Cách vượt qua tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ | Medlatec

Cách vượt qua tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là giai đoạn trẻ có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý. Việc chăm sóc trẻ ở giai đoạn này có thể rất khó khăn và mang đến nhiều áp lực cho các bậc làm cha mẹ. Vì thế, khi con bước vào khoảng thời gian đặc biệt này, mẹ nên tìm hiểu kỹ càng để có thể xử lý những vấn đề của trẻ một cách dễ dàng hơn.


04/03/2023 | Hướng dẫn cha mẹ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách
27/02/2023 | Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý gì để tránh tái phát
27/02/2023 | Giúp mẹ pha nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
25/02/2023 | Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào thời điểm nào trong ngày?

1. Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì?

Chăm sóc trẻ chưa bao giờ là đơn giản. Ngoài việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ để trẻ phát triển tốt về thể chất, cha mẹ còn phải tìm hiểu để có thể hiểu rõ hơn và cùng con trải qua những thay đổi về tâm sinh lý khi trẻ lớn lên. 

Bé muốn gần mẹ hơn khi bước vào giai đoạn Wonder weeks

Bé muốn gần mẹ hơn khi bước vào giai đoạn Wonder weeks

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn được gọi là Wonder weeks. Khái niệm này để chỉ về những giai đoạn trẻ phát triển và thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý. Đây là những khoảng thời gian mà những người làm cha mẹ phải đối mặt với nhiều rắc rối của trẻ vì thế việc chăm sóc trẻ vô cùng khó khăn. 

Ngược lại, khi kiên nhẫn thêm một chút để tìm hiểu những thông điệp mà trẻ muốn gửi gắm qua những tiếng khóc, sự cáu bẳn và ánh mắt bực bội, khó chịu của trẻ, cha mẹ cũng có thêm nhiều thông tin hữu ích để giúp hiểu rõ hơn vì sao con mình lại có những thay đổi như vậy và làm sao để có thể cùng con trải qua giai đoạn này một cách êm ái nhất. 

Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường diễn ra trong các thời điểm sau: Giai đoạn 5 tuần tuổi, giai đoạn 8 tuần tuổi, giai đoạn 12 tuần tuổi, giai đoạn 19 tuần tuổi, giai đoạn 26 tuần tuổi, giai đoạn 37 tuần tuổi, giai đoạn 46 tuần tuổi, giai đoạn 55 tuần tuổi, giai đoạn 64 tuần tuổi, giai đoạn 75 tuần tuổi.

Một số nghiên cứu cho rằng, mỗi trẻ sẽ phát triển theo một cách riêng biệt nhưng nhìn chung các con đều trải qua những giai đoạn phát triển theo trật tự tương tự nhau. Mỗi giai đoạn sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức tốt hơn, vì thế càng lớn trẻ sẽ càng thông minh hơn. 

Sau những tuần khủng hoảng, trẻ sẽ học được thêm nhiều kỹ năng mới và trẻ sẽ ăn ngủ tốt hơn, sẵn sàng khám phá thế giới và muốn gần gũi với mẹ hơn. Lúc này, các con cũng tỏ ra rất ngoan ngoãn và dễ thương. 

2. Một số dấu hiệu nhận biết sớm tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mẹ đừng quá lo lắng về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh. Sự khó chịu và chống đối của trẻ lại chính là những dấu hiệu cho thấy con đang có sự phát triển tốt về trí tuệ, nhận thức và khả năng vận động. 

Trẻ thay đổi khẩu vị, bỏ ăn khi bước vào tuần khủng hoảng

Trẻ thay đổi khẩu vị, bỏ ăn khi bước vào tuần khủng hoảng

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang trong tuần khủng hoảng như sau: 

- Trẻ khóc đêm nhiều hơn, thường xuyên đòi gần mẹ, muốn được mẹ âu yếm, vỗ về. 

- Trẻ lười bú, biếng ăn hơn bình thường. 

- Trẻ dễ cáu gắt, bực bội vô cơ và thường xuyên quấy khóc. 

- Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc 

3. Mẹ cần làm gì trong tuần khủng hoảng của trẻ?

Để cùng con trải qua những tuần khủng hoảng một cách êm ái nhất, mẹ cần thực hiện những lưu ý như sau: 

- Tự chăm sóc bản thân: Khi đối mặt với những giai đoạn của trẻ, chính các bậc phụ huynh cũng có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. Nhưng cũng chính lúc này, mẹ nên quan tâm và chăm sóc bản thân thật tốt. Chỉ khi mẹ khỏe mạnh và ổn định tâm lý thì mới có thể cùng con bước qua giai đoạn đặc biệt và cũng nhiều khó khăn này. 

Mẹ nên biết cách chăm sóc bản thân trong giai đoạn này

Mẹ nên biết cách chăm sóc bản thân trong giai đoạn này

- Quấy khóc chỉ là vấn đề tạm thời: Sở dĩ bé thường xuyên quấy khóc trong giai đoạn này là vì cảm thấy bất an. Vì thế, đây chính là thời điểm phù hợp để cha mẹ quan tâm đến con nhiều hơn. Nên thường xuyên dành cho con những cử chỉ âu yếm và ôm con nhiều hơn để trấn an bé, giúp bé cảm thấy yên tâm và thoải mái, dễ chịu hơn. Tuần khủng hoảng của trẻ rồi cũng sẽ kết thúc và sau đó, các con sẽ ăn ngủ ngoan và thôi không quấy, bám mẹ. 

- Thấu hiểu và quan tâm, động viên bé nhiều hơn, giúp bé hiểu rằng mọi chuyện vẫn đang ổn và dù có bất cứ lý do gì, mẹ vẫn luôn ở cạnh và đồng hành cùng bé. 

- Trong những tuần khủng hoảng, mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm hơn bình thường khoảng 30 đến 45 phút. Trong tuần thứ 12 đến 26 hoặc tuần thứ 37 đến 55, mẹ có thể giảm bớt 1 giấc ngủ ngày cho bé nếu muốn. 

- Không ép trẻ ăn: Trong những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh, một vấn đề khiến các bậc phụ huynh rất mệt mỏi đó chính là sự thay đổi khẩu vị cũng như thói quen ăn uống của trẻ. Rất nhiều trẻ có tình trạng chán ăn, bỏ bữa. Điều này khiến nhiều bà mẹ lo lắng con sẽ bị gầy yếu đi. 

Tuy nhiên, bố mẹ không cần lo lắng quá, chỉ cần đảm bảo con đã nạp đủ dinh dưỡng và không cần ép con phải ăn uống quá nhiều, đảm bảo đủ bữa,... Việc ép con ăn có thể khiến cho tâm lý của trẻ càng rối loạn và những tuần khủng hoảng lại càng nhiều “sóng gió”. 

Không nên ép buộc mà hãy đồng hành cùng con

Không nên ép buộc mà hãy đồng hành cùng con

Tốt nhất, không nên ép buộc con quá mức. Một trong những bí quyết giúp bạn trải qua những tuần khủng hoảng này một cách dễ dàng hơn đã được nhiều phụ huynh đúc kết và truyền tai nhau là “mặc kệ con”. Ban đầu nhiều người có thể cảm thấy vô lý và không hoàn toàn đồng ý. Nhưng thực chất nó lại là bí quyết rất hữu ích. 

Tuần khủng hoảng chính là một giai đoạn phát triển tự nhiên của trẻ, mẹ không thể ngăn chặn mà chỉ nên đồng hành cùng bé yêu trong giai đoạn đặc biệt này. Tốt nhất hãy để con được phát triển theo một cách tự nhiên nhất, hãy cho trẻ được khóc, được quấy và phát triển thoải mái trong không gian của mình. 

Hi vọng với những thông tin và hướng dẫn trên đây đã giúp bố mẹ hiểu hơn về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và biết cách cùng con trải qua thời gian này một cách dễ dàng nhất. 

Nếu cần được tư vấn về chăm sóc trẻ hoặc có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe cho trẻ, cha mẹ có thể liên hệ đến Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ chi tiết. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp