Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
10/05/2023 | Đau cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 26/04/2023 | Chụp x quang toàn bộ cột sống để làm gì? 10/04/2023 | Giải phẫu cột sống và những điều cần lưu ý
1. Vai trò của cột sống lưng
Xương cột sống bình thường nhìn từ trên xuống sẽ có hình dạng giống như chữ “S”. Kết cấu này có tác dụng phân bổ trọng lượng của cơ thể và giữ thăng bằng trong mọi hoàn cảnh.
-
Xương sống đảm nhiệm những vai trò quan trọng bao gồm:
-
Bảo vệ tủy sống và cấu trúc cơ thể, kiểm soát mọi hoạt động hàng ngày.
-
Xương cột sống đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng.
-
Cho phép cơ thể chuyển động ở mọi tư thế như uốn cong, xoay,...
Cột sống lưng bắt đầu từ cuối xương chẩm đến đầu xương cụt
2. Giải phẫu cột sống lưng
Cột sống bắt đầu từ phần dưới xương chẩm, kết thúc tại đỉnh xương cụt, có cấu tạo bao gồm các phần như sau:
Đốt sống
Đốt sống là các xương riêng lẻ, gồm 33 đốt xếp chồng lên nhau tạo thành một ống sống (chứa tủy sống và các dây thần kinh). Hầu hết các đốt sống (ngoại trừ xương cùng và xương cụt) đều có thể chuyển động để các vận động của cơ thể diễn ra.
Đốt sống có cấu tạo vỏ ngoài cứng, chắc và mềm, xốp bên trong. Chức năng chính của các đột sống là bảo vệ tủy sống. Đây cũng là bộ phận chịu áp lực chính khi có trọng lượng đặt lên lưng.
Khớp đốt sống
Các khớp được cấu tạo bởi một dạng mô liên kết gọi là sụn, cho phép các đốt sống có thể trượt lên nhau. Các khớp đốt sống giữ nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động của cơ thể diễn ra linh hoạt và ổn định.
Đĩa đệm
Đĩa đệm là phần đệm có hình tròn, phẳng nằm giữa các đốt sống, cấu tạo bao gồm nhân nhầy ở giữa, bao xung quanh là các vòng sợi. Đây được xem như “bộ giảm chấn động” của cột sống nhờ các mô đàn hồi chứa hàm lượng nước cao.
Cấu tạo đĩa đệm gồm nhân nhầy và các vòng sợi
Tủy sống và dây thần kinh
Tủy sống có cấu tạo gồm 3 phần là màng tủy sống ở phía ngoài, bên trong là chất xám và phần chất trắng, ở chính giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống. Tủy sống có 31 đôi dây thần kinh, mỗi dây gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác và nhóm dây thần kinh vận động.
Mô mềm
Cấu tạo mô mềm bao gồm:
-
Dây chằng giữ nhiệm vụ nối các đốt sống, giữ cột sống ổn định đúng vị trí.
-
Cơ bắp đóng vai trò hỗ trợ lưng để cơ thể di chuyển linh hoạt.
-
Gân là bộ phận kết nối cơ với xương nhằm hỗ trợ chuyển động.
2. Các bệnh thường gặp ở cột sống lưng
Do cột sống lưng tham gia rất nhiều trong các hoạt động hàng ngày nên các bệnh lý xảy ra tại đây cũng phổ biến hơn. Một số bệnh lý về xương cột sống thường gặp nhất là:
Thoát vị địa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý về cột sống lưng rất phổ biến hiện nay do cơ quan này thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đây là tình trạng chất nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường dẫn đến hiện tượng chèn ép ống sống hay các rễ thần kinh.
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm bao gồm:
-
Sai tư thế do mang vác nặng hoặc thói quen trong lao động.
-
Chấn thương do tai nạn trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao, tham gia giao thông,...
-
Quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể.
Ngoài ra, người bị béo phì, mắc bệnh về cột sống hay do tính chất nghề nghiệp phải ngồi hoặc đứng liên tục, ít vận động, đi giày cao gót,... cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống phổ biến hiện nay
Lao cột sống hay còn gọi là bệnh mục xương sống, hủy xương do lao. Nguyên nhân dẫn đến lao cột sống là do vi khuẩn Myterbaterium Tuberculosis Hominis gây ra. Quá trình điều trị những trường hợp bị lao cột sống gặp nhiều khó khăn, gây tốn kém và mất thời gian. Tuy nhiên, lao cột sống vẫn có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện sớm và chưa xuất hiện biến chứng.
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là một trong những hệ lụy của tuổi già không thể tránh khỏi do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể do lớp sụn khớp bị bào mòn, các đầu xương sẽ ma sát với nhau khi vận động dẫn đến tình trạng viêm. Hiện nay, thoái hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa dần do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống thiếu khoa học, ít vận động, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý xương khớp.
Vẹo cột sống
Vẹo cột sống thắt lưng là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bệnh hoặc xoay phức tạp, thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên. Đây là một loại dị tật ở cột sống phổ biến và để lại nhiều hệ lụy về sau.
Nguyên nhân của loại dị tật này thường là do di truyền, do cơ thể mẹ không đủ dưỡng chất để cung ứng cho bào thai, mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất hoặc lúc sinh cổ tử cung quá chật khiến cột sống của trẻ bị vẹo. Ngoài ra, những trường hợp cấu tạo xương sống, não hay tủy sống bất thường cũng có thể để lại dị tật vẹo cột sống.
Ung thư xương là một trong những căn bệnh ung thư ác tính rất mạnh, dễ dàng di căn sang các bộ phận, cơ quan khác và rất nguy hiểm. Những đối tượng có nguy cơ bị ung thư xương cao là:
-
Thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 10 - 14 tuổi hoặc người từ 50 - 56 tuổi do giai đoạn này hệ xương có những thay đổi mạnh mẽ.
-
Gia đình có tiền sử mắc bệnh.
-
Người bị Paget xương, Quá trình hủy và tái tạo xương bị rối loạn, hình thành nên cấu trúc xương bất thường.
-
Những trường hợp phơi nhiễm với chất phóng xạ.
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp được hình thành do sự hình thành cầu xương giữa thân các đốt sống, dính các khớp mỏm phía sau và vôi hóa các dây chằng cột sống. Từ đó, người bệnh sẽ mất khả năng di chuyển cột sống và không thể giữ thăng bằng.
Nam giới có nguy có bị viêm cột sống dính khớp cao hơn nữ, bệnh khởi phát ở tuổi thiếu niên với biểu hiện mơ hồ. Đến giai đoạn tuổi già, bệnh dần có biểu hiện rõ ràng, đặc trưng là đau, cứng khu vực hông - lưng dưới, đi kèm có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, đau cổ xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào.
Hầu hết các bệnh lý về cột sống đều gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân
Do đó, ngay khi có những biểu hiện về bệnh lý cột sống lưng, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, chuyên khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những nơi được khách hàng tin tưởng lựa chọn khám và chữa trị các bệnh lý liên quan.
Để được tư vấn và hỗ trợ, quý khách hàng có thể liên hệ với bệnh viện theo hotline: 1900 56 56 56.