Đột quỵ có nguy cơ xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, không ngoại trừ khi ngủ. Tìm hiểu về một số nguyên nhân và cách chống đột quỵ khi ngủ là việc làm cần thiết. Bởi đây là một bệnh lý nguy hiểm có thể để lại di chứng nặng nề hoặc cướp đi mạng sống của bệnh nhân nếu không được kịp thời phát hiện, cấp cứu và can thiệp.
09/11/2022 | Chuyên gia phổ biến nguyên tắc khi dùng thuốc chống đột quỵ 17/09/2022 | Góc giải đáp: Tai biến và đột quỵ có nguy hiểm không? 14/09/2022 | Triệu chứng đột quỵ nhẹ cần biết và cách phòng ngừa
1. Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến đột quỵ khi ngủ?
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra khi não bộ của bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng do sự tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm của quá trình cung cấp máu đến não dẫn đến bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi các tế bào não.
Để bắt đầu tìm hiểu cách chống đột quỵ khi ngủ, hãy cùng xác định một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.
1.1. Tắm đêm trước khi đi ngủ
Khi bạn tắm đêm trước khi đi ngủ có thể làm nhiệt độ cơ thể thay đổi một cách đột ngột khiến cho mạch máu co lại. Điều này tác động tới việc lưu thông máu lên não, nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ.
1.2. Thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia trước khi đi ngủ
Uống rượu bia trước khi đi ngủ thường xuyên cũng tiềm ẩn rủi ro dẫn đến tình trạng bệnh lý nguy hiểm này. Bởi đây là một thói quen có thể làm mạch máu bị tổn thương, thúc đẩy nhanh tình trạng xơ vữa động mạch và hình thành các cục máu đông. Không chỉ vậy, thói quen này còn có thể làm huyết áp tăng đột ngột trong thời gian ngắn, từ đó gây ra đột quỵ.
Thường xuyên uống rượu trước khi ngủ là nguyên nhân có thể gây đột quỵ
1.3. Thói quen ăn đêm
Đi kèm với việc tắm đêm hay tiêu thụ rượu bia trước khi đi ngủ, cũng có không ít người có thói quen ăn đêm thường xuyên. Đặc biệt, các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm có nhiều dầu mỡ, nước uống có ga,... thường được yêu thích và lựa chọn để sử dụng. Tuy nhiên, duy trì việc này lại có thể gây hại đến sức khỏe khi không chỉ dẫn tới tình trạng thừa cân.
Bên cạnh đó, nó thậm chí còn khiến nồng độ mỡ máu tăng cao, tăng nhanh tình trạng xơ vữa động mạch và sự hình thành các cục máu đông, làm tình trạng đột quỵ xảy ra.
1.4. Bị căng thẳng, lo lắng kéo dài
Đây cũng là một nguyên do có khả năng làm tình trạng đột quỵ khi ngủ xuất hiện. Theo đó, khi cơ thể phải đối diện với trạng thái căng thẳng, lo lắng kéo dài, hệ thần kinh cũng bị kích thích. Việc khiến cơ thể tiết ra hormone làm tăng huyết áp và tỷ lệ co thắt mạch máu não trong một thời gian ngắn. Qua đó, làm nguy cơ bị đột quỵ cũng tăng cao hơn.
1.5. Dùng các thiết bị điện tử một cách quá nhiều
Sử dụng những thiết bị điện tử (điện thoại, tivi, máy tính…) quá nhiều trước lúc ngủ làm người bệnh thức khuya. Đây là một nguyên do gây thiếu ngủ và tình trạng mệt mỏi. Điều này cũng có rủi ro dẫn đến đột quỵ.
Dùng điện thoại quá nhiều trước khi ngủ gây thiếu ngủ, mệt mỏi, nguy cơ bị đột quỵ
2. Cách phòng chống đột quỵ khi ngủ như thế nào?
Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến sự sống còn của bệnh nhân. Từ các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi ngủ đã được đề cập, bằng việc thực hiện điều chỉnh thói quen sống trở nên lành mạnh và khoa học hơn, bạn có thể góp phần phòng tránh tình trạng này xảy ra.
Dưới đây là một số cách chống đột quỵ khi ngủ gợi ý cho bạn đọc.
2.1. Thực hiện lối sống lành mạnh
Thực hiện lối sống lành mạnh là phương pháp có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý. Trong đó, có tình trạng đột quỵ khi ngủ.
Vì thế, bạn đừng quên thực hiện một số việc như:
- Bỏ thói quen thường xuyên thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ.
- Cho cơ thể thời gian thư giãn và nghỉ ngơi, giảm thiểu lo lắng, căng thẳng.
Nên ngủ đủ giấc, tránh ngủ muộn và áp lực để chống đột quỵ khi ngủ
- Hạn chế việc tắm gội vào buổi đêm trước lúc ngủ.
- Đều đặn tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày và tập luyện một cách vừa sức.
- Chủ động giữ ấm và bảo vệ cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh để tránh bị lạnh làm tăng huyết áp.
- Hạn chế dùng những thiết bị điện tử trước lúc ngủ.
2.2. Ăn uống khoa học
Một trong những cách chống đột quỵ khi ngủ khác là thực hiện việc ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Cụ thể, bạn cần ăn đủ và đúng bữa trong ngày, không nên ăn đêm và tránh ăn quá mặn hay quá ngọt hoặc tiêu thụ các đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn,...
Đồng thời, cung cấp thêm cho thực đơn hàng ngày các loại rau xanh, trái cây tươi cũng như đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, hạn chế rượu bia hoặc thức uống chứa chất kích thích.
2.3. Khám sức khỏe định kỳ
Định kỳ đi thăm khám sức khỏe giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Trong đó, có thể phát hiện sớm và kịp thời các yếu tố nguy cơ có khả năng dẫn đến đột quỵ. Đặc biệt là những đối tượng bệnh nhân bị tiểu đường và các bệnh lý về tim mạch, thần kinh cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan.
Đi kèm với đó, cũng đừng quên theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và chủ động thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm yếu tố nguy cơ gây đột quỵ
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin liên quan đến một số nguyên nhân và cách chống đột quỵ khi ngủ. Để chủ động tầm soát và phòng ngừa hiệu quả tình trạng bệnh lý nguy hiểm khó kiểm soát này, quý khách có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với sự quy tụ của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, cùng hệ thống máy móc hiện đại, đặc biệt là các dòng máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại như máy chụp CT, máy chụp MRI, máy chụp X-quang, máy siêu âm,... sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ thăm khám chất lượng, chính xác và nhanh chóng.
Liên hệ với tổng đài: 1900 56 56 56 của MEDLATEC khi quý khách cần được giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề sức khỏe hoặc nếu có nhu cầu đặt lịch khám sớm giúp tiết kiệm thời gian.