Nấm phổi thuộc trong số các loại bệnh lý nhiễm nấm xảy ra tại phổi. Tỷ lệ người mắc bệnh nấm phổi rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 0,02% trong số các bệnh về phổi. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị bệnh này kịp thời thì nguy cơ tử vong có thể lên đến 50 - 70%.
14/10/2022 | Xơ phổi sau lao ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe bệnh nhân? 14/10/2022 | Nguyên nhân và cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà 14/10/2022 | Thận trọng với một số nguyên nhân tràn dịch màng phổi
1. Đại cương về nấm phổi
Nấm phổi là một dạng viêm phổi gây ra bởi các loại nấm gây bệnh ở người. Với những người có sức đề kháng tốt thì nguy cơ mắc bệnh nấm phổi rất hiếm khi xảy ra. Bệnh thường phát triển ở những người lớn tuổi già yếu, hệ miễn dịch suy giảm hoặc mắc bệnh mạn tính kéo dài. Nấm phổi bao gồm 2 loại chính đó là:
-
Nhiễm nấm cổ điển: gồm Histoplasmosis, Cryptococcus;
-
Nhiễm nấm cơ hội: ví dụ như Aspergillus, Candida.
Nấm phổi là một dạng viêm phổi gây ra bởi các loại nấm gây bệnh ở người
Trong đó thường gặp nhất là 3 loại nấm Candida, Aspergillus và Cryptococcus.
Do việc chẩn đoán nấm phổi rất khó khăn, dễ bị nhầm sang bệnh viêm phổi khác nên sẽ làm sai hướng điều trị, từ đó bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Không chỉ có vậy, các bào tử nấm có thể tồn tại trong không khí, khi người bệnh hít vào chúng sẽ dễ dàng gây bệnh nếu gặp điều kiện thích hợp. Chính vì những lý do này nên đây được coi là một bệnh lý nguy hiểm, thậm chí người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị tích cực.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm phổi
Nấm phổi có xu hướng gây bệnh ở những vị trí bị tổn thương trong cơ thể hoặc do hiện tượng hoại tử gây nên. Đa phần nấm chỉ ký sinh cơ hội nhưng chúng sẽ phát triển và gây bệnh tại phổi nếu gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như:
-
Dùng corticoid trong thời gian dài, lạm dụng thuốc kháng sinh;
-
Hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể không đủ sức chống lại sự phát triển của nấm gây bệnh (phẫu thuật ghép tạng hoặc bị HIV/AIDS);
-
Rối loạn dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa;
-
Mắc các bệnh lý về máu, bệnh lympho hoặc bạch cầu cấp tính, giảm bạch cầu kéo dài;
-
Bệnh nhân từng mắc lao phổi.
Như đã đề cập ở trên, bệnh nấm phổi thường biểu hiện ít hoặc không có triệu chứng điển hình, dễ nhầm lẫn sang những bệnh lý hô hấp khác như bệnh lao phổi hay viêm phổi,... Phần lớn dấu hiệu của bệnh thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp cảnh báo bệnh nấm phổi bạn nên hết sức cảnh giác:
-
Đa phần người bệnh sẽ trải qua triệu chứng sốt cao lâu ngày không khỏi;
-
Đau tức ngực, khó chịu ở vùng ngực;
-
Ho khan đôi khi ho máu;
-
Sụt cân không rõ nguyên nhân;
-
Khó thở;
-
Cơ thể mệt mỏi;
-
Hạch sưng, tắc nghẽn đường thở do nấm gây nên;
-
Nếu nhiễm nấm aspergillosis thì người bệnh thường bị ho ra máu.
Cần lưu ý rằng nếu bỏ qua không chú tâm điều trị bệnh nấm phổi, khi đó các bào tử nấm sẽ lây lan sang những cơ quan khác và gây bệnh tại các vị trí mới mà nó lan đến, ví dụ như viêm cơ, nấm não (áp xe não, viêm màng não), tổn thương da, nghiêm trọng nhất là nhiễm nấm huyết.
Nấm phổi thường không có biểu hiện đặc trưng nên dễ bị nhầm sang các bệnh lý hô hấp khác
Nếu tình trạng nấm phổi diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ho ra máu mất kiểm soát, thể trạng suy kiệt, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.
3. Các phương pháp điều trị nấm phổi
Điều trị nấm phổi sẽ dựa trên vị trí tổn thương do nấm gây nên. Nếu bệnh khởi phát tại phổi thì mục tiêu điều trị lúc này là ngăn chặn nấm sẽ lây lan ra ngoài phổi tới các cơ quan khác, hoặc điều trị tình trạng nấm phổi mạn tính. Dựa trên từng bệnh cảnh cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị tối ưu nhất:
-
Đối với những trường hợp bị nấm phổi nặng hoặc kéo dài thì cần được chăm sóc và chữa trị trong khoảng vài tuần;
-
Ở những bệnh nhân bị nấm phổi có diễn tiến nhanh hay bị nhiễm vi nấm thể lan tỏa thì cần được điều trị tích cực, khẩn trương, càng sớm càng tốt;
-
Trong trường hợp người bệnh có biến chứng viêm màng não do nấm phổi cần cảnh giác với nguy cơ tràn dịch não thất vì đây là tình trạng rất dễ xảy ra ở những người bị viêm màng não do nhiễm nấm chưa kịp điều trị.
Hiện nay, phác đồ điều trị kháng nấm phổ biến thường được áp dụng bao gồm các loại thuốc có tác dụng kháng nấm, ví dụ như amphotericin B, fluconazol. Các thuốc thay thế có thể được chỉ định là fluconazol hoặc itraconazole. Đây là những loại thuốc có thể ức chế sự phát triển của nấm ở các trường hợp nhiễm nấm lâu dài nhưng bệnh nhân cần kiên trì điều trị trong thời gian dài.
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị nấm phổi, phù hợp đối với các trường hợp như:
-
Cần dẫn lưu các ổ áp xe;
-
Loại bỏ những tổn thương tại xương;
-
Cắt bỏ những thương tổn tại phổi đang có nguy cơ tiến triển thành mạn tính, qua đó tiếp tục điều trị bằng thuốc khi nấm mới chỉ đang phát triển khu trú tại phổi.
4. Phòng tránh bệnh nấm phổi bằng cách nào?
Trên thực tế để phòng ngừa việc nhiễm phải các tác nhân dẫn đến bệnh nấm phổi không phải là điều dễ dàng. Nguyên nhân là vì nấm gây bệnh có mặt tại khắp mọi nơi như không khí, nguồn nước chúng ta hít thở và sinh hoạt hàng ngày.
Theo phân tích của các chuyên gia, cách duy nhất để chủ động giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm phổi là nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách:
-
Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày;
-
Bổ sung đủ nước, vitamin C thông qua rau xanh, hoa quả tươi;
-
Lau dọn sạch sẽ không gian sống và làm việc để tránh nấm mốc sinh sôi phát triển, tránh để đồ đạc bị ẩm ướt;
-
Khi vệ sinh nhà cửa và khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh hít phải nấm gây bệnh.
Nên tập thể dục thể thao thường xuyên để có một lá phổi khỏe mạnh
Như vậy, những người bị nấm phổi thường gặp khó khăn trong việc chẩn đoán vì triệu chứng của bệnh thường không đặc trưng. Do đó nếu gặp các triệu chứng nghi ngờ bị nấm phổi, bạn nên đi kiểm tra ngay để được điều trị kịp thời, tránh để tình trạng biến chứng nguy hiểm xảy ra trong tương lai.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi tiếp nhận chẩn đoán và điều trị rất nhiều trường hợp mắc các bệnh lý về hô hấp. MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, cùng với đó là hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại và Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP, giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thăm khám.
Hãy liên hệ ngay hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tổng đài viên tư vấn chi tiết về cách đặt lịch cũng như các dịch vụ khác tại viện bạn nhé!