Viêm phổi: Phân loại bệnh và các biến chứng nguy hiểm | Medlatec

Viêm phổi: Phân loại bệnh và các biến chứng nguy hiểm

Viêm phổi là loại bệnh mắc phải do phổi bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm các bộ phận của phổi. Đặc biệt ở môi trường khí hậu nhiệt đới làm tăng khả năng nhiễm bệnh do điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Dưới đây là các thông tin liên quan cho các bạn tham khảo.


25/10/2020 | Ho kéo dài có thể dẫn tới viêm phổi hay không?
01/09/2020 | Bệnh viêm phổi và những triệu chứng đặc trưng
05/06/2020 | Viêm phổi do Pneumocystis carinii

1. Viêm phổi là gì và các dấu hiệu viêm phổi

Viêm phổi là hiện tượng phổi bị nhiễm trùng do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm,... tạo thành các ổ nhiễm trùng ở bên trong, một số bệnh nhân viêm phổi sau khi bị viêm phế quản. Viêm phổi có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên phổi. 

Khi phổi bị viêm sẽ tiết ra nhiều dịch phổi và để lại xác tế bào chết ở bên trong, các xác tế bào chết gây tắc nghẽn các túi khí nhỏ và làm giảm khả năng trao đổi oxy, gây nên các tình trạng ho, khó thở,... thường gặp.

Người già và trẻ em là những đối tượng thường gặp ở bệnh viêm phổi vì hệ miễn dịch yếu. 

Viêm nhiễm ở phổi do virus, vi khuẩn xâm nhập và phát triển ở các thùy phổi

Viêm nhiễm ở phổi do virus, vi khuẩn xâm nhập và phát triển ở các thùy phổi

2. Phân loại viêm phổi theo nguyên nhân gây bệnh

Nhiễm trùng do vi khuẩn

Đây là nguyên nhân thường thấy nhất đối với bệnh nhân viêm phổi. Vi khuẩn gây viêm phổi thường là phế cầu khuẩn, nơi trú ẩn của vi khuẩn là cổ họng của bệnh nhân, lây truyền qua đường không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi,... đi theo dịch của người bệnh tiếp xúc và lây bệnh cho người khỏe mạnh. 

Nhiễm virus gây viêm phổi

Nhiều loại virus viêm phổi với cơ chế lây nhiễm đơn giản khiến virus trở thành nguyên nhân phổ biến thứ 2. Phổ biến nhất là virus gây cảm lạnh, cúm,... gần đây nhất là virus CORONA gây bệnh viêm phổi Vũ Hán. 

Khói thuốc là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi hiện nay

Khói thuốc là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi hiện nay

Viêm phổi do nấm

Các bào tử nấm khi hít phải sẽ bám vào phổi, gây viêm nhiễm và phát triển rất nhanh. Các điều kiện gia tăng khả năng viêm phổi do nấm gồm khói thuốc lá, bụi bẩn ở môi trường xung quanh. 

Lây nhiễm cộng đồng

Nguyên nhân của lây nhiễm cộng đồng có cùng tác nhân như nấm, vi khuẩn, virus,... bệnh nhân mắc viêm phổi do lây nhiễm từ người bệnh.

Viêm phổi do hóa chất

Đây là nguyên nhân ít gặp nhưng mức độ nguy hiểm cho bệnh nhân rất cao, hóa chất có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan ngoài phổi. Tùy vào nhiều yếu tố của hóa chất nhiễm phải mà mức độ nhiễm trùng cũng khác nhau như tùy vào loại hóa chất, môi trường và thời gian nhiễm trùng, thể trạng của bệnh nhân,...

Viêm phổi bệnh viện

Có thể khá bất ngờ nhưng ở bệnh viện lại là môi trường lây nhiễm bệnh viêm phổi khó kiểm soát, bệnh nhân thường sẽ xuất hiện bệnh lý viêm phổi sau 48h. Các loại vi khuẩn gây viêm phổi ở bệnh viện thường gặp là vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn tụ cầu vàng.

Bên cạnh đó, có rất nhiều điều kiện ở môi trường xung quanh là tăng khả năng nhiễm bệnh như thường xuyên hít phải khói thuốc lá, bệnh nhân có vấn đề về đường hô hấp như bị viêm thanh quản, dễ cảm lạnh,... những bệnh nhân mắc HIV, ung thư hoặc có tiền sử các loại bệnh liên quan đến gan, tim mạch, hen suyễn, đái tháo đường,... cũng có khả năng cao hơn đối với việc mắc bệnh viêm phổi.

3. Triệu chứng báo hiệu bạn đang có dấu hiệu viêm phổi

Ho là triệu chứng cơ bản nhất trong các dấu hiệu viêm phổi, xuất hiện sớm nhất. Bệnh nhân có thể ho theo từng đợt, ho ngắt quãng, lúc ho thường có đờm có mùi hôi, có màu vàng, màu xanh. Kèm theo từng đợt ho là cơn đau ngực dữ dội. 

Bệnh nhân viêm phổi mức độ nhẹ thường không thở gấp, nhưng viêm phổi mức độ nặng khiến bệnh nhân khó thở, thở nhanh, gấp.

Sốt cao là triệu chứng đi kèm đối với các bệnh nhiễm trùng

Sốt cao là triệu chứng đi kèm đối với các bệnh nhiễm trùng

Triệu chứng chung của các loại bệnh viêm là sốt cao, và dấu hiệu viêm phổi cũng không ngoại lệ. Bệnh nhân có thể bị sốt thành cơn, hoặc sốt liên tục kèm theo rét run. Các bệnh nhân có đề kháng yếu hoặc bệnh nhân có bệnh mạn tính có thể sốt cao lên đến 40 - 41 độ. 

Môi và các đầu chi tím tái, da đỏ lên và nóng ran là những biểu hiện kèm theo sốt.

Bệnh nhân có thể bị khô môi, lưỡi bẩn dù thường xuyên làm sạch răng miệng, hơi thở có mùi,...

4. Cách phòng tránh bệnh viêm phổi 

  • Không sử dụng thuốc lá, thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít phải khói thuốc và bụi bẩn vào phổi.

  • Giảm tần suất sử dụng rượu, bia, các chất kích thích làm giảm hệ miễn dịch và tạo điều kiện viêm nhiễm.

  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt ở vùng cổ, hạn chế sử dụng đồ uống lạnh hoặc có đá.

  • Tiêm phòng phế cầu khuẩn và tiêm vắc xin cúm, đặc biệt là đối với những người có bệnh mạn tính, bệnh liên quan đến phổi và tim mạch.

  • Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, thường xuyên rửa sạch tay, che miệng khi ho và hắt hơi. 

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên, sử dụng nước súc miệng để tăng khả năng kháng khuẩn cho vùng cổ họng. 

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh để tăng cường đề kháng.

  • Đảm bảo nhiệt độ thích hợp với cơ thể của trẻ, không quá nóng để tránh ra mồ hôi cũng không quá lạnh để tránh gây cảm lạnh và gây tổn thương vùng họng.

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để tạo nên hệ miễn dịch khỏe mạnh, đặc biệt là vitamin C.

Bảo vệ trẻ nhỏ khỏi các tác nhân gây viêm phổi là rất quan trọng

Bảo vệ trẻ nhỏ khỏi các tác nhân gây viêm phổi là rất quan trọng

5. Các biến chứng của bệnh viêm phổi

Tùy vào mức độ của tình trạng viêm nhiễm và thể trạng mà người bệnh có thể điều trị khỏi bệnh viêm phổi. Các biến chứng thường xảy ra do sự chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị bệnh.

Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng ở phổi trong một số khả năng có thể lây lan vào máu gây nhiễm trùng máu, theo đường máu và tiếp tục tấn công các cơ quan khác. 

Tràn dịch màng phổi

Dịch tích tụ ở màng phổi gây ra tràn dịch màng phổi, mức độ nhiều gây chèn ép làm xẹp phổi và gây khó thở. 

Áp xe ở phổi

Các vùng nhiễm trùng để có khả năng tạo thành các khoang chứa mủ và gây ra tình trạng áp xe ở các cơ quan nhiễm trùng.

Suy hô hấp cấp (ARDS)

Xảy ra ở các bệnh nhân bị viêm phổi ở cả 2 thùy, lượng oxy trong máu giảm. 

Suy hô hấp

Ảnh hưởng của viêm phổi có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác, chủ yếu là do sự tác động của vi khuẩn. Bệnh nhân có thể giảm huyết áp, giảm nhịp tim, nếu nặng có thể gây mất ý thức.

Các dấu hiệu viêm phổi thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường và bị mọi người xem nhẹ, vì vậy việc giữ gìn ý thức bảo vệ bản thân và những kiến thức liên quan là rất cần thiết. Hãy gọi điện đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900565656 để được giải đáp miễn phí các thắc mắc liên quan. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp