Điểm danh những “thủ phạm” gây chuột rút và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả | Medlatec

Điểm danh những “thủ phạm” gây chuột rút và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Chuột rút khiến bệnh nhân cảm thấy đau đột ngột và không thể cử động trong một thời gian ngắn. Vậy những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này và có cách nào để khắc phục và phòng ngừa hiệu quả hay không?


23/07/2022 | Chia sẻ kinh nghiệm: người già bị chuột rút nên ăn gì?
26/02/2022 | Những ai có nguy cơ bị chuột rút khi ngủ? Nguyên nhân và cách khắc phục
02/12/2021 | Chuột rút bắp chân xảy ra như thế nào và cách khắc phục
11/03/2021 | Bị chuột rút khi mang thai, mẹ bầu nên làm gì để cải thiện?

1. Chuột rút là gì? Có nguy hiểm không?

Hiện tượng chuột rút thường xảy ra ở đùi, bắp chân hoặc bàn chân. Trong đó, bắp chân là vùng dễ bị nhất vì phải chịu nhiều áp lực của cơ thể và bị ảnh hưởng nhiều từ các tư thế làm việc, vận động. 

Chuột rút có thể xảy ra trong khi vận động

Chuột rút có thể xảy ra trong khi vận động

Đây là tình trạng các cơn co thắt cơ mạnh và đột ngột, thậm chí có thể nhìn thấy rõ vùng cơ nổi hẳn trên bề mặt da, khiến người bệnh có cảm giác đau và không thể cử động trong vài giây hoặc vài phút. Sau đó, cơn đau sẽ biến mất hoàn toàn. 

Hiện tượng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, có thể trong hay ngay sau khi vận động, hoặc có thể xuất hiện ở cả những trường hợp đang ngủ khiến bệnh nhân tỉnh giấc. Người cao tuổi và bà bầu chính là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. 

Đa số những trường hợp bị chuột rút đều không đáng lo ngại. Chỉ với một số biện pháp chăm sóc tại nhà cũng có thể cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh khá hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nhân, chuột rút trở nên nghiêm trọng khi: 

- Xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như sưng tấy, đỏ ửng, thay đổi màu da, yếu cơ,..

- Dù đã được áp dụng một số biện pháp khắc phục khi bị chuột rút như chườm ấm, xoa bóp nhưng bệnh nhân vẫn có cảm giác đau đớn. 

- Hiện tượng chuột rút xảy ra liên tục và thường xuyên, nhất là vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, lâu dài có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 

- Với những trường hợp đang vận động, chơi thể thao, chạy bộ, lái xe, điều khiển máy móc,… mà gặp phải tình trạng chuột rút có thể gây tai nạn. Chính vì thế, cần khởi động kỹ trước khi luyện tập để tránh gặp phải những tình huống xấu nhất do chuột rút. 

2. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút: 

Vận động với cường độ cao kéo dài

Đây là tình trạng rất phổ biến ở các trường hợp phải thường xuyên vận động quá sức hoặc các vận động viên thể thao. Khi cơ thể phải vận động trong một thời gian dài với cường độ cao, các cơ bắp sẽ phải gắng sức liên tục, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, mỏi cơ, tích tụ Acid lactic ở cơ bắp khiến cho tín hiệu giữa cơ bắp với các dây thần kinh không còn hiệu quả, nhanh nhạy. Cuối cùng có thể gây ra chứng chuột rút. 

Bệnh nhân có thể bị chuột rút ngay trong khi đang vận động, tập luyện. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị chuột rút sau vận động nhiều giờ. Trong đó, vùng đùi và bắp chân là hai vị trí dễ bị chuột rút do vận động quá sức. 

Chấn thương cơ

Nếu vì một lý do nào đó dẫn tới chất thương cơ, cơ sẽ co thắt lại, giảm thiểu chuyển động. Đây giống như một cơ chế bảo vệ để tránh tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, chấn thương cơ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chuột rút. 

Mỏi cơ

Một số trường hợp đứng, ngồi hoặc nằm quá lâu dẫn đến mỏi cơ và cuối cùng là gây chuột rút. 

Thiếu Natri

Nếu không bổ sung đủ Natri trong chế độ ăn hoặc do bệnh lý, cơ thể sẽ có nguy cơ bị mất nước và chuột rút. Bên cạnh đó, một số bệnh lý khiến cho dịch tích tụ ở khoang bụng hoặc các trường hợp đang trong quá trình chạy thận cũng có thể thường xuyên gặp phải tình trạng chuột rút. 

Thiếu hụt Canxi, Magie và Kali

Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ Canxi, Magie và Kali sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ và mô thần kinh và gây ra chuột rút. 

Chuột rút thường gặp ở phụ nữ đang mang thai

Chuột rút thường gặp ở phụ nữ đang mang thai

Do mang thai

Ở các bà bầu do khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thường tăng lên gấp nhiều lần. Nếu chế độ ăn không được bổ sung đầy đủ thì mẹ bầu rất dễ gặp phải tình trạng thiếu hụt các chất như Canxi, Magie,… từ đó dẫn tới tình trạng chuột rút. 

Đến những tháng cuối, thai nhi phát triển mạnh, dễ gây chèn ép lên mạch máu, cơ và xương phải chịu áp lực lớn, nhất là phần chi dưới. Cũng chính vì thế, mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức và chuột rút.

Mất nước

Mất nước có thể làm tăng nguy cơ chuột rút. Mất nước có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do bị sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa nhiều hoặc do thời tiết nóng bức khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi nhưng lại không được bổ sung đủ nước. 

Một số bệnh lý

Một số trường hợp thường xuyên bị chuột rút có thể là do các bệnh về rối loạn tuần hoàn máu, có thể kể đến như thiếu máu, bệnh về tim mạch hay huyết áp, suy thận,…

Do một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng, trong đó bao gồm tình trạng chuột rút. Nếu bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai, thuốc có nguy cơ làm giảm lượng Magie và Kali thì cũng cần thận trọng với tình trạng chuột rút. 

3. Một số phương pháp giúp khắc phục và phòng ngừa bệnh

Khi đã xác định được nguyên nhân gây chuột rút thì bạn có thể khắc phục bệnh một cách hiệu quả và phù hợp. 

Xoa bóp chân để cải thiện tình trạng chuột rút

Xoa bóp chân để cải thiện tình trạng chuột rút

Dưới đây là một số gợi ý: 

  • Đi bộ nhẹ nhàng.

  • Xoa bóp vị trí bị chuột rút. 

  • Có thể thực hiện một số bài kéo căng cơ chân. 

  • Chườm nóng để cơ được thư giãn.

  • Điều trị bằng cách khắc phục theo từng nguyên nhân cụ thể. 

Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần lưu ý những điều sau: 

- Nên uống đủ nước mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày, nên bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước. 

- Nên khởi động kỹ trước khi tập luyện, tập thể dục thường xuyên, đặc biệt nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng cho đôi chân trước khi ngủ. 

Khởi động kỹ trước khi tập luyện để tránh nguy cơ chuột rút

Khởi động kỹ trước khi tập luyện để tránh nguy cơ chuột rút

- Bổ sung đa dạng thực phẩm để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất. 

- Kiểm soát căng thẳng, luôn giữ tinh thần vui tươi, thoải mái. 

Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về chuột rút, cũng như cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng này hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết hơn hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC sẽ hướng dẫn trực tiếp cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp