Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ.
16/06/2023 | Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết 16/06/2023 | Đau bụng giun ở trẻ em: Nguyên nhân - biểu hiện và cách chữa trị 23/12/2022 | Nhiễm trùng não do giun sán có nguy hiểm không và cách điều trị
1. Có thể điều trị dứt điểm giun kim không?
1.1 Tổng quan về bệnh giun kim ở trẻ
Giun kim có tên khoa học là enterobius vermicularis, là một loại giun nhỏ, sống chủ yếu ở đường tiêu hóa của trẻ em. Bệnh giun kim có thể lây từ người này sang người khác.
Bệnh giun kim có thể sẽ để lại một số những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em.
Hình ảnh mô phỏng giun kim xâm lấn cơ thể
Giun kim trưởng thành hầu hết đều xuất hiện tại ruột non, sau đó chúng di chuyển xuống ruột già (khu vực đại tràng). Bên cạnh đó, giun kim cũng có thể được phát hiện ở ruột thừa, đồng thời là lý do gây ra viêm ruột thừa cấp tính.
Thông thường, những con giun kim cái mang trứng đã thụ tinh ra rìa hậu môn để đẻ. Lúc này, tại vị trí các nếp nhăn rìa hậu môn, ấu trùng giun kim sẽ nhanh chóng phát triển. Cũng vì thế, những người có giun kim đang đang đẻ ở hậu môn có khả năng tái nhiễm rất cao, nhất là trẻ nhỏ do chưa nhận thức được về vệ sinh, có thể đưa tay gãi hậu môn rồi cầm vào đồ ăn, hay dụng cụ ăn uống,... Trường hợp khác, ấu trùng giun kim sẽ di chuyển ngược lại vào trong cơ thể và gây tái nhiễm. Quá trình phát triển từ ấu trùng tới trưởng thành được diễn ra trong ruột.
1.2 Giun kim lây truyền qua đâu?
Trứng giun kim sẽ xâm nhập vào trong cơ thể của trẻ qua đường ăn uống, sau đó sinh sôi, phát triển trong dạ dày, từ đó hình thành nên các ấu trùng giun kim và xâm lấn vào ruột. Những con ấu trùng này tiếp tục phát triển và trở thành giun kim trắng có độ dài khoảng 1cm.
1.3 Có thể điều trị dứt điểm giun kim không?
Có thể điều trị dứt điểm được giun kim nếu được khám và chỉ định dùng thuốc đúng, kết hợp với phòng ngừa tái nhiễm lại.
Giun kim có tốc độ sinh nở rất nhanh
2. Khi nào thì biết bé bị mắc giun kim? Hậu quả là gì?
Trẻ bị mắc giun kim thường có những biểu hiện cụ thể. Để có thể điều trị dứt điểm giun kim, bạn cần nắm chắc được thông tin này.
2.1 Biểu hiện mắc giun kim
Giun kim không phải là tình trạng quá nguy hiểm nhưng khi tồn tại trong cơ thể người sẽ gây ra một số biểu hiện đi kèm khác nữa. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Điển hình như:
-
Rối loạn tiêu hóa: Trẻ sẽ trở nên biếng ăn hơn, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
-
Trẻ thường xuyên chán ăn hoặc ăn không tiêu, đi kèm với buồn nôn và đau bụng âm ỉ.
-
Ngứa rát hậu môn vào buổi tối.
-
Rìa hậu môn bị tấy đỏ, xung huyết.
-
Phân nát hoặc lỏng, đi ngoài có thể ra máu hoặc chất nhầy tương tự như dịch mũi.
-
Trẻ thường bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh hoặc thần kinh bị kích thích gây nên hiện tượng khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu, hay giật mình và dễ khóc đêm.
Giun kim khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
2.2 Hậu quả khi mắc giun kim
Giun kim nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số hậu quả khôn lường ở cả trẻ nhỏ và người lớn.
Với trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ, mắc giun kim là nguyên nhân dẫn đến tình trạng còi xương, chậm lớn và suy dinh dưỡng. Màu sắc của da cũng thay đổi, nhợt nhạt hơn, xanh xao hơn. Trẻ còn bứt rứt, khó chịu và tính khí thất thường hơn, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển về thể chất và tinh thần ở trẻ. Giun kim gây ngứa nên bé cũng có thể hay đái dầm.
Với người lớn
Đối với nam giới giun kim sẽ gây ra dị tinh. Còn với nữ giới thì gây viêm âm đạo. Đôi khi, giun có thể di chuyển xuống phổi và các bộ phận khác gây viêm nhiễm nặng.
Trong một số trường hợp gây nên nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp tính do giun chui vào ruột thừa. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
3. Cách phòng ngừa
Các bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra hướng giải quyết điều trị dứt điểm giun kim với thuốc khi bé chẳng may mắc phải, đồng thời đưa ra khuyến cáo cho các bậc phụ huynh trong việc phòng tránh lây nhiễm giun kim ở trẻ. Cụ thể:
-
Đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi.
-
Đối với trẻ từ 2 -12 tuổi, thuộc đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất, cha mẹ cần chú ý cho con đi tẩy giun theo định kỳ 2 lần một năm.
-
Bảo vệ môi trường, không gian sống luôn sạch sẽ, thông thoáng.
-
Các con cần được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa thật sạch tay bằng dung dịch xà phòng sau khi đi tiểu tiện, đại tiện, nghịch bẩn; và trước khi ăn.
-
Cha mẹ cần chú ý cắt ngắn móng tay cho con, không để dài.
-
Không để con mặc quần rách đũng, hở đũng.
Rửa sạch tay bằng xà phòng để tránh lây nhiễm giun kim
Khi trẻ bị nhiễm giun kim, các bậc phụ huynh nên đưa con tới các cơ sở y tế uy tín để xác định chính xác tình trạng bệnh.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra và đưa ra hướng dẫn điều trị dứt điểm giun kim dựa trên tình trạng bệnh. Tình trạng tái nhiễm cũng có thể diễn ra sau một thời gian điều trị dứt điểm dài. Tuy nhiên lúc này cha mẹ cũng đã có kinh nghiệm để có hướng chăm sóc con tốt nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tiếp nhận nhiều ca bệnh nhiễm giun kim, đồng thời đưa ra hướng điều trị dứt điểm giun kim cũng như chia sẻ cách phòng ngừa hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn đang có những thắc mắc cần hỏi xoay quanh vấn đề này, hoặc có nhu cầu đặt lịch khám và điều trị sức khỏe tại MEDLATEC thì có thể gọi điện trực tiếp tới hotline 1900 56 56 56, tổng đài viên của bệnh viện sẽ hỗ trợ bạn.