Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout.
15/03/2023 | Chế độ ăn cho người bị Gout: Nên ăn gì và kiêng những gì? 28/12/2022 | Bệnh gout và lưu ý về thực đơn cho người bệnh gout trong ngày Tết 29/07/2022 | Những lưu ý: Bệnh Gout kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?
1. Nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng cho người bệnh gout
Trước khi lên thực đơn cho người bệnh Gout, bạn cần hiểu rõ về nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị Gout cần đảm bảo những điều sau:
- Hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều purin
Cơ thể của người bệnh không có khả năng loại bỏ hiệu quả các axit uric trong cơ thể. Khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa purin như các loại thịt đỏ, các loại hải sản, nội tạng động vật,… nồng độ axit uric trong cơ thể sẽ tăng lên khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh nhân thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau nhức do Gout gây ra, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh.
Người bị Gout không nên ăn các loại thịt đỏ
- Những thực phẩm người bệnh Gout nên ăn:
+ Rau xanh chẳng hạn như rau chân vịt hay súp lơ xanh,… Những loại thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, có khả năng làm giảm hấp thụ đạm, đồng thời giảm hình thành axit uric.
Một số loại rau khác như rau cải xanh, bí hay củ cải có chứa nhiều kiềm và giúp trung hòa axit uric máu, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Hơn nữa, ăn nhiều rau xanh cũng là cách bổ sung các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể và đặc biệt là hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý.
Nên ăn súp lơ xanh để cải thiện bệnh Gout
+ Sữa ít béo: Có tác dụng giảm axit uric trong cơ thể một cách tự nhiên.
+ Đậu phụ, đậu lăng và ngũ cốc nguyên hạt: Các protein thực vật có trong ngũ cốc, các loại đậu,… rất tốt cho người bệnh, giúp hạn chế những cơn đau do bệnh Gout.
+ Các loại trái cây có múi chẳng hạn như cam, quýt,… là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và rất cần thiết đối với người bệnh, giúp giảm nguy cơ bùng phát cơn đau. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn những loại trái cây có chứa ít đường fructose để tránh làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Người bệnh cũng không nên tự ý bổ sung vitamin C khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Quả anh đào: Loại quả này có chứa nhiều anthocyanins – chất chống viêm và chống oxy hóa rất hiệu quả và có thể giúp kiểm soát cơn đau do Gout gây ra hoặc tình trạng viêm do Gout cấp tính.
+ Thịt trắng như cá sông, thịt gà,… Đây là những thực phẩm có chứa nhiều protein và chứa ít purin nên rất phù hợp với người bệnh.
+ Trứng: Thực phẩm này có chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là protein, vitamin B, omega - 3 giúp giảm đau và giảm viêm khớp hiệu quả.
+ Dầu oliu, dầu thực vật có chứa nhiều chất béo tốt, hỗ trợ giảm viêm, giảm sưng đau và giảm tình trạng tích tụ axit uric trong cơ thể.
- Uống đủ nước: Người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là khoảng 2 lít đến 2,5 lít tùy thuộc vào cân nặng của người bệnh. Tuy nhiên cần hạn chế nước ngọt có ga, các loại nước ép có đường hay các loại nước ngọt đóng chai, hộp,…
- Khi chế biến món ăn, nên hấp và luộc, tránh rán, xào và không nên dùng nước luộc thịt.
- Không nên ăn nhiều muối.
2. Thực đơn cho người bệnh Gout
Dưới đây là một số thực đơn cho người bệnh Gout mà bạn có thể tham khảo lựa chọn. Lưu ý chỉ được áp dụng với những trường hợp không bị dị ứng với các loại thực phẩm trong thực đơn.
Có thể ăn ngô luộc cùng với sữa tách béo vào buổi sáng
- Thực đơn số 1:
+ Bữa sáng: Người bệnh có thể lựa chọn 1 bắp ngô luộc kết hợp với sữa tách béo ít đường(180ml).
+ Bữa trưa: 2 bát cơm trắng nhỏ, 1 bát salad rau trộn với trứng luộc, 1 bát nhỏ canh rau cải. Sau bữa ăn, có thể tráng miệng với 1 quả chuối.
+ Bữa tối: Cơm trắng(1 đến 1,5 bát nhỏ), cá hồi sốt cà chua(100g), 1 bát canh rau cần và 1 hộp sữa chua.
Cháo thịt nạc băm cũng rất phù hợp với sức khỏe người bệnh Gout
- Thực đơn số 2:
+ Bữa sáng: Cháo thịt nạc băm(1 bát vừa), một nửa quả táo.
+ Bữa trưa: Cơm trắng(1 bát con), tôm rang (40g), rau cải luộc(200g).
+ Bữa tối: 1,5 bát cơm trắng ăn kèm với 100g thịt nạc rang, cà rốt và su hào luộc(100g). Sau bữa ăn, có thể tráng miệng với dứa (khoảng 1/3 quả).
- Thực đơn số 4:
+ Bữa sáng: 1 bát phở gà.
+ Bữa trưa: 2 bát cơm gạo trắng, 30g thịt lợn băm, một nửa bìa đậu rán và khoảng 200g rau củ luộc.
+ Bữa tối: Cơm trắng(1,5 bát con), thịt ba chỉ luộc(100g), canh bí đỏ(150g)
- Thực đơn số 5:
+ Bữa sáng: 1 suất bánh cuốn kết hợp với sữa tách béo(180ml).
+ Bữa trưa: Cơm gạo trắng(2 bát con), thịt nạc băm hấp(100g), 1 bát canh rau đay nấu cùng mồng tơi.
+ Bữa tối: Cơm trắng(1,5 bát con), 100g thịt luộc, đậu hà lan hấp(100g)
3. Những điều cần lưu ý khi lên thực đơn cho người bệnh Gout
Trong quá trình lên thực đơn cho người bệnh Gout, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
- Nên ăn đúng giờ, đúng bữa.
- Người bệnh lưu ý chỉ nên ăn vừa phải, không ăn quá no, nhất là vào buổi tối.
- Nếu bị thừa cân cần giảm cân. Tuy nhiên, cần thực hiện giảm cân từ từ và khoa học. Nếu giảm cân quá nhanh và bằng những biện pháp tiêu cực có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, gây đau khớp,… Trước khi lên kế hoạch giảm cân, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng để có thể giảm cân hiệu quả và an toàn.
Người bệnh nên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
- Tập luyện mỗi ngày bằng những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe.
- Ngủ đủ giấc và luôn suy nghĩ lạc quan, tích cực.
- Khi cơn Gout cấp tính xảy ra, nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động để tránh tình trạng viêm khớp nghiêm trọng hơn.
- Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Trên đây là gợi ý về thực đơn cho người bệnh Gout. Nếu cần được tư vấn thêm hoặc cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.