Dị ứng phấn hoa là tình trạng nhiều người gặp phải. Trong số đó, không ít người bị dị ứng phấn hoa ngứa mắt gây nên các cảm giác khó chịu, cản trở sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin nhận diện và cách xử trí với hiện tượng này.
21/04/2023 | Máy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách cải thiện 20/04/2023 | Xuất huyết mắt nguy hiểm không, nên làm gì để khắc phục? 01/02/2023 | Ngứa mắt - nguyên nhân và cách điều trị
1. Nhận diện bị dị ứng phấn hoa ngứa mắt
1.1. Như thế nào là mắt bị dị ứng với phấn hoa?
Phấn hoa là một loại bột mịn được tạo thành nhờ quá trình thụ phấn ở hoa, hầu hết là lành tính. Người có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa dưới mọi hình thức thì cơ thể sẽ tạo phản ứng miễn dịch để chống lại phấn hoa từ đó sinh ra hiện tượng dị ứng mắt.
Dị ứng phấn hoa ngứa mắt là một trong các biểu hiện khi bị dị ứng phấn hoa
Không ít người bị dị ứng phấn hoa ngứa mắt quanh năm trong khi có những người chỉ bị vào một khoảng thời gian nhất định. Có thể dị ứng ở một mắt nhưng cũng có thể xảy ra đồng thời cả hai mắt.
Các loại hoa có thể gây nên dị ứng phấn hoa như: hoa bạch dương, hoa cúc, hoa cỏ, hoa nhài, hoa sồi, hoa hướng dương, hoa cỏ phấn hương,...
1.2. Những biểu hiện cho thấy một người bị dị ứng phấn hoa ngứa mắt
Bản thân vùng da quanh mắt vốn đã nhạy cảm, nếu cộng thêm cơ địa dị ứng thì khi tiếp xúc với phấn hoa sẽ phát sinh hiện tượng dị ứng phấn hoa ngứa mắt. Ban đầu, các biểu hiện dị ứng sẽ đến từ từ với cảm giác mắt bị cộm, ngứa. Khi phấn hoa thâm nhập sâu trong mắt hay vào trong cơ thể qua đường mũi thì sẽ khiến mũi chảy nhiều dịch.
Có thể dựa trên các biểu hiện sau đây ở mắt để nhận biết bị dị ứng phấn hoa ngứa mắt:
- Mắt ngứa nhiều nên phải dụi mắt liên tục khiến mắt bị đỏ.
- Tăng áp lực ở xoang nên bị đau nhức mắt, đau khắp mặt.
- Chảy nhiều nước mắt.
- Sưng và cay mí mắt.
- Hạn chế tầm nhìn, mắt bị mờ.
- Da ở bên dưới mắt hơi xanh, sưng.
Những biểu hiện dị ứng phấn hoa ngứa mắt này cản trở hoạt động hàng ngày của người bệnh, thậm chí còn gây viêm mũi dị ứng, mẩn đỏ da, hen suyễn,... Nặng hơn, có người sẽ bị viêm kết mạc ở mắt làm mạch máu trong kết mạc mở rộng và mắt nổi gân màu đỏ. Đây là bệnh dễ dẫn đến sẹo giác mạc cùng nhiều bất thường khác về thị lực.
2. Xử trí khi bị dị ứng phấn hoa ngứa mắt
2.1. Khắc phục tại nhà
Đầu tiên, khi bị dị ứng phấn hoa ngứa mắt chưa có nhiều biểu hiện khó chịu, bạn có thể khắc phục tại nhà bằng cách:
Ngay khi bị dị ứng phấn hoa ngứa mắt nên rửa sạch mắt dưới nước để loại bỏ phấn hoa
- Rửa sạch vùng mắt và mặt
Nếu khó chịu vì mắt bị dị ứng phấn hoa tuyệt đối không được dùng tay dụi mà cần lấy một chậu sạch đựng nước sạch để rửa vùng mắt và mặt thật kỹ. Đây là thao tác giúp cho phấn hoa còn vương lại ở mắt hay đang ở trong mắt sẽ bị loại bỏ bằng cách trôi ra ngoài theo dòng nước. Làm như vậy cũng sẽ khiến bạn bớt khó chịu đi.
- Chườm lạnh
Sau khi mắt đã được rửa sạch, hãy lấy một chiếc khăn sạch bọc vào đó ít đá rồi chườm lên vùng da xung quanh mắt. Nhờ sự tác động của hơi lạnh mà mạch máu ở đây sẽ được thư giãn, cảm giác sưng và ngứa do dị ứng phấn hoa sẽ được thuyên giảm.
2.2. Can thiệp y tế
Nếu bị dị ứng phấn hoa ngứa mắt đã thực hiện giải pháp hỗ trợ bên trên mà không tác dụng thì nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị an toàn.
2.2.1. Chẩn đoán dị ứng phấn hoa ngứa mắt
Bác sĩ thường căn cứ trên các biểu hiện lâm sàng, nếu cần sẽ chỉ định thêm xét nghiệm dị ứng để chẩn đoán một người bị dị ứng phấn hoa ngứa mắt. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách chích và đưa lượng nhỏ các loại chất dị ứng vào trong các vùng da khác nhau.
Test dị ứng xác định chất gây dị ứng
Sau khi động tác này kết thúc 15 - 20 phút, nếu có biểu hiện mẩn đỏ kèm ngứa thì đó là dị ứng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định xét nghiệm máu IgE - kháng thể liên quan đến dị ứng. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ IgE tăng cao thì sẽ có căn cứ xác định dị ứng hơn là nhiễm trùng.
2.2.2. Điều trị khi bị dị ứng phấn hoa ngứa mắt
- Dùng thuốc nhỏ mắt
+ Nước nhỏ mắt nhân tạo: dùng rửa mắt, giúp làm sạch tạm thời chất gây dị ứng kết hợp tạo độ ẩm cho mắt, làm dịu cảm giác ngứa, khô và đỏ mắt do dị ứng.
+ Thuốc nhỏ mắt thông mũi: thu hẹp mạch máu trong mắt để giảm đỏ mắt khi dị ứng (thuốc này không dùng cho bệnh nhân tăng nhãn áp).
+ Thuốc nhỏ mắt kháng histamin: giảm sưng, ngứa, đỏ khi bị dị ứng phấn hoa ngứa mắt. Đây là loại thuốc cần kê đơn, chỉ có tác dụng trong vài giờ và chỉ nhỏ 4 lần/ngày.
+ Thuốc nhỏ mắt ổn định tế bào: ngăn giải phóng histamin và chất gây dị ứng để giảm ngứa.
+ Thuốc nhỏ mắt chống viêm không chứa steroid: giảm ngứa nhưng dễ tạo cảm giác châm chích.
+ Thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid: dành cho bệnh nhân dị ứng phấn hoa ngứa mắt nghiêm trọng và mạn tính. Cần có phác đồ của bác sĩ để tránh tác dụng phụ tăng nhãn áp, nhiễm trùng, đục thuỷ tinh thể.
3. Phòng ngừa dị ứng phấn hoa ngứa mắt
Những người có cơ địa dị ứng nên chủ động có biện pháp phòng ngừa dị ứng phấn hoa ngứa mắt bằng cách:
- Vào ngày có gió và mùa phấn hoa nên hạn chế đi ra ngoài, nếu cần đi thì phải đeo kính.
- Không đến vùng có nhiều hoa cỏ, nhất là thời điểm trong và sau cơn giông.
- Đóng kín các cửa trong nhà khi đến mùa phấn hoa.
Dị ứng phấn hoa ngứa mắt về cơ bản không phải là biểu hiện nghiêm trọng nhưng nó gây ra những bất tiện không nhỏ cho cuộc sống của người bệnh. Vì thế, hãy hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng để tránh rơi vào tình trạng này. Trong trường hợp nếu bị dị ứng, hãy rửa mắt và theo dõi, nếu có những biểu hiện khó chịu kéo dài hay trầm trọng thì nên khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng khắc phục an toàn.
Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hệ thống thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu từ châu Âu cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, là địa chỉ tin cậy trong khám và điều trị bệnh lý về mắt. Quý khách hàng nghi ngờ dị ứng phấn hoa ngứa mắt, cần được thăm khám có thể đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể.