Thuốc thông mũi có những loại nào? Dùng sao cho đúng cách? | Medlatec

Thuốc thông mũi có những loại nào? Dùng sao cho đúng cách?

Ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi là những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý về mũi ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Triệu chứng thường gặp nhất do các bệnh lý này gây ra đó là nghẹt mũi khiến người bệnh cảm thấy không ít khó chịu. Các loại thuốc thông mũi được coi là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này.


31/05/2023 | Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em
17/05/2023 | Thuốc trị viêm mũi dị ứng và lưu ý khi sử dụng
11/05/2023 | Xì mũi ra máu là dấu hiệu của bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?

1. Một số loại thuốc thông mũi phổ biến

Sau đây là các thuốc thông mũi được dùng để cải thiện triệu chứng nghẹt mũi

1.1. Nước biển hay nước muối sinh lý

Đây là các thuốc không cần kê đơn, độ an toàn cao lứa tuổi nào cũng có thể dùng được, bao gồm cả trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai. Công dụng chính của nước muối sinh lý đó là giúp làm sạch mũi và khiến bệnh nhân cảm thấy dễ thở hơn. 

Nước muối sinh lý thường được dùng để thông mũi, rửa dịch thừa ra khỏi mũi

Nước muối sinh lý thường được dùng để thông mũi, rửa dịch thừa ra khỏi mũi

1.2. Thuốc co mạch

Là nhóm thuốc có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc của mũi, giảm triệu chứng sưng nề và giảm tiết dịch nhầy - tác nhân làm nghẹt mũi. Đó là các thuốc như naphazolin, ephedrin, phebylepherin (tác dụng ngắn) và các thuốc như xylometazolin, tetrahydroxyzin, oxymetazolin (tác dụng dài).

Các thuốc co mạch chứa biệt dược xylometazolin, Naphazolin có khả năng làm giảm hiện tượng sung huyết và giúp co mạch niêm mạc mũi, hạn chế chảy nước mũi. 

1.3. Thuốc xịt mũi kháng viêm chứa glucocorticoid

Những thuốc thuộc nhóm này bao gồm loại thuốc kê đơn và không kê đơn giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. 2 thế hệ thuốc có chứa glucocorticoid được điều chế theo dạng xịt mũi đều có công dụng tương đương nhau. Tuy nhiên các thuốc thuộc thế hệ 2 thì gây ít tác dụng phụ hơn. 

  • Thuốc thế hệ 1: flunisolide, budesonide, Beclomethasone, triamcinolone;

  • Thuốc thế hệ 2: fluticasone furoate, Fluticasone propionate,  mometasone furoate.

Nếu bệnh nhân bị nghẹt mũi, sổ mũi nặng thì trước khi dùng các thuốc xịt mũi glucocorticoid thì nên dùng thuốc co mạch khoảng vài ngày.  Điều này sẽ giúp các thành phần của glucocorticoid thẩm thấu sâu hơn trong khoang mũi của người bệnh.

1.4. Thuốc kháng histamine 

Các thuốc thông mũi chứa thành phần kháng histamin, đơn cử là Azelastine dưới dạng xịt có tác dụng chống lại phản ứng dị ứng, là loại thuốc kê đơn dùng hàng ngày giúp hạn chế các biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Thuốc có thể để lại một vị khó chịu ở miệng khi sử dụng.

2. Các tác dụng phụ khi dùng thuốc thông mũi sai cách

2.1. Thuốc nhỏ mũi gây co mạch 

Nếu bệnh nhân bị nghẹt mũi (có hoặc không kèm theo sổ mũi) thì thuốc nhỏ mũi gây co mạch sẽ là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn từ 3 - 5 ngày để tránh xảy ra tình trạng tái phát các triệu chứng. Ví dụ như ban đầu thuốc giúp bệnh nhân hết bị nghẹt mũi, sổ mũi nhưng nếu lạm dụng có thể khiến biểu hiện này xuất hiện trở lại dẫn đến viêm mũi mạn tính, gây khó khăn trong việc điều trị dứt điểm.

Nếu biết sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, thuốc nhỏ mũi gây co mạch khá an toàn nhưng trong trường hợp lạm dụng thuốc thì có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe do các tác dụng phụ mà thuốc đem lại. Điển hình là các triệu chứng như lo lắng, bồn chồn, tăng huyết áp, mất ngủ, đánh trống ngực, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng tiết niệu, thậm chí là gây ảo giác. 

Đặc biệt là loại thuốc này không dành cho những người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh về tim mạch, tiểu đường, bệnh tuyến giáp và tăng sản tiền liệt tuyến lành tính, không kết hợp thuốc với chất ức chế monoamin oxydase vì có thể làm tăng huyết áp rất nguy hiểm.

Thuốc thông mũi co mạch có thể khiến bệnh nhân gặp tác dụng phụ là lo lắng, bồn chồn

Thuốc thông mũi co mạch có thể khiến bệnh nhân gặp tác dụng phụ là lo lắng, bồn chồn

Thận trọng dùng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nếu dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi có thể dẫn tới phản ứng co mạch toàn thân, tại các vị trí như tim, gan, thận,... gây đổ mồ hôi, tím tái, tai biến, choáng và cần đưa đi trẻ cấp cứu ngay lập tức. Do đó việc dùng thuốc co mạch để thông mũi cần có chỉ định từ bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý sử dụng.

2.2. Thuốc thông mũi chứa glucocorticoid

Các thuốc này thường sẽ có công dụng tại chỗ nhưng không nên dùng dài ngày. Ngoài ra trước khi ngưng thuốc người bệnh nên giảm liều dần dần vì nếu không sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ như sau:

  • Phản ứng tại chỗ: niêm mạc mũi kích ứng, teo và khô niêm mạc mũi, chảy máu cam, loét vách mũi;

  • Phản ứng toàn thân: nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, loãng xương,...

3. Hướng dẫn cách dùng thuốc thông mũi an toàn, hiệu quả

Để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi và sử dụng hiệu quả các loại thuốc thông mũi, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

  • Lựa chọn loại thuốc phù hợp: thuốc nhỏ mũi cần có độ pH trung bình từ 7 - 9;

  • Chỉ nên nhỏ mũi, xịt mũi cho trẻ bằng các thuốc có thành phần là nước muối sinh lý (Natri clỏid 0,9%). Những thuốc còn lại thì không được tự ý sử dụng cho trẻ mà cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa;

  • Không nên tự chế các loại thảo mộc, hoa lá để nhỏ mũi vì chúng chưa được kiểm định về độ an toàn cũng như vô khuẩn, có thể khiến bệnh nhân bị dị ứng hoặc viêm mũi nghiêm trọng hơn;

  • Lưu ý về liều dùng và thời gian sử dụng thuốc: không nên nhỏ thuốc co mạch nhiều lần trong ngày và dùng trong thời gian dài vì sẽ dẫn đến phản ứng viêm do thuốc;

  • Đối với các trường hợp bị nghẹt mũi từ vừa đến nặng thì có thể sử dụng thuốc thông mũi có chứa glucocorticoid nhưng sau khi đã kiểm soát được các triệu chứng của bệnh thì nên giảm liều từ từ để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn;

  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ, đặc biệt là các thuốc thông mũi có tác dụng co mạch để tránh tình trạng trẻ uống nhầm gây biến chứng nghiêm trọng.

Bạn nên lựa chọn loại thuốc thông mũi phù hợp, an toàn, hiệu quả

Bạn nên lựa chọn loại thuốc thông mũi phù hợp, an toàn, hiệu quả

Nhìn chung cả người lớn và trẻ nhỏ nếu bị viêm mũi, nghẹt mũi hay sổ mũi kéo dài không khỏi thì nên đi khám và điều trị tại Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Đôi khi biểu hiện này lại không chỉ đơn thuần là dấu hiệu của các bệnh cảm cúm hay cảm lạnh mà đó có thể là lời cảnh báo của những bệnh lý mạn tính như viêm xoang, viêm mũi dị ứng,... Do đó tốt hơn hết người bệnh nên đi kiểm tra để được điều trị đúng cách, hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn thành thể mạn tính trong tương lai.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Viêm amidan 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Tình trạng viêm amidan 1 bên (thậm chí là cả 2 bên) xảy ra khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm amidan 1 bên, có các dấu hiệu nào giúp nhận biết tình trạng này? Dưới đây là những thông tin sẽ giúp chúng ta trả lời cho các thắc mắc nêu trên.
Ngày 22/06/2023

Bật mí cách đeo khẩu trang không đau tai - tránh mờ kính

Ngày nay với sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp và ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng thì khẩu trang chính là vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người. Tuy nhiên nếu đeo khẩu trang suốt cả ngày dài thì sẽ khiến vành tai chúng ta dễ bị đau, đặc biệt những ai phải đeo kính thì còn thêm tình trạng mờ kính khi đeo khẩu trang. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả những bất tiện này!
Ngày 20/06/2023

Mũi lệch vách ngăn là do đâu và khắc phục thế nào?

Mũi lệch vách ngăn thường khiến người bệnh cảm thấy khó thở và mất đi tính thẩm mỹ trên gương mặt. Đây được coi là một bất thường về cấu trúc mũi, làm sống mũi thay đổi về hình dáng và gây ra các vấn đề khác liên quan đến hô hấp. Các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân gây lệch vách ngăn mũi và các giải pháp khắc phục tình trạng này.
Ngày 19/06/2023

Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi và lời khuyên từ chuyên gia

Tình trạng đau họng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc của nhiều người bệnh với mong muốn nhanh chóng làm dịu bớt cảm giác khó chịu do triệu chứng này gây ra. MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các thuốc chữa đau họng qua bài viết dưới đây.
Ngày 06/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp