệnh liệt một bên dây thần kinh số 4, triệu chứng thường gặp nhất là mắt của bệnh nhân lác lên trên. Chúng ta sẽ nhìn rõ tình trạng mắt lác khi người bệnh liếc nhìn. Kèm theo đó, đầu của bệnh nhân có xu hướng nghiêng về phía mắt không bị liệt, cằm hạ thấp.
Với bệnh nhân liệt cả hai bên dây thần kinh số 4, biểu hiện lác mắt thường không rõ ràng, đồng thời họ ít khi nghiêng đầu về một phía giống như trường hợp liệt một bên dây thần kinh. Nhìn chung, triệu chứng liệt dây thần kinh số 4 chủ yếu là các triệu chứng không điển hình. Người bệnh cần đi khám, theo dõi một thời gian để có thể phát hiện cũng như điều trị bệnh theo phác đồ hợp lý nhất.
4. Kinh nghiệm xử lý tình trạng liệt dây thần kinh sọ não thứ 4
Như đã phân tích ở trên, nếu không theo dõi kỹ, bệnh nhân rất khó phát hiện tình trạng liệt dây thần kinh sọ não thứ 4. Khi phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ xử lý tình trạng liệt dây thần kinh theo hướng nào?
Phẫu thuật là phương án điều trị tối ưu nhất
Cách điều trị tình trạng liệt dây thần kinh số 4 phụ thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân mắc bệnh. Những bệnh nhân bị liệt dây thần kinh sau khi gặp chấn thương hoặc mắc bệnh bẩm sinh sẽ được ưu tiên điều trị phục hồi. Thời gian điều trị thường kéo dài khoảng từ 4 - 6 tháng. Cụ thể, người mắc bệnh bẩm sinh được điều trị theo phương pháp bù trừ liệt hậu đắc, còn bệnh nhân bị chấn thương dẫn tới liệt dây thần kinh sẽ được chữa trị, phục hồi liệt hậu đắc.
Nếu người bệnh có các triệu chứng như lác mắt, bác sĩ có thể nghiên cứu và chỉ định tiến hành phẫu thuật. Ngày nay, hai phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là: làm yếu cơ chéo dưới, hoặc gấp gân cơ chéo trên. Tùy vào tình trạng liệt của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ xác định phương pháp phẫu thuật phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.
Nếu bệnh nhân có nhu cầu xét nghiệm phát hiện nguy cơ liệt dây thần kinh số 4, bạn có thể tới Hệ thống Y tế MEDLATEC để thực hiện. MEDLATEC hiện đang sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Không những vậy, MEDLATEC còn là cơ sở y tế đầu tiên ở Việt Nam được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng CAP sau khi xây dựng phòng LAB theo tiêu chuẩn quốc tế. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi và hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại.
Hệ thống Y tế MEDLATEC cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao
Mong rằng qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu và cảnh giác hơn với tình trạng liệt dây thần kinh số 4. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bệnh nhân điều trị theo phác đồ phù hợp, giúp phục hồi sức khỏe nhanh nhất. Để đặt lịch khám, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.