Tình trạng đau răng ở bà bầu cần được xử trí nhanh chóng bằng những cách phù hợp và hiệu quả để tránh gây ra những ảnh hưởng đến thai kỳ, sinh non,... Dưới đây là gợi ý từ chuyên gia về cách xử trí khi bà bầu bị đau răng.
21/11/2022 | Tại sao mang bầu hay hắt xì hơi và cách cải thiện 19/11/2022 | Bà bầu ăn dưa hấu được không - Top 9 tác dụng ít người biết 19/11/2022 | Bà bầu ăn hạt điều có tốt không và những điều cần lưu ý! 02/11/2022 | Đau răng kiêng ăn gì và một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng
1. Lý do khiến bà bầu bị đau răng?
Bà bầu có nguy cơ bị đau răng hơn vì những lý do dưới đây:
- Sự gia tăng estrogen và progesterone trong giai đoạn mang thai chính là nguyên nhân khiến cho mạch máu ở răng giảm tính đàn hồi và phình to hơn bình thường. Từ đó, huyết dịch ứ trệ đồng thành mao mạch tăng thẩm thấu dẫn tới chảy máu chân răng, viêm lợi và một số vấn đề khác về răng miệng.
Bà bầu bị đau răng do trào ngược dạ dày
- Trào ngược dạ dày thực quản và tình trạng nôn mửa khi ốm nghén
Sự thay đổi lớn về nội tiết tố chính là nguyên nhân khiến van dạ dày giãn rộng và lượng axit trong dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, relaxin tăng nhanh trong thời kỳ mang thai cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến cho thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn, tăng nguy cơ tiết axit trong dạ dày và dẫn tới đầy bụng, ợ hơi,... Ngoài ra, khi thai nhi ngày càng lớn sẽ tạo ra những áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản. Đây cũng là yếu tố tăng nguy cơ bị axit trào ngược.
Khi răng thường xuyên phải tiếp xúc với axit do trào ngược dạ dày thực quản và hiện tượng nôn mửa khi ốm nghén, răng sẽ bị bào mòn, trở nên nhạy cảm hơn và tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
- Do thay đổi chế độ ăn uống
Phụ nữ mang thai phải bổ sung nhiều dinh dưỡng. Ngoài các bữa chính, chị em còn ăn thêm các bữa phụ. Chế độ ăn này khiến cho khoang miệng luôn tồn tại axit và tăng nguy cơ sâu răng.
Thay đổi chế độ ăn uống cũng làm tăng nguy cơ đau răng cho mẹ bầu
- Do thói quen vệ sinh răng miệng:
Vệ sinh răng miệng rất quan trọng để đảm bảo có một hàm răng chắc khỏe và trắng sáng. Đối với các mẹ bầu, vấn đề này lại càng quan trọng hơn do mẹ bầu có nhiều bữa ăn trong ngày. Nhiều mẹ bầu bị đau răng do không vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách.
2. Bà bầu bị đau răng có nguy hiểm không?
Tình trạng đau răng và một số vấn đề về răng miệng có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:
- Tăng gấp 2 lần nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân: Theo các chuyên gia, khi mẹ bầu bị sâu răng hoặc mắc phải một số bệnh lý khác về răng miệng, vi khuẩn có thể từ khoang miệng xâm nhập vào nhau thai và làm tăng nồng độ sinh lý của dịch ối. Từ đó làm tăng nguy cơ sinh non. Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân có nguy cơ tử vong cao hoặc mắc bệnh bại não, thị lực kém, chậm phát triển và một số vấn đề sức khỏe khác.
Nếu không điều trị đau răng sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
- Những đứa trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu bị sâu răng có thể bị sâu răng từ khi còn nhỏ do mẹ truyền vi khuẩn sâu răng khi hôn và bón thức ăn cho trẻ. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của chị em sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bé trong tương lai.
3. Mẹ bầu bị đau răng phải làm sao?
Khi bị đau răng, mẹ bầu không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Do đó, cách tốt nhất là hay đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị hiệu quả. Làm sạch răng miệng chính là biện pháp được áp dụng nhiều nhất để cải thiện tình trạng đau răng cho mẹ bầu.
Ngoài ra, một số biện pháp được áp dụng tại nhà cũng có thể giúp mẹ bầu giảm cơn đau răng, có thể kể đến như:
- Bôi nha đam lên vị trí răng đau và nhẹ nhàng mát xa trong khoảng vài phút. Tính kháng khuẩn, kháng nấm và giảm sưng nướu của nha đam có thể giúp giảm đau răng.
- Sữa có nhiều vitamin K và canxi nên rất có lợi cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, sau uống sữa, mẹ bầu cần vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách để tránh nguy cơ hình thành mảng bám trên răng.
- Nước ép lựu không đường cũng có thể giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn giúp chị em hạn chế những nguy cơ về sức khỏe răng miệng.
- Tỏi: Chất allicin trong loại thực phẩm này được đánh giá như một loại kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn hiệu quả và cải thiện triệu chứng đau răng khi mang thai, đồng thời hạn chế các tác dụng phụ.
4. Hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai
- Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để có thể phát hiện sớm và xử trí kịp thời, hiệu quả các bệnh lý về răng miệng. Càng để lâu, bệnh càng khó xử lý và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với mẹ bầu và thai nhi.
Mẹ bầu nên chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách
- Chăm sóc răng miệng hàng ngày và đúng cách, bao gồm:
+ Mỗi ngày cần đánh răng ít nhất 2 lần.
+ Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mẩu vụn thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng.
+ Sử dụng dung dịch sát khuẩn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại dung dịch phù hợp.
- Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là canxi, phốt pho,... để tăng cường sức khỏe răng.
- Nếu có triệu chứng bất thường như sưng đỏ nướu hay đau rát, chảy máu chân răng,... kéo dài cần đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến bà bầu bị đau răng và cách xử lý hiệu quả cũng như phương pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai,
Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề chăm sóc thai sản hoặc có nhu cầu thăm khám, mẹ bầu có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56. MEDLATEC là nơi quy tụ các hàng đầu về Sản Phụ khoa, chuyên môn giỏi và dày dặn kinh nghiệm. Sau quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu về hướng xử lý hiệu quả và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.