Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?” câu hỏi luôn được nhiều người quan tâm vì đây là căn bệnh khá phổ biến đặc biệt đối với những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này, những triệu chứng bệnh để phòng tránh sớm, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
18/03/2021 | Xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch màng phổi để kịp thời bảo vệ tính mạng 03/03/2021 | Nhiễm trùng phổi có phải là bệnh viêm phổi không? 12/02/2021 | Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có điều trị được không? 21/10/2020 | Những điều không thể bỏ qua về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Phổi là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, trao đổi khí của cơ thể. Một trong những chứng bệnh phổ biến nhất của phổi chính là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi là COPD (Chronic obstructive pulmonary disease). Đây không phải là chứng bệnh độc lập mà chúng là nhóm các bệnh phổi gồm 2 loại phổ biến là khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Khí phế thũng là tình trạng phế nang và các tiểu phế quản bị giảm chức năng do bị căng giãn quá mức với tần suất thường xuyên cũng như do tình trạng viêm lâu ngày gây ra. Bệnh nhân khí phế thủng thường có dấu hiệu khó thở kéo dài do không khí trong phổi bị ứ lại và không thể tuần hoàn ra ngoài như trạng thái bình thường.
Viêm phế quản là tình trạng viêm kéo dài khiến cho các ống phế quản bị hẹp do các chất nhầy tích tụ xung quanh thành ống. Điều này cản trở quá trình di chuyển của không khí từ phổi ra ngoài và vào lại. Các triệu chứng viêm phế quản cũng tương tự như khí phế thũng là khó thở. Cả 2 triệu chứng bệnh đều có ảnh hưởng nghiêm trong đến quá trình hô hấp của cơ thể cũng như dễ dẫn đến nhiều biến chứng bệnh khác như tim mạch, ung thư phổi, tràn khí màng phổi,…
2. Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
-
Khó thở sau khi vận động nhẹ như đi cầu thang, đi bộ,…
-
Khó thở tăng dần nhiều đợt trong ngày.
-
Khó thở trong quá trình ngủ.
-
Luồng khí thở khò khè, đứt quãng khi thở ra.
-
Tức ngực, nhói ngực với tần suất tăng dần.
-
Dễ bị cảm lạnh hoặc thường xuyên ho, nghẹt mũi,…
-
Dễ nhiễm trùng hô hấp thường xuyên từng đợt.
-
Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân bất thường, khó ngủ,…
Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp
3. Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chính là việc hút thuốc lá thường xuyên. Theo các nghiên cứu y khoa cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do hút thuốc lá cao hơn hẳn so với nhóm bệnh khác. Phần lớn bệnh phổi tắc nghẽn sẽ bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi từ 35 tuổi và hầu hết 80 - 90% trường hợp người nghiện thuốc lá đều được chẩn đoán mãn tính.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác khiến bạn có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như:
-
Tiếp xúc với môi trường sống, môi trường làm việc ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại.
-
Có tiền sử mắc bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản cấp,…
-
Di truyền do thiếu men Alpha 1-Antitrypsin (tỷ lệ thấp).
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là hút thuốc lá thường xuyên
4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không là câu hỏi luôn được nhiều bệnh nhân quan tâm trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay đã có phương pháp điều trị tuy nhiên không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ có thể duy trì ở trạng thái ổn định nhất và hạn chế tối đa những biến chứng khác cho cơ thể.
Điều này được giải thích rằng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong thời gian dài khiến phổi tổn thương và khó có thể hồi phục hoàn toàn. Và phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị nhanh hơn cũng như tránh chuyển sang các biến chứng bệnh trầm trọng hơn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?
Thay đổi thói quen sinh hoạt luôn là phương pháp điều trị được khuyến cáo hàng đầu trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như:
-
Cai thuốc lá hoàn toàn kể cả thuốc lá điện tử.
-
Tập thể dục thường xuyên để tăng cường chức năng trao đổi của phổi.
-
Chế độ ăn uống lành mạnh hạn chế rượu bia, dầu mỡ,… tăng cường chất xơ.
Khi mắc các chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì một số phương pháp điều trị sẽ được thực hiện như:
-
Sử dụng thuốc giãn phế quản.
-
Can thiệp điều trị oxy dài hạn đối với các tình trạng tắc nghẽn nặng.
-
Thực hiện thủ thuật thông khí phế quản.
-
Phẫu thuật can thiệp giảm thể tích phổi.
5. Cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng chúng ta đều có thể phòng ngừa và tránh được các bệnh tắc nghẽn của phổi. Dưới đây là một số cách phòng cách bệnh phổi tắc nghẽn bạn có thể tham khảo và áp dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình nhé.
5.1. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Chế độ sinh hoạt lành mạnh luôn là những yếu tố quyết định giúp bạn có thể tránh được các bệnh hô hấp đồng thời nhiều chứng bệnh khác trong cơ thể. Cai thuốc lá hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày, nếu bạn đang nghiện thuốc lá thì có thể xây dựng lịch trình cai thuốc giảm dần để thích ứng.
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh hàng ngày
Đặc biệt, trong quá trình điều trị hoặc sau khi ổn định tình trạng bệnh thì việc duy trì cai thuốc là điều quan trọng để tránh tái phát hoặc bệnh nghiêm trọng hơn.Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hạn chế các chất kích thích như rượu bia, hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường chất xơ, vitamin bằng rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày.
5.2. Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe
Vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường khả năng trao đổi không khí của phổi để hạn chế các tình trạng tắc nghẽn khí. Một số các hoạt động thể thao giúp bạn nâng cao sức khoẻ như: bơi lội, chạy xe đạp, chạy bộ, đi bộ, tập yoga,…
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường trao đổi khí của phổi
Cùng với đó các bài tập về điều hoà nhịp thở cũng sẽ giúp ích cho quá trình hoạt động của phổi. Nếu bạn không có thời gian tập luyện thường xuyên, hàng ngày thì có thể duy trì chế độ tập luyện từ 2 - 3 lần/ tuần nhằm tạo thói quen cho cơ thể.
5.3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm bệnh
Để phòng tránh hoặc tầm soát sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn nắm được trạng thái sức khỏe cũng như phát hiện và điều trị kịp thời sớm các bệnh lý. Hiện nay, các cơ sở y tế cũng như trung tâm xét nghiệm y khoa đều có các dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm cả các kỹ thuật xét nghiệm liên quan đến phổi. Vì thế bạn có thể dễ dàng kiểm tra thường xuyên từ 1 - 2 lần/ năm để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và giải đáp thắc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không? Đừng quên tìm đọc thêm nhiều bài viết sức khoẻ khác trên website của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhé.