Bà bầu bị ngã đập mông có sao không là một trong các thắc mắc mà các chị em phụ nữ có thể quan tâm. Bởi trong thời gian mang thai, không may có một số trường hợp thai phụ gặp phải tai nạn này dù đã cẩn thận trong việc đi lại và di chuyển. Tìm hiểu chi tiết về vấn đề đó thông qua bài viết sau.
22/11/2022 | Cách xử trí khi bà bầu bị đau răng 02/11/2022 | Bà bầu bị nóng cổ có nguy hiểm không? Cách khắc phục 03/08/2022 | Nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa bụng và cách chữa trị hiệu quả
1. Bà bầu bị ngã đập mông có thể là do đâu?
Hãy cùng điểm qua một số nguyên do có thể làm các chị em phụ nữ trong thời gian mang thai bị ngã đập mông trước khi đi vào giải đáp thắc mắc bà bầu bị ngã đập mông có sao không.
Theo đó, "tai nạn" này xảy ra có thể là do:
1.1. Trọng lượng cơ thể thay đổi
Khi mang thai, việc bà bầu tăng cân khiến trọng lượng cơ thể bị thay đổi. Lúc này, các chị em phụ nữ có thể cảm thấy cơ thể dần trở nên "nặng nề, ì ạch" dẫn đến khó khăn trong việc giữ thăng bằng khi đi lại.
Theo đó, khi phần lớn cân nặng tập trung ở quanh vùng bụng, bà bầu trong quá trình đi đứng thường có xu hướng ngã về phía sau để tìm được sự cân bằng. Đây là lý do có khả năng dẫn đến "tai nạn" ngã đập mông cho các thai phụ.
Trọng lượng cơ thể thay đổi có thể khiến bà bầu bị ngã đập mông
1.2. Xương khớp trở nên "lỏng lẻo" hơn
Để tạo điều kiện cho quá trình sinh nở được diễn ra thuận lợi, xương khớp trên cơ thể các bà bầu dần trở nên mềm và "lỏng lẻo" hơn. Điều này có thể làm cho các chị em phụ nữ dễ té ngã đập mông xuống đất khi mang thai nếu bất cẩn trong lúc di chuyển.
1.3. Huyết áp không ổn định
Huyết áp không ổn định cũng có thể là lý do dẫn đến việc bà bầu dễ bị ngã đập mông. Cụ thể lượng đường huyết trong máu và huyết áp của các thai phụ khi mang thai có sự dao động không đều.
Nó có thể làm xảy ra tình trạng phụ nữ đang mang thai bị hoa mắt, chóng mặt và choáng váng bất chợt, nhất là khi mới ngồi dậy hay khi đứng lên từ tư thế nằm. Và do đó, có khả năng dẫn đến những cú té ngã.
Huyết áp không ổn định có thể làm bà bầu chóng mặt và dẫn tới bị ngã
1.4. Không gian và môi trường xung quanh
Đi kèm với đó, bà bầu có thể bị ngã đập mông trong thời gian mang thai do sự ảnh hưởng đến từ không gian hoặc môi trường xung quanh. Đó là khi các mẹ di chuyển qua các không gian ẩm ướt, trơn trượt, hay ở đó có những đồ vật làm cản chân,... có khả năng làm mẹ không kịp xử lý và rồi bị ngã.
2. Bà bầu bị ngã đập mông có sao không?
Bà bầu bị ngã đập mông có sao không được nhiều chị em quan tâm và lo lắng. Trước tiên, bất kỳ tác động nào đến mẹ trong thời gian mang thai cũng có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Trong đó, nếu mẹ bầu ngã thì tùy vào mức độ té ngã mà gây ra những ảnh hưởng như:
- Đối với mẹ bầu: tùy theo nguyên nhân gây tai nạn, mức độ mà mẹ bầu có thể bị: rạn xương, gãy xương, chấn thương sọ não,....
Những tai biến có thể xảy ra cho thai khi bà bầu bị ngã như:
- Ra máu âm đạo: tùy từng trường hợp có thể ra máu nhiều hay ít. Tuy nhiên, nếu ra máu nhiều, có lẫn máu cục kèm theo có đau bụng dễ gây sảy thai.
- Rỉ ối:
- Giảm chuyển động của thai nhi sau khi mẹ bị ngã.
- Sảy thai, sinh non.
Ngã đập mông trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ sẽ gây nguy hiểm
Do đó, để đảm bảo an toàn, bà bầu nếu không may bị ngã đập mông xuống đất cần tiến hành đi thăm khám. Đặc biệt, cần phải khám cấp cứu ngay trong các trường hợp dưới đây để bác sĩ kịp thời xử lý, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc:
- Thấy xuất hiện dấu hiệu của vỡ ối, và/hoặc xuất huyết âm đạo.
- Thấy đau bụng.
- Có các cơn co bóp tử cung.
- Không thể cảm nhận được chuyển động của thai nhi.
3. Để hạn chế nguy cơ bị ngã đập mông bà bầu nên làm gì?
Trước nguy cơ chịu ảnh hưởng từ cú ngã đập mông lên sức khỏe và sự an toàn của cả bản thân và thai nhi, để hạn chế gặp "tai nạn" này, các bà bầu cần nên làm gì?
Theo đó, dưới đây là một số lưu ý các chị em phụ nữ đang mang thai nên ghi nhớ và thực hiện để hạn chế bị ngã cũng như tránh phải đối diện với các hậu quả đáng tiếc. Cụ thể, đó là:
- Giữ cho không gian xung quanh có đủ ánh sáng để có thể quan sát được các đồ vật hay môi trường. Từ đó, thuận tiện và dễ dàng hơn khi đi lại và di chuyển, chẳng hạn như luôn bật đèn các phòng, nhất là phòng tắm nơi dễ xảy ra trơn trượt, té ngã.
- Đi giày dép đế thấp, chống trơn trượt, hạn chế đi chân trần, hoặc chỉ đi tất.
- Dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong nhà thật ngăn nắp, gọn gàng, không để bừa bộn, vứt đồ đạc lung tung khiến bà bầu bị cản chân và vấp té.
- Hạn chế đi lại, di chuyển qua khu vực ẩm ướt hay trong mùa mưa. Đồng thời, vịn tay bám cẩn thận khi đi lên xuống cầu thang.
Bà bầu nên vịn tay bám cẩn thận khi lên xuống cầu thang
Như vậy, câu hỏi bà bầu bị ngã đập mông có sao không đã phần nào được giải đáp trong bài viết này. Trong thời gian mang thai, các chị em hãy luôn cẩn thận khi di chuyển, đi lại để không bị té ngã hay gặp phải những "tai nạn" không mong muốn. Trường hợp bị ngã đập mông, thai phụ cần đến cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra và kịp thời xử trí nếu có nguy hiểm xảy ra.
Các mẹ bầu có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thăm khám sức khỏe thai kỳ toàn diện, hiệu quả. Các bác sĩ chuyên khoa Sản - phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại đây sẽ trực tiếp kiểm tra, tư vấn, giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Để đặt lịch khám nhanh chóng, vui lòng gọi đến số hotline của Bệnh viện theo số: 1900 56 56 56.