Cùng với những vi chất khác, vitamin K1 cũng nằm trong danh sách các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nhờ có vitamin K1 mà sức khỏe tim mạch, trí nhớ, hệ cơ xương khớp của con người được củng cố vững chắc hơn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm một số kiến thức bổ ích về loại vitamin này đến với độc giả.
13/12/2021 | Những thực phẩm giàu vitamin K nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày 12/12/2020 | Tìm hiểu vai trò của Vitamin K đối với con người 03/12/2020 | Hướng dẫn bổ sung Vitamin K đúng cách tốt cho sức khỏe
1. Đôi nét về công dụng của vitamin K1
Vitamin K bao gồm 2 dạng đó là vitamin K1 và vitamin K2. Vitamin K1 có khả năng tan trong dầu, tham gia vào quá trình hoạt hóa các yếu tố đông máu hiện diện tại gan. Khi được tạo ra tự nhiên thì vitamin K1 được gọi bằng cái tên phylloquinone, còn khi được tổng hợp nó sẽ chuyển thành phytonadione.
Khi vitamin K1 được bổ sung vào cơ thể, lượng vitamin này sẽ do vi khuẩn trong ruột già chuyển hóa thành vitamin K2. Vitamin K1 chứa trong các loại thực phẩm như bắp cải, cà chua, rau má, thịt, cá,... Số vitamin K1 trong thực phẩm chiếm 75 - 90% lượng vitamin K1 mà con người cần sử dụng.
Dưới đây là một số công dụng của vitamin K1 đối với cơ thể:
Tăng cường sức mạnh cho xương:
Vitamin K1 cung cấp một lượng lớn protein giúp hệ xương luôn chắc khỏe. Loại vitamin này có thể tan trong chất béo, nó có chứa một loại enzyme trải qua quá trình carboxyl hóa giúp kích thích sản sinh ra protein osteocalcin hoạt động, hỗ trợ xương phát triển.
Vitamin K1 giúp tăng cường sức mạnh cho hệ xương khớp
Hỗ trợ làm đông máu:
Sự sản sinh của một loại protein tiền đông máu cũng là nhờ có vitamin K1 tham gia góp mặt. Các protein này bao gồm protein chống đông máu (protein C, S và Z), yếu tố II (prothrombin), VII, IX và X. Những protein này đóng vai trò quan trọng trong việc làm đông máu, giúp cơ thể kích hoạt cơ chế tự bảo vệ, tự chữa lành bằng cách làm đông máu tại vị trí các vết thương hở trên da.
Hỗ trợ cải thiện trí nhớ ở người lớn tuổi:
Theo các nhà nghiên cứu, nồng độ vitamin K1 trong máu cao thì trí nhớ của người đó sẽ càng có xu hướng được cải thiện. Những người này có biểu hiện diễn đạt trí nhớ bằng lời nói sẽ tốt hơn những người bị thiếu hụt loại vitamin này.
Vitamin K1 tốt cho hệ tim mạch:
Ít ai biết rằng vitamin K1 còn có công dụng ngăn chặn tình trạng các khoáng chất lắng đọng và tích tụ trong lòng mạch máu, từ đó góp phần ổn định huyết áp và cải thiện quá trình tim bơm máu đi khắp cơ thể. Sự tích tụ khoáng chất trong lòng mạch còn được gọi là quá trình khoáng hóa. Quá trình này thường xảy ra theo quy luật của tự nhiên khi tuổi tác ngày càng gia tăng và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh về tim mạch. Một người được bổ sung vitamin K1 đầy đủ thì nguy cơ đột quỵ cũng sẽ thấp hơn.
Vitamin K1 giúp ổn định lượng đường trong máu:
Vitamin K1 đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nồng độ insulin trong cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu vitamin K1 được duy trì ở mức hợp lý thì sẽ hạn chế được tình trạng kháng insulin, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường.
Đa phần trẻ sơ sinh khi mới chào đời đều có rất ít vitamin K trong cơ thể bởi vì loại vitamin này hầu như không truyền được từ mẹ qua nhau thai. Thêm vào đó sữa mẹ cũng không có nhiều vitamin K nên trẻ cần được bổ sung vitamin K từ nguồn cung cấp khác. Khi có đủ vitamin K, trẻ sẽ ít phải đối mặt với rủi ro xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não và màng não.
2. Hướng dẫn sử dụng vitamin K1 đúng cách
2.1. Vitamin K1 cần bổ sung bao nhiêu là đủ?
Loại vitamin này có thể được bổ sung theo 2 cách đó là theo đường tiêm hoặc đường uống. Vitamin K1 khi dùng theo đường uống thì khá an toàn và lành tính. Mỗi ngày nên bổ sung khoảng 10mg nhưng nhìn chung nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Đối với trẻ sơ sinh, theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì nên tiêm cho trẻ một liều tiêm bắp duy nhất trong vòng 1 giờ sau sinh với liều lượng từ 0,5 - 1mg.
Vitamin K1 có thể được bổ sung theo đường uống
2.2. Thời điểm thích hợp để uống vitamin K1
Vitamin K là một trong những vitamin có thể tan trong chất béo (bên cạnh vitamin A, D, E). Cũng bởi do mỡ không tan được trong máu nên quá trình hấp thu dưỡng chất cần được tác động bởi acid mật (một chất nhũ hóa do mật sản xuất ra). Do đó để làm tăng khả năng hấp thu của những vitamin này thì bạn nên uống chúng khi đang trong bữa ăn hoặc dùng sau khi ăn khoảng 30 phút. Bạn có thể dùng vitamin K1 vào buổi sáng, trưa hoặc tối đều được.
2.3. Lưu ý về tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng vitamin K1
Phần lớn mọi người hay cho rằng sử dụng vitamin là tốt cho sức khỏe nên ít khi để ý đến các tác dụng phụ có thể gặp phải nếu dùng vitamin sai cách. Thực chất nếu sử dụng vitamin K1 theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì sẽ ít có rủi ro gì đối với cơ thể. Tuy nhiên có những trường hợp vì bổ sung vitamin K1 quá liều cho trẻ nhỏ mà xuất hiện các triệu chứng như sau:
-
Giảm cảm giác thèm ăn, ăn ít;
-
Toàn thân phù nề, khó thở;
-
Trẻ giảm khả năng vận động;
-
Cứng cơ bắp;
-
Tâm lý thay đổi, thường xuyên cáu gắt;
-
Vàng da, vàng mắt, da dẻ xanh xao.
Vì những tác dụng phụ nêu trên, trước khi cho trẻ dùng vitamin K1 các bậc phụ huynh cần tham khảo kỹ lưỡng tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng, tuyệt đối không được tự ý quyết định liều lượng cho trẻ.
3. Điểm danh những thực phẩm cung cấp nhiều vitamin K1
Vitamin K1 được tìm thấy trong rất nhiều loại rau xanh và trái cây tươi. Đặc biệt là các loại rau lá màu xanh đậm sẽ giúp bạn có một lượng vitamin K1 dồi dào, ví dụ như rau cải xoăn, súp lơ xanh, rau bina, rau bắp cải, rau ngót,...
Không chỉ giúp cung cấp nhiều vitamin K1 mà ăn rau còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, bổ sung chất xơ và nước cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng và cho bạn một làn da khỏe mạnh.
Vitamin K1 thường xuất hiện trong rau lá xanh, bơ thực vật và dầu đậu nành
Hy vọng rằng những kiến thức hữu ích mà MEDLATEC vừa chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vitamin K1, cách bổ sung loại vitamin này sao cho chuẩn khoa học và tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng loại vitamin này.