Cẩm nang những thông tin cần biết về viêm mũi dị ứng thời tiết | Medlatec

Cẩm nang những thông tin cần biết về viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng là bệnh thuộc di truyền miễn dịch, rất phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây nên như thời tiết, môi trường tiếp xúc,... Dưới đây là bài viết tổng hợp các thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết, một trong những trường hợp dị ứng viêm mũi khá phổ biến.


08/10/2020 | Các loại thuốc viêm mũi dị ứng được dùng phổ biến hiện nay
20/06/2020 | Gợi ý một số loại thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
08/05/2020 | Viêm mũi dị ứng: nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

1. Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng do khi hít thở hít phải các yếu tố gây dị ứng, biểu hiện bằng các triệu chứng như ngứa mũi, sổ mũi,... 

Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng khá phức tạp, chủ yếu là do niêm mũi mạc quá nhạy cảm, đây có thể là yếu tố di truyền từ bố hoặc mẹ, khả năng bị viêm mũi dị ứng sẽ cao hơn khi cả bố và mẹ đều mắc phải. Các yếu tố gây phản ứng cho niêm mạc mũi gồm có các dị nguyên từ môi trường xung quanh như bụi, phấn hoa, lông vật nuôi, khói, khói thuốc lá,... do khí hậu môi trường bao gồm ô nhiễm môi trường và sự thay đổi đột ngột của thời tiết. 

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến và có xu hướng tăng lên

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến và có xu hướng tăng lên

Ngoài ra, một số cấu trúc giải phẫu mũi khác thường có thể làm cho niêm mạc mũi trở nên nhạy cảm hơn, như mũi bị vẹo hoặc bị gai vách ngăn,...

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Sự chuyển đổi thời tiết trong khoảng giao mùa tạo nên nhiều điều kiện gây kích ứng cho niêm mạc của mũi như nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, nồng độ phấn hoa,... Khi tiếp xúc với các dị nguyên này, hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng việc sản sinh ra hoạt chất histamin chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Những đối tượng thường bị viêm mũi dị ứng thời tiết là trẻ em dưới 10 tuổi và người lớn.

2. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng

  • Ngứa mũi: Ngứa mũi là biểu hiện đầu tiên khi bị viêm mũi dị ứng. Hai bên cánh mũi ngứa ngáy và có thể lây lan xuống họng hoặc gây ngứa mắt.

  • Ho và hắt hơi: Ho và hắt hơi thường xuất hiện và kéo dài liên tục thành từng cơn.

  • Chảy nước mũi: Các bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường bị chảy nước mũi loãng, tùy vào mức độ bệnh mà lượng nước mũi nhiều hay ít.

  • Nghẹt mũi: Tình trạng chảy nước mũi thường gây ra nghẹt mũi ở 1 bên hoặc cả 2 bên mũi. 

  • Có thể xuất hiện các vùng da bị khô, có mụn nước và gây ngứa. 

  • Thường đau đầu, mệt mỏi, khó tập trung và gây mất ngủ. 

  • Bị ù tai khi tình trạng dị ứng bắt đầu chuyển nặng.

Lông của thú cưng có thể gây dị ứng mũi

Lông của thú cưng có thể gây dị ứng mũi 

Một số biểu hiện khác của bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết:

  • Trẻ em bị viêm mũi dị ứng thời tiết không hắt hơi mà chỉ bị chảy nước mũi và nghẹt mũi.

  • Thường kéo dài trong khoảng 1 tuần đến nửa tháng, trong lúc bị dị ứng thời tiết thường xuyên chảy nước mắt, viêm kết mạc, khó thở, hen. 

Viêm mũi dị ứng gây ra rất nhiều cản trở cho người bệnh khi những cơn ho, hắt hơi và các triệu chứng khác làm gián đoạn các hoạt động hằng ngày. Bệnh nhân thường bị khó ngủ do nghẹt mũi về đêm, ngủ ngáy do nghẹt mũi và có thể gây mất khả năng cảm nhận mùi của mũi. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra các biến chứng khác như bệnh viêm xoang cấp và mạn tính, viêm kết mạc, bị viêm mũi dị ứng kéo dài có thể gây khởi phát bệnh hen. 

3. Phòng tránh và điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Phòng tránh bệnh

Đầu tiên trong việc phòng bệnh, bệnh nhân cần xác định được bệnh viêm mũi dị ứng của mình có nguyên nhân là gì, từ đó có thể hạn chế tối đa các môi trường chứa dị nguyên gây phản ứng. 

  • Luôn giữ môi trường sinh hoạt và làm việc sạch sẽ thoáng mát, thường xuyên lau chùi bụi bẩn và chống bám khói thuốc. Có thể làm sạch không khí trong phòng bằng máy lọc không khí. 

  • Hạn chế nuôi thú cưng, vật nuôi và tránh tiếp xúc với chúng. 

  • Từ bỏ thói quen dùng tay để ngoáy mũi.

  • Hạn chế ăn tôm, cua, ghẹ, nhộng tằm, cá ngừ,... vì dễ gây dị ứng.  

  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và không hút thuốc lá.

  • Đeo khẩu trang thường xuyên khi ra đường hoặc ở những nơi có nhiều bụi bẩn, hoặc trong môi trường có dị nguyên gây kích ứng như vườn hoa, nhà kho,...

  • Chú ý giữ ấm cổ họng và che kín mũi khi trời trở lạnh.

  • Hạn chế các thức uống lạnh hoặc bỏ đá.

Thường xuyên đeo bịt mặt để bảo vệ niêm mạc mũi khỏi các dị nguyên

Đeo khẩu trang để bảo vệ niêm mạc mũi khỏi các dị nguyên

Cách trị viêm mũi dị ứng

Sử dụng thuốc điều trị:

  • Sử dụng thuốc kháng histamin để ức chế sự sản sinh của hoạt chất này khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên. Các loại thuốc kháng histamin có thể dùng dưới dạng thuốc xịt hoặc thuốc uống. 

  • Sử dụng thuốc chống nghẹt mũi để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đến sinh hoạt hằng ngày, tuy nhiên chỉ nên sử dụng theo số lần được chỉ dẫn, không nên lạm dụng thuốc.

  • Sử dụng các loại thuốc xịt mũi thành phần chứa corticosteroid cũng là cách trị viêm mũi dị ứng để làm giảm nhẹ các triệu chứng trong trường bệnh nhân bị dị ứng cấp tính, hoặc có các biểu hiện nghiêm trọng. 

Nếu tình trạng dị ứng quá nặng, bệnh nhân có thể được tiêm thuốc chống dị ứng để kiểm soát được các triệu chứng bệnh.

Một số cách giảm nhẹ triệu chứng viêm mũi dị ứng đơn giản tại nhà:

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Dùng nước muối sinh lý để rửa các dịch nhầy trong khoang mũi, có thể kháng khuẩn tốt hơn mà không gây kích ứng cho niêm mạc.

  • Xông hơi bằng tinh dầu thiên nhiên: Các loại tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, tràm trà,... có thể làm thông khoang mũi khi xông hơi. 

  • Uống nước gừng lúc chuyển mùa: Nấu nước gừng tươi pha với mật ong và chanh để uống hằng ngày, có thể thêm đinh hương và quế. Gừng có thể giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi,... Vì tác dụng làm ấm của gừng, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thời tiết nên uống nước gừng mỗi buổi sáng lúc trời chuyển lạnh. 

Tác dụng làm ấm của gừng rất hiệu quả cho bệnh viêm mũi dị ứng trong ngày trời trở lạnh

Tác dụng làm ấm của gừng rất hiệu quả cho bệnh viêm mũi dị ứng trong ngày trời trở lạnh

  • Bổ sung Vitamin C: Vitamin C là loại hợp chất dinh dưỡng có nhiều tác dụng, trong đó có cả tính kháng histamin là nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm mũi dị ứng. Các thức ăn chứa nhiều vitamin C có thể kể đến như cam, quýt, ổi, kiwi, dâu tây, cà chua, ớt chuông, khoai tây, giá đỗ,...

Thời tiết chuyển lạnh không chỉ là yếu tố gây ra căn bệnh viêm mũi dị ứng, rất nhiều căn bệnh khác có chu kỳ phát bệnh hoặc trở nặng vào mùa đông. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân thật tốt, hãy gọi điện đến hotline 1900565656 để được các y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn miễn phí. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp