Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD rất nguy hiểm. Đây cũng chính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những quốc gia có thu nhập thấp. Càng đáng lo ngại hơn khi Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo số ca mắc mới có thể tăng 3 - 4 lần trong khoảng 10 năm nữa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về phổi tắc nghẽn mạn tính, bao gồm cả nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị.
01/09/2020 | Bệnh viêm phổi và những triệu chứng đặc trưng 05/06/2020 | Viêm phổi do Pneumocystis carinii 26/05/2020 | Sán lá phổi - căn nguyên gây viêm phổi mạn tính 24/05/2020 | Legionella pneumophila - Tác nhân gây viêm phổi cộng đồng
1. Những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Tình trạng phổi tắc nghẽn mạn tính được gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi do phổi bị tổn thương, viêm hoặc hẹp đường dẫn khí. Bệnh bao gồm tình trạng tổn thương ở túi khí trong phổi và viêm phế quản mạn tính.
Phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải điều trị duy trì
Ở giai đoạn đầu, nhiều người bị bệnh nhưng không nhận ra và bệnh chỉ được phát hiện khi những triệu chứng đã ở mức độ nghiêm trọng. Đây là bệnh thường gặp ở những người trung tuổi hoặc cao tuổi.
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh là thói quen hút thuốc lá. Những người hút thuốc càng nhiều và lâu năm thì nguy cơ bị bệnh càng cao. Bên cạnh đó, một số trường hợp mắc bệnh giãn phế quản, bệnh hen suyễn hoặc di chứng lao phổi,.... cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh COPD.
2. Các dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh:
-
Người hay bị khó thở, nhất là khi hoạt động, vận động nhiều.
-
Ho nhiều, ho khan, ho dai dẳng và có đờm kèm theo.
-
Thường xuyên xuất hiện tình trạng nhiễm trùng hô hấp
-
Thở khò khè.
Ho khan, ho có đờm là dấu hiệu của bệnh
Nhìn chung, dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh chính là tình trạng ho khạc đờm và khó thở. Giai đoạn đầu, bệnh nhân khạc đờm vào buổi sáng và thường rất ít, đờm có nhầy. Nhưng khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể khạc đờm có mủ, sau đó ho khạc đờm ngày càng nhiều. Giai đoạn này được gọi là đợt cấp hoặc đợt bùng phát. Rất nguy hiểm và nhanh chóng dẫn tới biến chứng.
3. Phương pháp điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Bệnh COPD có thể gây ra những tổn thương lâu dài cho phổi, nhưng điều trị sẽ có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh phổ biến:
Bỏ thuốc lá: Chính thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh vì thế trong quá trình điều trị bệnh, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải từ bỏ thuốc lá, để tăng hiệu quả điều trị.
Khí dung và thuốc uống: Đây là những loại thuốc có thể giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng hô hấp đáng kể. Tùy thuộc vào sức khỏe và mức độ phổi tắc nghẽn, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp cho người bệnh.
Kháng sinh: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho những trường hợp xảy ra nhiễm khuẩn ở phế quản phổi.
Các thuốc hỗ trợ khác có thể kể đến như thuốc long đờm, chế độ dinh dưỡng, điều trị các bệnh lý nền đề các triệu chứng được cải thiện nhanh hơn.
Thở oxy hoặc thở máy: Nếu tình trạng bệnh trầm trọng, các bác sĩ có thể tính đến phương pháp cho bệnh nhân thở oxy hoặc thở máy hỗ trợ.
Phục hồi chức năng phổi: Bệnh nhân có thể tập một số bài tập đặc biệt để cải thiện chức năng phổi.
Một số ít trường hợp đặc biệt có thể được thực hiện phẫu thuật hoặc ghép phổi.
4. Bệnh COPD có tiên lượng như thế nào?
Rất khó để trị bệnh dứt điểm nhưng nhiều bệnh nhân đã được điều trị để kiểm soát bệnh không trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng không ít người bệnh không thể điều trị bệnh khiến chất lượng cuộc sống giảm và dần dần ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Người bệnh có thể khó thở, hụt hơi khi leo cầu thang
Nếu đã xảy ra biến chứng, bệnh sẽ rất khó để điều trị và chi phí điều trị có thể tăng lên gấp nhiều lần. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên đi khám sớm. Vì rất nhiều bệnh nhân đã có thể sinh hoạt bình thường vì được phát hiện sớm và chữa bệnh đúng cách.
Nếu có triệu chứng ho dai dẳng, đặc biệt là các đối tượng hút thuốc lá thường xuyên thì nên đi khám sớm. Không nên chủ quan để những tổn thương phổi ngày càng nghiêm trọng mới đi khám. Bác sĩ có thể khai thác tiền sử bệnh, thói quen của người bệnh và chỉ định cho họ chụp X quang ngực, đo chức năng hô hấp để chẩn đoán bệnh chính xác.
5. Các phương pháp phòng ngừa bệnh
COPD là một bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được nếu giảm các yếu tố nguy cơ. Ngừng hút thuốc lá, hút thuốc lào thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ giảm đáng kể và ngược lại càng hút thuốc nhiều thì nguy cơ bị bệnh lại càng tăng lên.
Trong trường hợp mắc bệnh, bạn cần thường xuyên theo dõi cơ thể, khám định kỳ để kiểm soát bệnh. Khi đến thăm khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn kiểm tra chức năng hô hấp và giúp bạn tìm ra cách khắc phục hiệu quả.
Các bác sĩ khuyến cáo, tuyệt đối không được tự ý dừng thuốc vì đây là bệnh cần được điều trị lâu dài. Nhiều bệnh nhân khi thấy bệnh thuyên giảm đã chủ quan, tự ý dừng thuốc, dẫn tới bệnh phát triển phức tạp và dẫn tới nhiều biến chứng như suy tim, suy hô hấp, rất nguy hiểm.
Thuốc là là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
Bên cạnh đó, việc tiêm phòng cúm và vắc-xin phế cầu cũng có thể giúp bạn giảm nguy mắc các đợt bùng phát phổi tắc nghẽn mạn tính rất hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín trong khám chữa bệnh COPD. Bệnh viện được trang bị những loại máy hiện đại để hỗ trợ các bác sĩ trong công tác khám và chẩn đoán bệnh chính xác, nhanh chóng.
Đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm nên bạn hoàn toàn an tâm về chất lượng dịch vụ tại MEDLATEC. Bệnh viện cũng đã triển khai nhiều gói khám sức khỏe phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau với mức chi phí hợp lý nhất.
Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình của nhân viên bệnh viện sẽ giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái. Để đặt lịch khám bạn có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56, chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.