Chuyên gia hướng dẫn thở khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính | Medlatec

Chuyên gia hướng dẫn thở khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra nhiều vấn đề về hô hấp, trong đó gây khó thở là nghiêm trọng nhất do đường thở bị thu hẹp. Tình trạng này sẽ khiến suy giảm hô hấp, giảm nồng độ oxy trong máu, từ đó giảm hoạt động của các cơ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Học theo hướng dẫn thở khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dưới đây sẽ giúp cải thiện được phần nào triệu chứng bệnh.


03/04/2021 | Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không? Triệu chứng ra sao?
21/10/2020 | Những điều không thể bỏ qua về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

1. Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, thường xảy ra từ từ, gồm viêm phế quản mạn và khí phế thủng. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị phổi tắc nghẽn mãn tính nếu tiếp xúc với các tác nhân kích thích như: khói thuốc lá, hóa chất, bụi bẩn, môi trường không khí ô nhiễm, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên.

Hướng dẫn thở khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính xảy ra do đường thở bị thu hẹp

Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khá dễ phát hiện, chủ yếu là các triệu chứng hô hấp như:

  • Xảy ra tình trạng ho mãn tính, kéo dài dai dẳng.

  • Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho.

  • Tình trạng khó thở, thở gấp, thở gắng sức.

  • Ho có đờm, đờm màu trắng, xanh lá hoặc vàng xám, đàm dính sau nhiều đợt ho.

  • Thở khò khè, mệt mỏi kéo dài.

  • Ngực có cảm giác đau và thắt chặt.

  • Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp, tái phát nhiều lần hoặc kéo dài dai dẳng không khỏi, nhất là cúm và cảm lạnh.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khá mờ nhạt, vì thế nhiều bệnh nhân chủ quan không đi khám và điều trị. Khi bệnh kéo dài có thể nặng hơn và gây các triệu chứng như:

Khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

  • Khó thở dai dẳng, xảy ra từ từ. Ban đầu chỉ khó thở khi gắng sức, sau khó thở có thể xảy ra cả ở những hoạt động hàng ngày, thậm chí cả lúc nghỉ ngơi, cơ thể thiếu oxy nên xanh xao, móng tay chân hoặc môi chuyển màu xanh tím, tinh thần không tỉnh táo, khó khăn khi nói chuyện,…

  • Nhịp tim nhanh hoặc rất nhanh.

  • Triệu chứng khác của bệnh cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Hướng dẫn thở khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính theo khuyến cáo bác sĩ

Khó thở là vấn đề nghiêm trọng mà bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần khắc phục và điều trị, vừa đảm bảo chức năng thở vừa đảm bảo sức khỏe. Nếu thực hiện đúng cách, cơ thể được cung cấp đủ oxy, khả năng kiểm soát tiến triển bệnh cũng tốt hơn.

Trong hướng dẫn thở này, điều quan trọng nhất mà bệnh nhân cần ghi nhớ và thực hiện cho đến khi thành thói quen đó là thở sâu. Thở sâu giúp cung cấp oxy và loại bỏ khí CO2 tốt hơn, từ đó các cơ quan nội tạng cũng hoạt động hiệu quả hơn. Song do thu hẹp đường thở nên việc hít thở sâu nếu không đúng cách sẽ khá khó khăn, bạn nên thực hiện theo 2 kỹ thuật chính sau:

2.1. Thở sâu bằng thở cơ hoành

Đây là cách hít thở được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Cơ hoành là cơ hô hấp chính nằm ngay bên dưới phổi, ngăn cách giữa khoang bụng và lồng ngực. Hoạt động của cơ hoành theo nhịp hít thở như sau:

Thở sâu bằng cơ hoành giúp hoạt động hô hấp của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả hơn

Thở sâu bằng cơ hoành giúp hoạt động hô hấp của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả hơn

  • Khi thở ra, cơ hoành di chuyển lên trên khiến phổi hẹp lại, đẩy không khí ra ngoài.

  • Khi hít vào, cơ hoành di chuyển xuống dưới làm phổi nở ra, kéo không khí vào phổi.

Ở bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mãn tính, do kích thước đường thở thu hẹp nên giao lưu không khí với môi trường bị hạn chế, gây ra tình trạng ứ khí trong phổi, lồng ngực của bệnh nhân trở nên căng phồng hơn. Vì thế mà hoạt động của cơ hoành bị hạn chế. 

Kết hợp với tình trạng khó thở, bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có xu hướng ít sử dụng cơ hoành trong hít thở mà ưu tiên dùng các cơ vai và ngực, khiến hơi thở ngắn và nhanh hơn.

Không nên giữ thói quen thở như vậy, người bệnh cần luyện tập thở sâu bằng cơ hoành như sau:

  • Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái, vai và cổ đồng thời thả lỏng.

  • Một bàn tay đặt trên bụng ở vị trí dưới mũi xương ức, tay còn lại đặt trên ngực.

  • Bắt đầu hít chậm không khí vào qua mũi sao cho bàn tay trên bụng thấy cảm giác phình lên, đồng thời lồng ngực không di chuyển.

  • Sau đó thở ra chúm miệng qua miệng, bụng hóp lại cảm giác rõ ràng bằng cảm nhận của bàn tay trên bụng.

Nên bắt đầu tập thở bằng tư thế ngồi

Nên bắt đầu tập thở bằng tư thế ngồi

Khi tập hít thở này, bệnh nhân nên bấm thời gian để đạt được kết quả tối ưu là thời gian thở ra dài gấp đôi thời gian hít vào. Nên bắt đầu bài tập này bằng tư thế ngồi hoặc nằm, khi đã quen cần chuyển tập cả khi đứng và làm việc. Nên tập luyện đều đặn nhiều lần trong ngày để tạo thành thói quen, đồng thời cải thiện chức năng thở tốt hơn.

2.2. Thở chu môi cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính

Kỹ thuật thở này giúp bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cải thiện được tình trạng khó thở do khí ứ đọng nhiều trong phổi. Đường thở được mở rộng nên khí thoát ra ngoài tốt hơn, tình trạng ứ khí và khó thở cũng được cải thiện hiệu quả.

Kỹ thuật thở chu môi thực hiện như sau:

  • Tư thế tập: nên bắt đầu bằng tư thế ngồi thoải mái, vai và cổ đồng thời thả lỏng.

  • Khi hít vào, miệng khép lại để không khí vào qua đường mũi.

  • Khi thở ra, mở miệng ra để không khí ra ngoài qua đường miệng, đồng thời môi chu ra như động tác huýt sáo để tốc độ khí đẩy ra chậm hơn.

  • Mục tiêu của luyện tập là đạt được thời gian thở gấp đôi thời gian hít vào, việc thở chậm này giúp khí cặn trong phổi được tống ra ngoài tốt hơn, đồng thời oxy mới tràn vào phổi nhiều hơn.

Một lưu ý nhỏ khi luyện thở chu môi là không để thời gian ngưng thở giữa các lần hít vào và thở ra. Khi luyện tập được thành thói quen, hãy thực hiện nhiều lần trong ngày, sau một thời gian tình trạng khó thở sẽ được cải thiện hiệu quả.

Nên duy trì thói quen thở sâu và thở chu môi thực hiện hàng ngày

Nên duy trì thói quen thở sâu và thở chu môi thực hiện hàng ngày

Những hướng dẫn thở khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên đây giúp cải thiện tình trạng khó thở cũng như chức năng hô hấp tốt hơn. Bệnh nhân nên tập luyện càng sớm càng tốt, kiên trì kéo dài và trở thành thói quen hàng ngày để tình trạng bệnh ngày càng được kiểm soát tốt hơn, tiến triển chậm và không xảy ra biến chứng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp