Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến, đồng thời cũng gây ra rất nhiều phiền toái cho người mắc. Trong thời điểm chuyển mùa, viêm mũi dị ứng thời tiết - một dạng phổ biến của viêm mũi dị ứng càng khiến người bị khó chịu hơn. Vậy đâu là cách chữa trị an toàn, hiệu quả?
17/01/2021 | Bật mí những cách chữa dị ứng thời tiết hiệu quả 13/12/2020 | Dị ứng thời tiết lạnh - Nỗi sợ hãi không của riêng ai 08/12/2020 | Cẩm nang những thông tin cần biết về viêm mũi dị ứng thời tiết
1. Viêm mũi dị ứng và viêm mũi dị ứng thời tiết
Viêm mũi dị ứng là một bệnh miễn dịch, do các chất gây dị ứng, được gọi là dị nguyên gây ra khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc mũi. Sở dĩ các chất này có thể gây dị ứng là do hệ miễn dịch xác định nhầm một số chất vô hại trong không khí như một chất gây hại, sau đó cơ thể sản xuất một kháng thể gọi là histamin để chống lại các chất được xác định gây hại này, histamin là nguyên nhân mà cơ thể có những biểu hiện của việc dị ứng.
Các chất gây dị ứng chủ yếu là bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa,… Dị ứng với thức ăn hay thành phần thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng. Ngoài ra, một số người có cơ địa dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, chàm,… có thể là do yếu tố di truyền hoặc do cơ thể quá mẫn cảm.
Viêm mũi dị ứng thời tiết là căn bệnh thường gặp ở những người trẻ tuổi và thanh thiếu niên
Một số thể của bệnh viêm mũi dị ứng:
Viêm mũi quanh năm
Có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Các dị nguyên gây dị ứng cũng rất đa dạng, thường gặp phải là bụi nhà, nấm mốc,… nhiều trường hợp không thể xác định được dị nguyên.
Các cơn dị ứng thường tái phát và diễn ra quanh năm. Tuy nhiên không có triệu chứng điển hình, biểu hiện thường gặp và gây khó chịu nhất là ngạt mũi, có thể chảy mũi nước ra sau về hướng vòm.
Viêm mũi dị ứng thời tiết
Là thể dị ứng thường gặp ở những người trẻ tuổi và thanh thiếu niên, ít khi gặp ở người già và có yếu tố di truyền tác động. Dị nguyên thường là phấn hoa, điển hình là viêm mũi dị ứng mùa xuân.
Người mắc phải viêm mũi dị ứng thể viêm mũi thời tiết có triệu chứng điển hình gồm hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi trong. Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 1 - 2 tuần. Một số triệu chứng có thể đi kèm gồm khó thở, hen phế quản, chảy nước mắt, viêm kết mạc.
Viêm mũi nghề nghiệp
Xảy ra do người bị dị ứng phải tiếp xúc với dị nguyên có mặt trong môi trường làm việc, sản xuất.
Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể gây ra một số vấn đề đi kèm:
-
Chất lượng cuộc sống suy giảm: Các triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể cản trở các hoạt động trong cuộc sống và làm giảm năng suất làm việc, một số bệnh nhân phải vắng học hoặc nghỉ làm vì triệu chứng bệnh trở nặng.
-
Ngủ không ngon giấc: Bệnh nhân trở nên khó ngủ do những triệu chứng giữ cho đầu óc tỉnh táo, hoặc gây ra những cản trở.
-
Khiến bệnh hen suyễn nặng hơn: Nếu bệnh nhân có mắc bệnh hen suyễn, người bệnh có thể bị ho, thở khò khè, các triệu chứng và các cơn hen cũng trầm trọng hơn.
-
Viêm xoang: Ngạt mũi kéo dài có thể tăng độ nhạy cảm của mũi, dễ nhiễm trùng hoặc viêm các màng xoang.
-
Nhiễm trùng tai: Ở trẻ em, viêm mũi dị ứng có thể là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tai (viêm tai giữa).
-
Triệu chứng bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi, một số trường có thể ho, sốt nhẹ, tức ngực hoặc lên cơn hen suyễn.
2. Các xét nghiệm và chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Ngoài phương pháp hỏi trực tiếp khi thăm khám về những vấn đề liên quan đến bệnh như bệnh sử của cá nhân, gia đình, các dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị thông thường của người bệnh, bác sĩ cũng thực hiện những kiểm tra để tìm ra những thông tin bổ sung.
Thử nghiệm chích da
Trong thử nghiệm này, một lượng nhỏ dị nguyên sẽ được chích vào da người bệnh ở cánh tay hoặc lưng, bác sĩ sẽ dựa vào những phản ứng của vùng da bị chích để xác định, nếu bị dị ứng, vùng da bị chích sẽ có vết sưng tấy (tổ ong).
Người bị viêm mũi dị ứng có thể bị viêm kết mạc kèm theo
Đánh giá yếu tố kháng thể miễn dịch dị ứng
Xét nghiệm máu, còn có thể gọi là Rast, có thể kiểm tra phản ứng của hệ miễn dịch đối với 1 dị nguyên cụ thể. Đây là thử nghiệm đo lượng kháng nguyên trong máu, được gọi là kháng globulin miễn dịch E (igE) kháng thể. Mẫu máu thử nghiệm được gửi đi kiểm tra về những phản ứng với chất gây dị ứng.
3. Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết
Điều quan trọng nhất trong việc chữa trị viêm mũi dị ứng đó là việc tránh tiếp xúc với dị nguyên, tuy nhiên, đây không phải là điều mà chúng ta luôn có thể kiểm soát được. Vì vậy, cần có những biện pháp điều trị kèm theo cùng với các biện pháp ngăn ngừa các chất gây dị ứng.
Nếu viêm mũi dị ứng không quá nặng, các thuốc không kê đơn có thể đủ để giảm bớt các triệu chứng. Đối với những triệu chứng khó chịu, có thể cần đến các loại thuốc được kê đơn.
Đối với trẻ em, việc điều trị viêm mũi dị ứng cần tham khảo bác sĩ, một số loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng chỉ được áp dụng đối với người lớn.
Có thể sử dụng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng nhưng không giải quyết được tình trạng dị ứng
Một số thuốc hỗ trợ trong điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết:
-
Thuốc xịt mũi Corticosteroid: Thuốc xịt mũi giúp ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng viêm mũi như ngứa mũi, sổ mũi. Đây là thuốc có thể sử dụng trong thời gian dài và an toàn đối với hầu hết mọi người, tuy nhiên nó có một số tác dụng phụ gồm có mùi khó chịu và có thể gây kích ứng mũi.
-
Thuốc kháng histamin: Thường được điều chế dưới dạng thuốc viên, tuy nhiên cũng có dạng xịt mũi và thuốc nhỏ mắt. Thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa mũi, giảm hắt hơi và chảy nước mũi, nhưng hiệu lực ít hơn với tình trạng nghẹt mũi và có thể gây buồn ngủ.
-
Thuốc thông mũi: Có thể là thuốc viên hoặc thuốc xịt mũi. Một số loại phổ biến là Sudafed, Actifed và Drixoral. Thuốc có thể gây tác dụng phụ gồm tăng huyết áp, mất ngủ, khó ngủ, đau đầu.
Phong cách sống hỗ trợ điều trị:
-
Không treo quần áo, khăn, chăn màn ở ngoài trời trong thời điểm phấn hoa cao vì phấn hoa có thể bám vào khăn, chăn,…
-
Tránh các hoạt động ngoài trời vào sáng sớm vì đó là thời điểm lượng phấn hoa cao nhất trong ngày.
-
Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ, khô thoáng.
-
Tránh các hoạt động cào lá, cắt cỏ vì có thể khuấy động phấn hoa, nấm mốc trong không khí, hoặc có thể đeo khẩu trang khi thực hiện.
-
Có thể sử dụng máy lọc không khí và máy hút ẩm để giảm độ ẩm và làm sạch không khí trong nhà.
-
Chú ý các biện pháp bảo vệ đặc biệt trong thời điểm chuyển mùa.
Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ là phong cách sống bảo vệ bản thân trước các dị nguyên
Thời điểm chuyển mùa khiến căn bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết của bạn càng trở nên khó chịu. Hãy gọi đến hotline 1900565656 để được các bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn miễn phí.