Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, tình trạng mẹ bầu bị ngứa bụng, đùi, mông,… là rất phổ biến. Thông thường, những biểu hiện này không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu mà chỉ gây khó chịu và phiền toái. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh. Vì thế, mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ngứa và kịp thời chữa trị để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc.
02/08/2022 | Bác sĩ tư vấn: Mang bầu mấy tháng có sữa non? 30/07/2022 | Góc tư vấn: Bà bầu ăn ngô có tốt không và những lưu ý quan trọng 29/07/2022 | Bà bầu nằm nghiêng bên nào để đảm bảo an toàn cho thai nhi 29/07/2022 | Bác sĩ giải đáp: Bà bầu ăn bơ có tốt không và cần lưu ý điều gì?
1. Những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa bụng
Ngứa bụng khi mang thai thường là lành tính và sẽ tự biến mất sau khi sinh con và tình trạng này cũng không gây hại cho thai nhi. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị ngứa bụng:
Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi về nội tiết tố, từ đó dẫn đến thay đổi về trạng thái tâm lý và thể chất. Nội tiết tố thay đổi, đặc biệt là hormone estrogen cũng chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa, mọc nhiều nốt ban đỏ, nổi mề đay trên da.
Mẹ bầu bị ngứa bụng có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau
Ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, mẹ bầu cũng có thể bị ngứa bụng nhưng giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ thường xuyên bị ngứa hơn. Nguyên nhân cũng có thể là do lưu lượng máu tăng lên đáng kể, khiến mẹ bầu bị ngứa và có cảm giác hơi khó chịu.
Hiện tượng tăng cân ở mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi sẽ khiến bụng bầu ngày càng to lên, da bị kéo giãn và gây ngứa. Đặc điểm nhận biết rất rõ là những vết rạn ở vùng bụng và đùi của mẹ bầu.
Những trường hợp mẹ bầu có làn da khô hoặc đã từng mắc một số bệnh lý về da, chẳng hạn như bệnh vảy nến, bệnh chàm,… thì nguy cơ ngứa sẽ tăng lên và những cơn ngứa cũng thường nghiêm trọng hơn.
Hơn nữa, ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng viêm chân lông, sẩn mụn ở nang lông,… cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh đó, một số mẹ bầu cũng phải đối mặt với cảm giác ngứa ngáy ở quanh rốn, lưng, bàn chân,… do tình trạng viêm da dị ứng.
Một số bệnh lý khác cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa bụng, có thể kể đến như:
+ Bệnh mề đay sẩn ngứa: Những nốt mẩn ngứa nổi thành từng mảng trên da, nhất là ở phần bụng, đùi, tay, chân,…
Mẹ bầu ngứa bụng có thể do bệnh lý
+ Ứ mật thai kỳ: Những phụ nữ từng mắc bệnh gan hoặc có người thân như bố mẹ, anh chị em ruột thịt có tiền sử mắc bệnh gan thì sẽ có nguy cơ cao bị ứ mật trong thai kỳ dẫn đến triệu chứng ngứa da bụng.
Hormone có ảnh hưởng lớn đến chức năng túi mật, có thể làm chậm dòng chảy của túi mật và thậm chí là ngăn chặn dòng chảy này, dẫn tới sự tích tụ các axit mật ở gan và dẫn đến ứ mật thai kỳ.
+ Bệnh thủy đậu: Khi bị ngứa da, nổi mẩn, có mủ hoặc kèm theo sốt, chị em không nên chủ quan vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Mẹ bầu nên đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
Khi nội tiết tố của mẹ thay đổi nhiều, cơ thể của mẹ cũng sẽ thay đổi và cơ địa thường bị nhạy cảm hơn, dễ bị ngứa da ha dị ứng thức ăn, hương liệu hay một số chất giặt tẩy. Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu cũng có thể bị ngứa da nếu tiếp xúc với một số tác nhân dễ gây dị ứng như lông chó, lông mèo, bụi bẩn, hay sợi vải.
2. Cách chữa trị tình trạng mẹ bầu bị ngứa bụng
Dưới đây là những gợi ý đơn giản, dễ thực hiện giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu bị ngứa bụng:
- Không nên cào, gãi: Khi bị ngứa, bạn không nên cào, gãi vì nó có thể gây kích thích da và khiến những cơn ngứa của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn. Để làm dịu cơn ngứa, bạn không nên gãi mà thay vào đó hãy dùng khăn ấm hoặc khăn mát để chườm lên vùng da ngứa.
Mẹ bầu không nên tắm nước nóng mà chỉ nên tắm nước ấm để tránh làm khô da và kích thích cơn ngứa
- Không nên tắm bằng nước nóng vì để tránh gây khô da và tăng cảm giác ngứa. Mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm và dùng vải bông mềm để chà nhẹ lên da vùng bụng và da toàn thân. Lưu ý nên chọn loại sữa tắm phù hợp với những làn da mẫn cảm, không gây kích ứng.
- Nên giữ ẩm và chống rạn da bằng một số loại tinh dầu được chiết xuất từ thiên nhiên. Tuy nhiên, khi bôi lên vùng bụng, mẹ bầu chỉ nên bôi nhẹ nhàng để tránh gây kích thích co bóp tử cung.
- Nên mặc những trang phục rộng rãi, có chất liệu thấm hút tốt.
- Tránh ra ngoài khi thời tiết quả nắng nóng, đồng thời mẹ bầu cũng không nên tiếp xúc với những đồ vật bị bụi bẩn hay một số tác nhân gây ngứa khác.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục để máu được lưu thông.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày và ăn nhiều rau củ quả. Đồng thời hạn chế ăn những thực phẩm có tính cay nóng để tránh nguy cơ kích thích những cơn ngứa.
Mẹ bầu cần lưu ý, trường hợp ngứa bụng kèm theo những triệu chứng bất thường dưới đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý:
- Ngứa da bụng và da toàn thân, da có màu vàng kèm theo rối loạn tiêu hóa,… Những triệu chứng này rất có thể là do tình trạng ứ mật thai kỳ.
Nếu có những bất thường kèm theo cơn ngứa bụng, mẹ bầu nên đi khám sớm
- Ngứa kèm theo sốt, phát ban có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, sởi, sốt phát ban,…
- Những cơn ngứa xuất hiện cùng với những tổn thương ngoài da có thể là do viêm da cơ địa hoặc bệnh vảy nến.
Khi xuất hiện những biểu hiện trên, chị em nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời. Chuyên khoa Sản phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ các bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm chính là địa chỉ thăm khám đáng tin cậy của các mẹ bầu thông thái. Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám, mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn trực tiếp cho bạn.