Bệnh động kinh có điều trị dứt điểm được không? | Medlatec

Bệnh động kinh có điều trị dứt điểm được không?

Theo số liệu thống kê, số người người mắc bệnh động kinh không hề nhỏ, nếu tình trạng diễn ra liên tục, chúng đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân. Nhìn chung, bạn không được chủ quan, coi thường việc chữa trị căn bệnh kể trên. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là  bệnh này có thể điều trị dứt điểm được không?


10/06/2020 | Bệnh động kinh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
23/05/2020 | Liệt dây thần kinh số VII nguy hiểm như thế nào?
18/01/2020 | Xét nghiệm dịch não tủy giúp chẩn đoán các bệnh lý hệ thần kinh
07/08/2019 | Zona thần kinh - căn bệnh nguy hiểm cần cảnh giác

1. Tìm hiểu chung về bệnh động kinh

Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh này có điều trị khỏi được hay không, chúng ta cần nắm được một số vấn đề cơ bản về bệnh.

Có thể nói, đây là một trong những bệnh thần kinh thường gặp trên thế giới, khi mắc bệnh, hệ thần kinh trung ương của bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn, hoạt động bất thường. Hậu quả là bạn trải qua những cơn co giật, không thể kiểm soát được hành động, cảm giác của bản thân mình. Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng, chúng không chỉ đe dọa tới sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn của mọi người xung quanh.

động kinh là một trong những bệnh lý thần kinh nghiêm trọng

Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nghiêm trọng

Khá nhiều bạn quan tâm không biết đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao? Trên thực tế, bất cứ người nào cũng có thể trở thành bệnh nhân, kể cả nữ, nam, người trẻ hay già. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ nhỏ, người cao tuổi mắc bệnh cao hơn hẳn các đối tượng khác. 

Căn bệnh này có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác biệt. Ví dụ như một số người trải qua cơn động kinh vô hại và không chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, căn bệnh này để lại nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của một số người bệnh, đặc biệt là não bộ. 

Việc chủ quan, không điều trị kịp thời làm tăng nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

2. Các dạng bệnh động kinh thường gặp

Ban đầu, việc phát hiện bệnh gặp khá nhiều khó khăn, chúng ta thường nhầm lẫn các triệu chứng này với bệnh tâm thần, hoặc chứng bệnh đau nửa đầu. Để biết chính xác tình trạng bệnh, bạn nên nắm được các dạng động kinh thường gặp. Hiện nay, hai dạng phổ biến nhất đó là bệnh cục bộ hoặc là toàn diện.

2.1. Động kinh cục bộ

Thông thường, khi bệnh hình thành do một phần của não bộ bị rối loạn người ta sẽ xếp vào dạng bệnh cục bộ. Trong đó, với tình trạng bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ không bị mất ý thức, họ chỉ cảm thấy một vài triệu chứng như: co giật vài bộ phận trên cơ thể, chóng mặt, đầu óc quay cuồng,…

Nếu một phần não bộ bị rối loạn, bạn đang mắc bệnh động kinh cục bộ

Nếu một phần não bộ bị rối loạn, bạn đang mắc bệnh động kinh cục bộ

Đối với tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, ý thức của bạn có thể bị suy giảm nặng nề. Thông thường, bệnh nhân có xu hướng nhìn không chớp mắt về một phía, gần như không có bất cứ biểu hiện nào dù chịu những tác động từ bên ngoài. Bạn không thể coi thường tình trạng bệnh, nếu không, sức khỏe sẽ suy giảm nhanh chóng.

2.2. Động kinh toàn thể

Nếu như toàn bộ khu vực não bộ đều tổn thương, rối loạn thì bạn đang mắc bệnh dạng toàn thể. Thực sự, chúng đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, đây là tình hình đáng lo ngại.

Khi nghiên cứu về dạng bệnh này, các bác sĩ thường chia thành 6 loại chính, đó là động kinh vắng ý thức, co cứng, mất trương lực cơ, co giật, giật cơ hoặc là co cứng - co giật.

Nhìn chung, tình trạng này làm bệnh nhân mất ý thức và hoàn toàn không kiểm soát được hành động của mình. Họ có thể té ngã đột ngột, không thể kiểm soát bàng quang hay là tự cắn vào lưỡi của mình.

Khi bị động kinh toàn diện, bệnh nhân không thể kiểm soát hành vi, dễ té ngã bất ngờ

Khi bị động kinh toàn diện, bệnh nhân không thể kiểm soát hành vi, dễ té ngã bất ngờ

3. Căn bệnh này ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Trong trường hợp không điều trị kịp thời, không chỉ não bộ, hệ thần kinh mà rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể cũng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn hãy tìm hiểu một số tác động xấu của căn bệnh này đối với bệnh nhân nhé!

3.1. Ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Khi mắc bệnh động kinh¸hệ thần kinh chính là phần chịu nhiều tác động xấu nhất, bởi vì xung điện có tác dụng điều khiển hoạt động rối loạn, bệnh nhân trải qua những cơn co giật cực kỳ nghiêm trọng.

Về lâu về dài, nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách, người mắc bệnh còn phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng, đó là rối loạn nhịp tim, mất hoàn toàn ý thức.

Về lâu về dài, bạn phải đối mặt với tình trạng rối loạn nhịp tim, mất ý thức

Về lâu về dài, bạn phải đối mặt với tình trạng rối loạn nhịp tim, mất ý thức

3.2. Ảnh hưởng tới hệ hô hấp

Vấn đề mà bệnh nhân thường gặp phải đó là khó thở do thiếu oxy, trước mắt tình trạng này làm giảm chất lượng giấc ngủ, bạn luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Một số bệnh nhân do thiếu oxy trầm trọng đã bị tử vong trong cơn động kinh. Đó là lý vì sao bạn không nên coi thường căn bệnh này.

3.3. Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

Những người mắc bệnh này có thể bị giảm khả năng sinh sản cao hơn so với người bình thường. Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thường bị rối loạn, chất lượng tinh trùng cũng suy giảm.

Ngoài ra, bệnh nhân còn đối mặt với các biến chứng liên quan tới cơ bắp, hệ tiêu hóa, xương khớp hoặc tim mạch.

4. Bệnh động kinh có thể điều trị dứt điểm được không?

Chắc hẳn bạn cũng phần nào hiểu được mức độ nghiêm trọng của các biến chứng kể trên. Chính vì thế, bệnh nhân khá lo lắng không biết liệu bệnh động kinh có thể chữa trị dứt điểm hay không?

Nhìn chung, bệnh nhân có khả năng khỏi bệnh nếu họ sớm phát hiện và tích cực điều trị theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Song, khả năng điều trị dứt điểm còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Đối với trẻ mắc bệnh do chấn thương sản khoa, chấn thương ngạt não, nếu bạn điều trị ngay lập tức thì cơ hội chữa trị thành công là rất cao. Đó là lý do vì sao việc theo dõi sức khỏe là cực kỳ cần thiết.

Bệnh nhân, gia đình và bác sĩ phải phối hợp cùng nhau để đem tới hiệu quả điều trị tốt nhất

Bệnh nhân, gia đình và bác sĩ phải phối hợp cùng nhau để đem tới hiệu quả điều trị tốt nhất

Một số người mắc bệnh do di truyền, vô căn thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Việc không hợp tác điều trị, thiếu thái độ tích cực có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng khỏi bệnh.

Thông thường, bạn phải mất từ 2 - 3 năm điều trị thuốc thì mới cải thiện được tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, gia đình của bệnh nhân nên tích cực hợp tác với bác sĩ để cải thiện sức khỏe người bệnh nhanh chóng nhất có thể.

Nếu như bệnh quá nghiêm trọng, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này đem lại hiệu quả tương đối cao và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới các cơ quan khác.

Như vậy, bệnh động kinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh không thực sự cao. Bệnh nhân và gia đình cần phối hợp tích cực với bác sĩ để rút ngắn thời gian điều trị. Nếu bạn coi thường, bỏ qua điều trị thì tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp