Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và thường gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Trong đó, bà bầu bị nóng cổ là một biểu hiện rất thường gặp ở đa số chị em mang thai. Tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng sẽ gây nhiều khó chịu cho các bà bầu vì ảnh hưởng đến việc ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
25/10/2022 | Bụng bầu bị va đập có sao không và một số lưu ý quan trọng 25/10/2022 | Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Cách phòng tránh hiệu quả? 03/08/2022 | Nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa bụng và cách chữa trị hiệu quả
1. Biểu hiện và nguyên nhân nóng cổ ở bà bầu
Theo thống kê, có đến 30 - 50% phụ nữ khi mang thai đều gặp phải chứng nóng cổ, ợ chua. Tình trạng này nặng nhẹ tùy biểu hiện ở mỗi người và ở những thời điểm nhất định. Thường là chứng nóng cổ sẽ biến mất sau một thời gian nhưng cũng có người bị kéo dài nhiều tháng.
Biểu hiện nóng cổ ở bà bầu
Bà bầu cảm giác bị nóng, khó chịu bắt đầu từ vùng mỏm ức lan lên cổ, kèm theo cảm giác đau tức ở ngực. Cùng với đó là biểu hiện ợ chua, đầy bụng, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi,... Những biểu hiện này có thể xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc sau bữa cơm một thời gian ngắn. Bà bầu bị nóng cổ trong giai đoạn đầu mang thai hoặc sau khi thai nhi được khoảng 27 tuần tuổi.
Bà bầu bị nóng cổ là biểu hiện rất thường gặp ở phụ nữ giai đoạn mang thai
Nguyên nhân nóng cổ ở bà bầu
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị nóng cổ. Trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Dạ dày bị kích thích: Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, dạ dày khó tiêu hơn, axit trong dịch vị dạ dày kích thích niêm mạc dạ dày hay thực quản khiến bà bầu cảm giác nóng rát trong cổ và ợ nóng.
- Do thay đổi nồng độ hóc môn: Trong thai kỳ, hóc môn phụ nữ bị thay đổi lớn, là những nguyên nhân gây nên các vấn đề về dạ dày, ợ chua.
- Do sự chèn ép của thai nhi: thai nhi càng lớn, sự chèn ép vào dạ dày càng mạnh nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động của bộ phận này.
- Trào ngược dạ dày: Nhiều bà bầu bị nóng cổ do trào ngược dạ dày vì nguyên nhân cơ thắt tâm vị bị giãn làm rối loạn dịch vị dạ dày, khiến dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.
Những ai dễ bị nóng cổ khi mang thai
Không phải bà bầu nào cũng đều mắc chứng nóng cổ. Những đối tượng sau dễ bị tình trạng này: người từng có tiền sử nóng cổ, ợ chua khi mang thai; phụ nữ mang thai bị gan nhiễm mỡ, bà bầu đang gặp các vấn đề về dạ dày, thực quản; bà bầu thường xuyên bị táo bón, khó tiêu, ăn uống không khoa học. Phụ nữ mang thai thai tháng cuối của thai kỳ càng có nguy cơ bị ợ chua, nóng cổ nhiều hơn.
Rất nhiều phụ nữ mang thai đều gặp phải vấn đề ợ chua, nóng cổ
2. Bà bầu bị nóng cổ có nguy hiểm không?
Mặc dù là biểu hiện thường thấy ở phụ nữ mang thai nhưng nóng cổ cũng đôi khi cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên, bà bầu bị nóng cổ không nên chủ quan trước mọi biểu hiện bất thường của cơ thể. Nếu nóng cổ kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng khác thì cần phải đến gặp bác sĩ:
-
Nóng cổ kèm theo nuốt khó.
-
Bà bầu thường xuyên đầy bụng, nóng cổ, ợ chua, khó khăn, sút cân, gầy yếu.
-
Đau vùng thượng vị, đau bụng bất thường
-
Cảm thấy yếu cơ vùng hầu họng
Tất cả những dấu hiệu này đều cảnh báo vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của bà bầu. Vậy nên, các mẹ bầu cần chú ý đến sức khỏe của mình, nhất là sức khỏe đường tiêu hóa để đến gặp bác sĩ và khắc phục kịp thời.
Bà bầu không nên chủ quan với những biểu hiện bất thường kèm theo nóng cổ
3. Những giải pháp làm giảm nóng cổ cho bà bầu tại nhà
Nếu bà bầu bị nóng cổ nhẹ, không thường xuyên và không kéo dài, không có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm thì có thể áp dụng những phương pháp làm giảm triệu chứng tại nhà như:
- Dùng nha đam và mật ong: Pha nha đam và mật ong với nước ấm uống buổi sáng để đào thải độc tố trong cơ thể. Nha đam cũng có tác dụng làm dịu cổ và mật ong làm dịu dạ dày.
- Dùng nghệ và sữa chua: tinh chất curumin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt có tác dụng rất hiệu quả khắc phục các vấn đề ở dạ dày. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp kích thích tiêu hóa, phòng táo bón.
- Dùng hạt thì là: Chất anethole giúp kích thích và điều hòa sự co bóp của dạ dày, đây là phương pháp cải thiện đường tiêu hóa rất hiệu quả.
Có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên làm dịu tình trạng nóng cổ
4. Cách phòng và điều trị nóng cổ ở bà bầu như thế nào?
Nếu các phương pháp tự nhiên trên không có tác dụng đối với bà bầu bị nóng cổ thì cần phải có sự can thiệp của y tế. Bà bầu nên đi khám tìm nguyên nhân gây ra biểu hiện nóng cổ và điều trị theo nguyên nhân.
Ví dụ nếu do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ chỉ định dùng các thuốc có tác dụng ức chế sự bài tiết acid dịch dạ dày,...:
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc chữa chữa nóng cổ ở bà bầu cần được thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Bà bầu không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
Phòng tránh nóng cổ ở bà bầu
Cách để tránh bà bầu bị nóng cổ tốt nhất là áp dụng những phương pháp cải thiện ngay từ đầu: ăn uống khoa học, hợp lý, tránh ăn nhiều đồ dầu mỡ, nhiều chất đạm vào buổi tối; không dùng chất kích thích trong thời gian mang thai; nên chọn cách vận động, thể dục điều độ hợp lý, kết hợp dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức khỏe thai kỳ.
Để được chăm sóc sức khỏe thai kỳ toàn diện, quý khách hàng có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi cùng sự hỗ trợ của hệ thống thiết Y tế bị hiện đại sẽ mang đến cho quý khách dịch vụ thăm khám chất lượng cao. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ theo dõi sức khỏe thai kỳ tại MEDLATEC vui lòng gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn.