Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng? | Medlatec

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.


04/09/2021 | Điểm danh 8 triệu chứng đau cơ xơ hóa điển hình nhất
23/12/2020 | Tập gym bị đau cơ và cách giảm đau hiệu quả
14/12/2020 | Tập gym bị đau cơ có nên tập tiếp và cách để giảm đau

1. Nguyên nhân dẫn đến đau cơ

Đau nhức cơ xảy khi một nhóm cơ ở bắp tay, bắp chân gặp phải tình trạng co rút hoặc đau nhức. Điều này có thể xảy ra ở một hay nhiều vị trí khác nhau, nếu chỉ ở mức độ nhẹ thì sẽ không gây quá nhiều khó chịu nhưng nếu đau nặng thì bệnh nhân sẽ không thể vận động bình thường được. 

Nguyên nhân dẫn đến đau cơ thường là do:

  • Do tập luyện thể lực hoặc lao động quá mức: những lúc như vậy cơ bắp sẽ bị hoạt động quá tải, cơ thể bị thiếu hụt oxy và cần chuyển hóa yếm khí để được nạp thêm năng lượng. Tuy nhiên những chất này lại chính là các tác nhân gây đau cơ và khi bạn vận động thể chất quá mức sẽ tự gây ra các tổn thương cho cơ như bong gân, căng cơ và đau cơ;

  • Do mệt mỏi, căng thẳng: tinh thần căng thẳng sẽ kích thích hệ thần kinh sản sinh ra một loại hormone khiến các bó cơ bị căng lên. Tốc độ lưu thông của hệ tuần hoàn khi cơ thể bị căng thẳng cũng bị giảm sút đáng kể nên máu và oxy tới các tế bào cũng giảm theo. Đó là lý do vì sao căng thẳng gây đau nhức cơ;

  • Nhiễm trùng cơ do vi khuẩn: triệu chứng của hiện tượng này là sưng, nóng sốt, đau cơ;

  • Nhiễm phải virus: bệnh nhân bị cảm lạnh, cảm cúm, sốt xuất huyết do nhiễm virus cũng có biểu hiện là đau nhức cơ toàn thân;

  • Mắc phải các bệnh về cơ xương khớp:

  • Viêm khớp: bệnh lý này sẽ làm co rút và đau các cơ;

  • Thoái hóa khớp: khiến các cơ xung quanh vùng thoái hóa bị đau và co rút. Triệu chứng sẽ nặng thêm khi bệnh nhân vận động, đỡ hơn khi nghỉ ngơi và thường xảy ra ở những vị trí như cột sống cổ, khớp gối và cột sống thắt lưng;

  • Đau cơ xơ: cơn đau do đau cơ xơ có thể gặp ở mọi vị trí trên cơ thể. Bệnh nhân sẽ bị mất ngủ, mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm nhưng kiểm tra cơ xương khớp lại không phát hiện tổn thương thực thể. 

Tập luyện quá mức là một trong những nguyên nhân gây đau cơ

Tập luyện quá mức là một trong những nguyên nhân gây đau cơ

2. Đau cơ uống thuốc gì?

Để giảm thiểu triệu chứng đau cơ thì bệnh nhân có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, từ chườm lạnh, nghỉ ngơi hợp lý, dùng băng ép,... cho tới sử dụng thuốc. Thông thường nếu nguyên nhân gây đau cơ là do vận động thì nghỉ ngơi sẽ giúp cải thiện triệu chứng, còn nguyên nhân do bệnh lý thì thuốc mới là biện pháp tối ưu. 

Sau đây là các nhóm thuốc thường được áp dụng trong điều trị đau cơ:

2.1. Nhóm thuốc giảm đau

Nhóm thuốc này có tác dụng từ nhẹ đến mạnh, bao gồm:

  • Paracetamol: có tác dụng giảm đau, hạ sốt có hiệu quả đối với những cơn đau từ nhẹ đến vừa, vị trí đau lưng dưới hoặc đau căng cơ. Khi dùng thuốc cần chú ý về khoảng cách giữa các liều, mỗi liều nên cách ít nhất từ 4 - 6 tiếng;

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): các thuốc thuộc nhóm này bao gồm naproxen, ibuprofen, aspirin,... Nhóm thuốc kê đơn là meloxicam, diclofenac, celecoxib,... với công dụng chung là hạ sốt, chống viêm và giảm đau. Cơ chế hoạt động của thuốc là giảm nhẹ triệu chứng viêm, hạ sốt và giảm đau. Thuốc phát huy hiệu quả đối với những trường hợp đau cơ do viêm khớp, hoạt động quá độ, thoái hóa khớp,... các thuốc này còn có tác dụng phụ là viêm loét dạ dày, đột quỵ nên cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa;

  • Thuốc corticosteroid: thuốc nhóm kháng viêm steroid, tác dụng mạnh dùng cho trường hợp đau cơ nặng, đau do bệnh lý tự miễn và các thuốc NSAID đã dùng không đem lại hiệu quả. Nhưng quá trình dùng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ do có thể xảy ra những phản ứng không mong muốn như đau bụng, loãng xương, giảm sức đề kháng, suy tuyến thượng thận, lông rậm,...;

  • Nhóm thuốc Opioids: thuộc nhóm thuốc có tác dụng mạnh trong giảm đau cơ, dành cho những trường hợp bị đau cơ nghiêm trọng. Thuốc có thể tác động đến nhịp thở và nhịp tim, gồm các thuốc như fentanyl, morphine,... Thuốc có thể gây buồn nôn, buồn ngủ, táo bón, làm chậm nhịp thở và nhịp tim. Nguy cơ nghiện thuốc rất cao nên cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Nhóm thuốc giảm đau sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau cơ

Nhóm thuốc giảm đau sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau cơ

2.2. Nhóm thuốc giãn cơ

Đau cơ uống thuốc gì? Bên cạnh những thuốc giảm đau nêu trên thì nhóm thuốc giãn cơ cũng được sử dụng kết hợp để giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng đau cơ. Thuốc có khả năng tác động đến hệ thần kinh trung ương và làm giãn cơ, được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ, co thắt cơ vân, đau cổ cấp, đau cơ do thoái hóa khớp. Các thuốc thuộc nhóm giãn cơ bao gồm myonal, cyclobenzaprine, baclofen,...

3. Các biện pháp giảm đau cơ không dùng thuốc

Ngoài các loại thuốc giảm đau cơ đã nêu thì người bệnh cũng nên kết hợp với các phương pháp giảm đau không cần dùng thuốc sau để nhanh chóng cải thiện tình trạng đau cơ:

  • Nghỉ ngơi khi cơ bắp còn đau, không nên tiếp tục vận động quá nhiều;

  • Nếu bạn bị đau cơ do tập luyện quá mức thì có thể áp dụng nguyên tắc: nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và nâng cao vị trí tổn thương. Đối với bước chườm mát thì hãy bọc đá vào một chiếc khăn hoặc dùng túi chườm lạnh y tế, sau đó chườm lên chỗ bị đau, không trực tiếp áp đá lạnh vào vùng đau cơ. Nếu bị đau cơ lâu ngày thì nên xoa bóp và chườm ấm vùng bị đau;

  • Châm cứu: áp dụng cho bệnh nhân bị viêm khớp, thoái hóa khớp, đau cổ cấp.

Để phòng ngừa sự xuất hiện của các cơn đau cơ, bạn có thể thực hiện các biện pháp như dưới đây:

  • Thường xuyên tập thể dục vừa sức, điều này sẽ giúp cải thiện hệ tuần hoàn, nâng cao sức khỏe tim mạch và thể trạng;

  • Trước khi tập luyện nên khởi động kỹ các cơ;

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thực đơn ăn uống hàng ngày, bao gồm các nhóm vitamin và khoáng chất như vitamin B, magie, kali, protein,...;

  • Hạn chế lo âu căng thẳng.

Thường xuyên tập thể dục vừa sức sẽ giúp giảm chứng đau cơ

Thường xuyên tập thể dục vừa sức sẽ giúp giảm chứng đau cơ

Như vậy đối với câu hỏi đau cơ uống thuốc gì thì bài viết nêu trên đã giúp bạn trả lời cho thắc mắc này. Nhìn chung việc dùng thuốc giảm đau và giãn cơ cần phải có sự hướng dẫn và giám sát từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc. 

Để được tư vấn và giải đáp các vấn đề liên quan đến sức khỏe hệ cơ xương khớp, bạn có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch khám cùng các chuyên gia Cơ xương khớp ngay hôm nay.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp