Trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa lại không thể hấp thu được hoặc chỉ hấp thu được một phần các chất dinh dưỡng từ thức ăn được gọi là hội chứng kém hấp thu ở trẻ và cũng là vấn đề về tiêu hóa khá phổ biến. Về lâu dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh không nên chủ quan với vấn đề này mà cần giúp con khắc phục càng sớm càng tốt.
14/03/2022 | Mách mẹ vấn đề bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mắc Covid 26/02/2022 | Tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi phát triển 14/01/2022 | Chuyên gia hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi chuẩn 12/01/2022 | Chuyên gia hướng dẫn cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu
1. Hội chứng kém hấp thu ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Hội chứng hấp thu của trẻ có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất cũng như nhiều dưỡng chất khác, đồng thời làm tăng nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Cụ thể là:
Kém hấp thu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ
- Trẻ hấp thu dưỡng chất kém có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
- Tăng nguy cơ gãy xương.
- Trẻ tăng cân chậm, phát triển kém.
- Thậm chí, một số trẻ bị sụt cân, mất nước.
- Khi tình trạng thiếu hụt vitamin và dưỡng chất kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu máu, chân tay tê bì và suy giảm trí nhớ.
- Một số loại vitamin, nhất là vitamin A và dưỡng chất rất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, nếu không được hấp thu đầy đủ những dưỡng chất này, sức khỏe của trẻ sẽ giảm sút và tăng nguy cơ mắc bệnh.
2. Những nguyên nhân dẫn đến hội chứng kém hấp thu ở trẻ
Nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng kém hấp thu ở trẻ, chẳng hạn như do một số vấn đề về đường tiêu hóa, do một số bệnh lý toàn thân gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hoặc một số trường hợp không được xác định rõ nguyên nhân. Cụ thể là:
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: Đây được cho là nguyên nhân khá phổ biến. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, hệ miễn dịch kém sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn đường tiêu hóa, từ đó khiến trẻ hấp thu dinh dưỡng kém.
Cho trẻ ăn dặm sớm cũng có thể làm tăng nguy cơ hấp thu kém
- Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Thời điểm ăn dặm rất quan trọng. Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, với những trường hợp ăn dặm quá sớm và cho trẻ ăn những loại thực phẩm có tính dị nguyên hay cấu trúc phân tử phức tạp như hải sản, lòng trắng trứng,… sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ không kịp thích nghi và gây ra một số vấn đề sức khỏe nhất định.
Đồng thời, cơ thể trẻ cũng không thể hấp thu tối đa những chất dinh dưỡng này. Do đó, mẹ nên cho con ăn dặm đúng thời điểm và nên cho con tập làm quen dần với những món ăn mới.
- Chế độ ăn thiếu cân bằng: Mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất cơ bản, đó là chất bột đường, protein, chất béo và một số loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, cần chú ý về tỷ lệ cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm này. Nếu mẹ cho con ăn quá nhiều hoặc quá ít một trong 4 nhóm dưỡng chất này sẽ dẫn đến tình trạng hấp thu thức ăn kém, từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ
- Loạn khuẩn ruột: Khi hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn, mất cân bằng thì quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ cũng bị ảnh hưởng nhất định.
- Thiếu enzyme tiêu hóa: Enzym hay men tiêu hóa có tác dụng giúp thức ăn được dễ dàng chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng. Enzym hay men tiêu hóa có nhiều trong tuyến nước bọt, trong gan, tụy,… Nếu vì một lý do nào đó dẫn đến thiếu hụt Enzyme hay men tiêu hóa thì quá trình chuyển hóa dinh dưỡng sẽ kém hơn và ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
- Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng không dung nạp đường lactose cũng là vấn đề làm tăng nguy cơ mắc hội chứng kém hấp thu ở trẻ.
3. Biểu hiện của hội chứng kém hấp thu ở trẻ em
Những trẻ mắc phải hội chứng kém hấp thu thường có những biểu hiện như sau:
- Trẻ đi ngoài phân lỏng. Phân có mùi tanh, màu nhợt, trên bồn cầu có váng nổi lên mặt nước. Tình trạng này là do mỡ không được hấp thu.
Trẻ thấp còi do hấp thu dinh dưỡng kém
- Trẻ bị căng bụng, tức bụng, đau quặn vùng quanh rốn.
- Thể trạng của trẻ rất kém: Da xanh xao, thường xuyên ốm yếu, mệt mỏi, sụt cân, chậm phát triển chiều cao.
- Trẻ kém linh hoạt.
- Chán ăn do giảm vị giác.
- Đau cơ, đau xương, chuột rút vì hấp thu canxi kém.
- Tình trạng phù nề, da khô hay xuất huyết dưới da do giảm protein máu, thiếu máu,…
- Những trẻ thiếu vitamin B1 có thể gặp phải tình trạng viêm đa dây thần kinh.
4. Mẹ phải làm sao để khắc phục hội chứng kém hấp thu ở trẻ?
Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ có thể khắc phục hội chứng kém hấp thu ở trẻ:
+ Chế độ ăn rất quan trọng, mẹ nên cho con ăn nhiều thức ăn dạng lỏng, hạn chế ăn thức ăn quá đặc, không nên cho con ăn quá nhiều chất xơ và chất béo.
+ Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không nên cho con ăn quá nhiều một lúc vì có thể làm giảm nhu động ruột, ảnh hưởng xấu đến các cơ quan tiêu hóa.
+ Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ.
+ Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
+ Không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn có chứa nhiều chất phụ gia, đồ uống hay thực phẩm có chứa caffeine,..
+ Mẹ có thể cho con ăn sữa chua ít đường để tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho trẻ.
Mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn để giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn
Ngoài chế độ ăn uống, mẹ cũng có thể áp dụng kết hợp một số phương pháp khác như: Đối với những trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ cần vệ sinh tay, bầu vú trước khi cho trẻ bú. Với những trẻ lớn hơn cần vệ sinh tay chân cho trẻ trước và sau khi ăn. Khuyến khích trẻ tập luyện, vui chơi để kích thích tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tối đa.
Theo các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nếu có nghi ngờ về hội chứng kém hấp thu ở trẻ, các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám, xét nghiệm vi chất tại MEDLATEC để được các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ Nhi khoa chẩn đoán và tư vấn phương pháp giúp trẻ ăn ngon hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn để phát triển toàn diện. Bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, để được các chuyên gia của MEDLATEC tư vấn chi tiết.