Thở khò khè là một triệu chứng đáng chú ý trong các triệu chứng có thể gặp phải ở đường hô hấp. Tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, song người lớn cũng có thể gặp phải. Để biết được nguyên nhân do đâu người lớn bị thở khò khè và nên làm thế nào khi gặp phải, bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau đây của MEDLATEC.
02/01/2023 | Thở dài có phải là dấu hiệu sức khỏe đáng lo ngại không? 08/12/2022 | Kỹ thuật ECMO - thở không cần tim, phổi và những điều nên biết 26/11/2022 | Hít thở bằng bụng đúng cách theo hướng dẫn từ chuyên gia
1. Thở khò khè ở người lớn nguyên nhân do đâu?
Thở khò khè là tình trạng có sự xuất hiện âm thanh nghe giống như tiếng huýt sáo khi người bệnh thở ra hoặc kể cả khi hít vào. Nó thường xảy ra cùng với hiện tượng khó thở và gây nên cảm giác khó chịu cũng như sự mệt mỏi cho người bệnh. Cùng với đó, tình trạng này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bệnh nhân nằm xuống; có trường hợp người bệnh phải há miệng để thở nhằm cảm thấy thoải mái hơn.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ở đối tượng bệnh nhân là người lớn có thể xuất phát từ vấn đề bệnh lý mà người đó đang phải đối mặt. Trong đó, có thể kể đến một số nguyên do được bao gồm sau đây:
1.1. Hen suyễn
Đây là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí ở phổi với các dấu hiệu như thở nhanh, tức ngực, ho. Trong đó, còn có hiện tượng thở khò khè do đường hô hấp của người bệnh bị hẹp khi ống phế quản bị viêm.
Bệnh hen suyễn có thể gây ra triệu chứng thở khò khè
Viêm phế quản là bệnh xảy ra với tình trạng các ống phế quản, đường dẫn khí giữ miệng, mũi và phổi bị viêm hoặc sưng. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ bệnh nhân phải đối diện với tình trạng thở khò khè.
Khói bụi, môi trường ô nhiễm, các virus đơn bào hô hấp,... là các nguyên do có thể gây ra viêm phế quản.
Nguyên nhân của bệnh viêm phổi thường là bởi sự tấn công của vi khuẩn hay vi rút. Cùng với triệu chứng thở khò khè, bệnh nhân còn kèm theo bị sốt cao, khó thở, ớn lạnh, ho.
Bệnh nhân bị viêm phổi khi điều trị sớm và đúng cách có thể hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi phát sớm phát hiện và thực hiện điều trị.
Bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi bị thở khò khè
1.4. Sự xuất hiện của khối u ác tính ở phổi
Hiện tượng này xuất hiện cũng cảnh báo nguy cơ có khối u ác tính hình thành ở phổi của người bệnh. Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm và kịp thời tiến hành điều trị đúng phương pháp. Vì thế, người bệnh cần cảnh giác trước các dấu hiệu không bình thường tiềm ẩn nguy cơ bản thân đang mắc bệnh.
1.5. Thói quen hút thuốc lá
Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới triệu chứng thở khò khè với các tình trạng như các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính. Với rất nhiều chất độc hại chứa trong thuốc lá, thói quen hút thuốc lá tác động tiêu cực đến sức khỏe, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan. Ngoài ra, cũng cần cảnh giác với việc hút thuốc lá thụ động vì cũng không kém phần nguy hiểm.
1.6. Bệnh tim
Ngoài ra, bệnh về tim mạch cũng có thể là nguyên nhân làm cho người lớn gặp phải triệu chứng ấy. Trong đó, phổ biến là bệnh hen tim.
2. Nên làm thế nào khi bị thở khò khè?
Người bệnh khi bị thở khò khè có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà giúp phần nào đó giảm thiểu và khắc phục tình trạng này. Cụ thể, với các biện pháp sau:
- Uống nhiều nước ấm giúp giữ ẩm cho đường thở, đánh tan chất nhầy tích tụ trong khí quản. Tránh uống các loại đồ uống lạnh.
- Dùng nước muối trong việc súc miệng. Nên tắm bằng nước ấm với vòi hoa sen, dùng máy tạo độ ẩm trong nhà.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trong đó, đừng quên bổ sung nhiều trái cây và rau củ tươi xanh cho cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày.
- Từ bỏ việc hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.
Từ bỏ việc hút thuốc lá để góp phần làm giảm triệu chứng thở khò khè
- Giữ ấm người và quanh vùng cổ họng, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh để cơ thể có sự tiếp xúc với các tác nhân có thể gây ra bệnh.
Mặc dù các biện pháp được nêu ra trên đây có thể góp phần hỗ trợ cho người bệnh giảm thiểu triệu chứng đó. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bệnh nhân là đừng nên chủ quan mà cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và xác định rõ ràng nguyên nhân. Từ đó, thực hiện điều trị kịp thời.
Gặp bác sĩ để thăm khám, tìm ra nguyên nhân bị thở khò khè
Bởi nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở người lớn có thể đến từ vấn đề bệnh lý cơ thể đang gặp phải. Việc tự phán đoán tình trạng bệnh của bản thân người mắc có thể không đảm bảo chính xác. Khi để tình trạng này kéo dài càng lâu, sẽ càng làm tăng nguy cơ biến chứng cũng như dẫn đến những rủi ro không đáng có cho sức khỏe. Đồng thời, cũng có thể khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn và tiêu tốn nhiều tiền bạc, thời gian hơn.
Mong rằng bài viết của MEDLATEC đã giúp bạn đọc biết được những nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè ở người lớn.
Đối với các trường hợp người bệnh đang tìm kiếm một địa chỉ y tế uy tín để thăm khám tình trạng này, đừng chần chừ và hãy đến ngay Bệnh viện và phòng khám Đa khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Khi đến với MEDLATEC, quý khách hàng sẽ được các bác sĩ có chuyên môn giỏi trực tiếp thăm khám, tư vấn, chỉ dẫn tận tình; kết hợp cùng với đó là hệ thống các trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, máy móc tân tiến, như máy chụp MRI, máy chụp CT, máy chụp X-quang, máy siêu âm, máy nội soi,.... Thông qua đó, sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp.
Nếu vẫn còn các thắc mắc khác, quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC theo số hotline: 1900 56 56 56. Các tổng đài viên của bệnh viện sẽ tiếp nhận cuộc gọi, sẵn sàng lắng nghe các thắc mắc và nhu cầu của quý khách để kịp thời hỗ trợ.