Xơ phổi sau lao là một căn bệnh thường gặp đối với các bệnh nhân mắc bệnh lao nặng hoặc không điều trị sớm. Tình trạng này không chỉ tác động đến sức khỏe của bệnh nhân mà còn đe dọa đến mạng sống nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy bệnh xơ phổi có thể chữa trị được không? Những ảnh hưởng đáng lo ngại của xơ hóa phổi đối với bệnh nhân là gì?
06/08/2022 | Góc giải đáp: Xơ phổi do bệnh phổi cũ có nguy hiểm không? 26/03/2022 | Phương pháp tầm soát xơ phổi hậu Covid bằng chụp cắt lớp 07/08/2021 | Xơ phổi có chữa được không và lối sống khoa học cho bệnh nhân 03/08/2021 | Các biến chứng của xơ phổi và 4 phương pháp điều trị bệnh phổ biến
1. Xơ phổi là gì?
Phổi là bộ phận quan trọng của con người, có cấu tạo xốp, mềm và đàn hồi, được các xương sườn bao bộc và nằm bên trong lồng ngực. Nhiệm vụ chính của cơ quan này là vận chuyển oxy từ không khí đến các tĩnh mạch và đưa khí thải CO2 từ trong động mạch đi ra khỏi cơ thể. Thêm vào đó, phổi còn có công dụng chuyển hóa chất sinh học, loại bỏ độc tố trong máu và lưu trữ.
Xơ phổi hay còn gọi là xơ hóa phổi, có tên tiếng anh là Pulmonary Fibrosis, đây là hiện tượng các mô phổi bị xơ cứng, tổn thương, mất sự đàn hồi, dày lên và hình thành một vết sẹo ở phổi. Khi xơ sẹo xuất hiện, quá trình hô hấp của cơ thể sẽ bị cản trở. Khi xơ phổi lan rộng, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và khó chữa trị để phục hồi hoàn toàn.
Một số dấu hiệu của bệnh xơ hóa phổi thường gặp là:
-
Khó thở, hụt hơi, thở nông,... nhất là sau hoặc trong khi bệnh nhân ho khan hoặc hoạt động mạnh.
-
Ngực đau tức, khớp và các bắp thịt đau nhức.
-
Ho khò khè, ho dai dẳng, ho khan và ho ra máu.
-
Sụt cân, thường xuyên mệt mỏi,... không rõ nguyên nhân.
Mỗi bệnh nhân khác nhau sẽ có biểu hiện mắc bệnh xơ phổi khác nhau, tùy vào sức khỏe cũng như thời điểm phát triển bệnh. Một số người bệnh phát triển bệnh nhanh chóng với các biểu hiện cực kỳ trầm trọng. Tuy nhiên số khác chỉ có dấu hiệu nhẹ, sau một thời gian dài (vài tháng hoặc 1 năm) mới tiến triển thành biểu hiện mạnh mẽ.
Đôi nét tổng quan về bệnh xơ hóa phổi
2. Nguyên nhân chính dẫn đến xơ phổi
Do những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài nên bệnh xơ hóa phổi dần trở nên phổ biến hơn. Hiện nay có khá nhiều lý do gây ra bệnh lý này, nhưng chủ yếu là:
-
Môi trường ô nhiễm: Các chất gây ô nhiễm và độc hại như: sợi amiăng, bụi silic, hay các chất hữu cơ như: mía đường, bụi ngũ cốc, phân động vật,... cũng có thể dẫn đến xơ phổi.
-
Bức xạ từ quá trình điều trị các bệnh liên quan đến ung thư vú và phổi.
-
Lạm dụng thuốc: Các sản phẩm thuốc hóa trị như: thuốc cyclophosphamide, thuốc methotrexate. Thuốc kháng sinh và thuốc trị tâm thần như: thuốc sulfasalazine, thuốc nitrofurantoin. Hoặc thuốc chữa bệnh rối loạn nhịp tim hay các vấn đề khác về tim mạch như: propranolol, amiodarone.
-
Các bệnh như viêm khớp, hội chứng Sjogren và sarcoidosis, bệnh viêm phổi, bệnh trào ngược dạ dày,... tác động đến toàn bộ các mô trong cơ thể, trong đó bao gồm cả phổi.
Bên cạnh các lý do vừa đề cập trên thì xơ phổi sau lao là lý do phổ biến và thường diễn ra nhất hiện nay. Những bệnh nhân mắc bệnh lao thường chịu nhiều tổn thương ở phần phổi, vì vậy quá trình phổi bị xơ hóa sau lao cũng trở nên nhanh chóng hơn.
Xơ phổi sau lao là nguyên do chủ yếu dẫn đến bệnh
3. Xơ phổi sau lao nguy hiểm ra sao?
Xơ phổi sau lao là mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe của chúng ta, bởi chúng có thể dẫn đến các biến chứng như:
3.1. Giảm nồng độ oxy trong máu
Một trong những biến chứng hàng đầu mà người bệnh xơ hóa phổi sau lau có thể gặp phải là nồng độ oxy trong máu suy giảm. Lý do là vì phổi hoạt động yếu hơn khiến bệnh nhân hít thở khó khăn cũng như lọc oxy. Tất cả dẫn đến lượng oxy cần cung cấp cho máu ít hơn nhu cầu của cơ thể.
Não bộ và tim mạch là hai cơ quan cần lượng lớn oxy để nuôi dưỡng, nếu nồng độ oxy trong máu suy giảm sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Các hoạt động thông thường của cơ thể người bệnh đều có thể bị tác động. Nghiêm trọng hơn tình trạng này có thể khiến người bệnh mất mạng nếu không được kịp thời trị liệu oxy.
Khi mao mạch máu nhỏ và động mạch ở phổi bị các mô sẹo chèn ép vào sẽ dẫn đến nguy cơ tăng áp động mạch phổi. Lúc này, bệnh tình đã ở mức báo động nguy hiểm, hiện tượng vỡ mạch máu bên trong có thể diễn ra bất kỳ lúc này, khiến người bệnh mất mạng nhanh chóng.
3.3. Suy tim phải
Bệnh xơ phổi sau lao có thể khiến mạch máu bị cản trở, bắt buộc tâm thất phải bơm máu một cách mạnh mẽ hơn để máu có thể đi qua được động mạch phổi. Từ đó tình trạng suy tim phải càng ngày trở nên nặng nề hơn và gây nguy hiểm đến mạng sống của người bệnh.
Bệnh xơ hóa phổi ở giai đoạn cuối thường dẫn đến biến chứng nguy hiểm là suy đường hô hấp. Tình trạng này diễn ra khi lượng oxy trong máu bị suy giảm đến mức báo động, từ đó gây ra hiện tượng rối loạn nhịp tim.
Những biến chứng của bệnh xơ phổi sau lao có thể làm người bệnh mất mạng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, ngoài việc chữa trị thì phòng chống các biến chứng cũng là điều quan trọng cần thực hiện.
Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy khi mắc bệnh xơ phổi sau lao
4. Xơ phổi sau lao có chữa được không?
Với bệnh xơ hóa các mô phổi sau lao do tổn thương kéo dài, hiện nay chưa có phương pháp chữa bệnh nào có thể giúp hồi phục chức năng, cũng như khả năng co giãn ở các mô này. Các biện pháp chữa bệnh ngày nay chủ yếu là ngăn cản tình trạng xơ hóa phổi tiếp tục phát triển và lan rộng. Nếu quá trình chữa bệnh hiệu quả, cộng với sức khỏe của người bệnh tốt thì bệnh có thể được kiểm soát và người bệnh cũng được cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tùy vào kết quả chẩn đoán bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa bệnh hiệu quả và phù hợp với người bệnh. Một vài biện pháp điều trị xơ hóa phổi sau lao có thể áp dụng hiện nay gồm:
4.1. Điều trị bằng thuốc
Hiện nay có 2 sản phẩm thuốc có công dụng làm quá trình xơ phổi phát triển chậm lại rất hiệu quả và được sử dụng phổ biến, đó là thuốc pirfenidone và pirfenidone. Tuy vậy cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Các phản ứng phụ khi sử dụng thuốc có thể gặp phải gồm: sốt phát ban, buồn nôn, tiêu chảy. Bác sĩ cần gắt gao theo dõi và kịp thời ngăn ngừa các phản ứng phụ để không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Chữa bệnh xơ phổi bằng thuốc mang đến công dụng nhất định
4.2. Trị liệu oxy
Khi mức độ xơ hóa phổi trở nên nghiêm trọng, chức năng hô hấp bị hạn chế dần khiến cho người bệnh có thể có nguy cơ suy hô hấp mạn tính. Tình trạng này kéo dài càng lây sẽ càng dẫn đến nhiều thương tổn cho nhiều bộ phận, nhất là não bộ.
Biện pháp trị liệu oxy sẽ giải quyết vấn đề này, bệnh nhân sẽ dễ dàng hít thở hơn và các bộ phận trong cơ thể cũng vận hành tốt hơn. Tuy nhiên, biện pháp này không giúp ngăn chặn hoặc hồi phục các thương tổn, chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng tạm thời.
4.3. Ghép phổi
Đây là phương pháp tối ưu nhất hiện nay để người bệnh có cơ hội sinh hoạt và kéo dài cuộc sống bình thường của mình. Tuy nhiên, biến chứng nhiễm trùng và thải ghép vẫn có thể diễn ra dù chọn được lá phổi phù hợp với người bệnh. Chính vì thế, cần theo dõi thường xuyên và có phương pháp ngăn chặn thích hợp.
Xơ phổi sau lao gây ra những biến chứng gì? Có lẽ bạn đọc đã tìm được lời giải đáp cho vấn đề này qua bài viết trên. Để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, Quý khách nên đến chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện để đặt lịch khám.