Buồn ngủ do thiếu ngủ, ngủ quá ít là hiện tượng rất bình thường nhưng thường xuyên trong trạng thái buồn ngủ bất kể thời điểm và kéo dài thì cần phải cảnh giác bởi nó có thể là tín hiệu bất thường về sức khỏe. Vậy hay buồn ngủ là bệnh gì, bài viết sau sẽ cùng bạn đi tìm lời giải cho băn khoăn này.
19/08/2022 | Trước khi dùng thuốc ngủ thảo dược bạn cần biết điều này 16/08/2022 | Tư thế ngủ cho người thiếu máu não giúp cải thiện bệnh tốt nhất! 09/08/2022 | Ngủ dậy đau đầu do đâu và làm sao để khắc phục?
1. Hay buồn ngủ là bệnh gì?
1.1. Buồn ngủ như thế nào là bất thường?
Buồn ngủ là trạng thái sinh lý bình thường nhằm thúc giục cơ thể đi vào giấc ngủ để được nghỉ ngơi. Bình thường, mỗi người cần ngủ 6 - 9 giờ mỗi ngày và tùy vào độ tuổi và giai đoạn trong cuộc đời mà thời lượng ngủ phù hợp sẽ có sự khác nhau.
Thường xuyên buồn ngủ trong mọi thời điểm và kéo dài lâu ngày là tín hiệu bất thường về sức khỏe
Tuy nhiên, nếu tình trạng buồn ngủ diễn ra thường xuyên, trong suốt một thời gian dài, chi phối đến chất lượng công việc và cuộc sống thì nó là một tín hiệu bất thường của cơ thể. Buồn ngủ không phải là rối loạn mà nó là triệu chứng thể hiện do những nguyên nhân nào đó bắt nguồn từ vấn đề về sức khỏe.
1.2. Thường xuyên buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Vậy khi hay buồn ngủ là bệnh gì? Những bệnh lý dưới đây có thể là nguồn cơn gây ra tình trạng buồn ngủ thường xuyên và kéo dài:
- Tuyến giáp suy giảm
Tuyến giáp giữ nhiệm vụ chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng, điều khiển trao đổi chất. Vì thế khi tuyến này hoạt động kém thì rất dễ gây ra tình trạng uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ.
- Bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường cũng rất hay xuất hiện dấu hiệu thèm ngủ, mệt mỏi triền miên.
- Bệnh trầm cảm
Trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến cách ngủ, ăn, cảm nhận về bản thân và những người khác. Hay buồn ngủ là bệnh gì trong trường hợp này được lý giải là do không điều trị trầm cảm nên người bệnh sẽ có cảm giác buồn ngủ kéo dài trong suốt thời gian dài, năng lượng suy giảm, thói quen thay đổi, có vấn đề về trí nhớ, dễ suy nghĩ tiêu cực và có cảm xúc tuyệt vọng,...
- Bị mất ngủ kinh niên
Những người bị mắc bệnh này thường hay buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại rất khó hoặc thậm chí không thể ngủ được vào ban đêm. Nhiều trường hợp mắc bệnh ở mức nghiêm trọng khiến cho sức khỏe kiệt quệ, hệ thần kinh và não bộ chịu nhiều ảnh hưởng.
Viêm khớp dạng thấp có thể gây nên tình trạng buồn ngủ và thèm ngủ
- Bệnh viêm khớp dạng thấp
Khi hệ thống miễn dịch chống lại chính nó và tấn công khớp khỏe mạnh sẽ gây ra viêm khớp dạng thấp. Đôi khi bệnh còn khiến cho xương và sụn không còn khả năng hồi phục. Người mắc bệnh lý này thường rất thèm ngủ, đau khớp, thiếu hụt năng lượng và rất mệt mỏi.
- Bị thiếu máu
Khi bị thiếu máu, hệ thần kinh và não bộ sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì trạng thái hoạt động bình thường. Kết quả sinh ra từ đó là tình trạng hay buồn ngủ, mệt mỏi, chậm chạp, tập trung kém,...
- Bệnh gan
Khi gan bị tổn thương hoạt động của nó sẽ bị ảnh hưởng nên không có khả năng sản xuất khoáng chất và dự trữ vitamin; không thể sản xuất ra protein mới cho cơ thể và khi cần thiết nó cũng không thể nhanh chóng tạo ra năng lượng nữa. Vì thế, người bị mắc bệnh về gan dễ cảm thấy buồn ngủ trong mọi thời điểm.
- Bệnh tim
Khi băn khoăn hay buồn ngủ là bệnh gì bạn cũng có thể nghĩ đến bệnh tim vì buồn ngủ, mất sức, mệt mỏi cũng là một trong các triệu chứng của bệnh lý này. Khi mắc bệnh lý về tim, chất thải từ quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong mô, tuần hoàn máu không được lưu thông, kết quả là thần kinh bị ức chế và sinh ra mệt mỏi. Cần lưu ý rằng buồn ngủ thường xuyên do bệnh tim không có tính đặc thù nên rất khó để phân biệt với triệu chứng được gây ra bởi những bệnh khác.
2. Một số cách giúp chống lại cơn buồn ngủ
Về cơ bản, muốn chấm dứt tình trạng buồn ngủ trong suốt thời gian dài thì cần phải tìm ra được nguyên nhân hay buồn ngủ là bệnh gì. Để đạt được mục đích ấy bạn cần thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa và áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp.
Thăm khám bác sĩ giúp tìm ra nguyên nhân hay buồn ngủ là bệnh gì để có biện pháp điều trị phù hợp
Ngoài ra, một số cách sau có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng buồn ngủ triền miên:
- Tạo môi trường ngủ tốt
Muốn có một giấc ngủ chất lượng thì cần phải bắt đầu giấc ngủ vào khoảng 10 - 11 giờ và khi đi ngủ cần tắt ánh đèn để có một không gian tối, ánh sáng không chiếu vào mắt. Ngoài ra, trước khi ngủ bạn cũng có thể nghe bản nhạc nhẹ để thư giãn não bộ từ đó giúp giấc ngủ đến nhanh hơn. Một số trường hợp khó ngủ cũng có thể do thiếu vật dụng quen thuộc, dùng gối ngủ không phù hợp,... Vì thế, bạn cũng nên tìm hiểu để cải thiện vấn đề này.
- Vận động thường xuyên
Nếu ban ngày bạn vận động thường xuyên thì năng lượng sẽ được tiêu hao nhiều hơn, cơ bắp có điều kiện hoạt động nhiều nên dễ mỏi. Kết quả là cảm giác buồn ngủ vào buổi tối sẽ đến dễ dàng hơn.
- Ăn sáng đầy đủ, ăn trưa nhẹ nhàng
Những người hay bỏ bữa sáng thường hay lờ đờ trong suốt một ngày vì bị thiếu năng lượng. Mặt khác, buổi sáng là thời gian cơ thể đã trải qua một khoảng thời gian dài không được cung cấp năng lượng do có giấc ngủ đêm nên cần được cung cấp lại nguồn năng lượng đã mất. Vì thế, duy trì thói quen ăn sáng với đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể để bạn không cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.
- Cần có thời gian ngủ trưa
Dù chỉ có thể ngủ trưa một giấc ngắn khoảng 10 - 15 phút thì cũng nên tận dụng để ngủ vì nó sẽ giúp cơ thể được khôi phục lại năng lượng và có tinh thần để hoạt động trong thời gian kế tiếp, nhờ đó mà cảm giác buồn ngủ cũng sẽ được giảm tối đa.
- Ăn ít đường
Đường giúp kích thích hệ thần kinh tạm thời vì nó có thể khiến bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực trong một khoảng thời gian nhưng sau đó nó sẽ càng khiến bạn buồn ngủ và uể oải. Do đó, khi cảm thấy mất năng lượng trong suốt một ngày dài và hay buồn ngủ thì nên xem xét để cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày.
Nói tóm lại, khi tình trạng buồn ngủ diễn ra thường xuyên và kéo dài nhiều ngày liền thì bạn không nên chủ quan. Việc bạn cần làm lúc này là đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để biết được hay buồn ngủ là bệnh gì. Có như vậy bạn mới biết được tình trạng sức khỏe của mình và có cách ứng xử phù hợp để bảo vệ tốt cho sức khỏe.