Dù là người lớn hay trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh tràn dịch màng phổi. Bệnh lý này phát triển vô cùng nhanh và gây ra nhiều biến chứng khôn lường cho bệnh nhân, thậm chí có thể gây mất mạng. Chính vì vậy, việc phát hiện và có biện pháp điều trị sớm là điều cần thiết để mang đến kết quả chữa bệnh cao. Trong bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà hiệu quả.
07/10/2022 | Chia sẻ cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà an toàn và hiệu quả 24/12/2021 | Tràn dịch màng phổi là gì? Cách điều trị tràn dịch màng phổi ra sao? 03/08/2021 | Tràn dịch màng phổi ác tính nguy hiểm và nguy cơ biến chứng cao 14/05/2021 | Bệnh tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không và cách điều trị
1. Tràn dịch màng phổi là gì?
Tràn dịch màng phổi (Pleural Effusion) là hiện tượng khoang màng phổi có ứ đọng chất lỏng một cách bất thường. Lượng dịch trong màng phổi thông thường chỉ dao động từ 10 - 20ml, có công dụng giúp lá phổi tạng và lá phổi thành trong quá trình hít thở dễ dàng trượt lên nhau. Tuy nhiên, khi lượng dịch trong khoang màng phổi tăng lên đến mức có thể phát hiện quan thăm khám lâm sàng hoặc quan sát thấy trên phim chụp điện quang hoặc siêu âm thì được gọi là tràn dịch màng phổi.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh màng phổi tràn dịch mà người bệnh có thể bắt gặp là khó thở, tức ngực, ho khan,... Ngoài ra, người bệnh còn có thể nhận thấy một số biểu hiện khác như: đổ mồ hôi vào ban đêm, sốt cao, ho ra máu, mệt mỏi,...
Bệnh lý tràn dịch màng phổi có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau, do đó được chia thành 2 nhóm cơ bản:
-
Tràn dịch màng phổi dịch tiết (do nhiễm khuẩn, lao, ung thư,...)
-
Tràn dịch màng phổi dịch thấm (do suy dinh dưỡng, thận suy, tim bị suy,...)
Hình ảnh chụp X-quang của một bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi
2. Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi?
Nguyên nhân gây ra bệnh màng phổi tràn dịch phổ biến, gồm:
-
Lao màng phổi: dễ xảy ra ở những người khỏe mạnh, có thể mắc bệnh lao phổi kèm theo.
-
Ung thư phổi: màng phổi bị tế bào ung thư xâm lấn có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch, hoặc do dịch màng phổi bị tắc nghẽn lưu thông. Đôi lúc, các tế bào di căn vào màng phổi gây ra.
-
Suy tim: Đa số bắt gặp ở những bệnh nhân có tiền sử về bệnh tim mạch. Suy tim làm cho lượng máu không thể bơm tống hết ra ngoài, dẫn đến ứ máu tại phổi, điều này làm cho dịch thoát khỏi mạch máu và đi vào màng phổi.
-
Viêm phổi: Nhiễm trùng ở phổi lan rộng ra màng phổi, hoặc vị trí chịu thương tổn nằm gần màng phổi, khiến màng dịch phổi bị kích thích, tăng tiết dịch. Người bệnh cần được chữa bệnh kịp thời, đúng cách để tránh dẫn đến tình trạng màng phổi dày dính, có ổ mủ và quá trình hô hấp thông khí bị hạn chế.
-
Ký sinh trùng.
-
Xơ gan cổ trướng, suy thận mạn tính,...
-
Do các bệnh lý hệ thống (bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,...)
-
Khi các tế bào ung thư phát triển đến màng phổi thì tình trạng tràn dịch màng phổi có thể diễn ra, gây tắc nghẽn ở bộ phận này. Hoặc tích tụ do hậu quả của một vài biện pháp chữa bệnh ung thư, ví dụ như hóa trị hoặc xạ trị.
Một số nguyên nhân gây bệnh lý tràn dịch màng phổi
3. Một số cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà an toàn
Người bệnh có thể kiểm soát các biểu hiện khó chịu của bệnh tràn dịch màng phổi gây nên. Cũng như phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát sau chữa trị khi áp dụng một số phương pháp chữa bệnh tràn dịch màng phổi tại nhà sau đây:
3.1. Nghỉ ngơi hợp lý
Màng phổi tràn dịch là bệnh lý tác động trầm trọng đến khả năng hô hấp của người bệnh, có thể gây ra tình trạng đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi và sốt. Do đó, người bệnh cần tránh hoạt động thể thao mạnh và nên nghỉ ngơi nhiều để hạn chế làm tăng cơn đâu và làm các vấn đề hô hấp thêm trầm trọng. Hãy tìm vị trí, tư thế thoải mái và ít gây ra sự khó chịu để thư giãn càng nhiều càng tốt.
3.2. Bỏ hút thuốc
Khói thuốc lá là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hệ hô hấp. Phổi có thể bị kích thích khi hút thuốc, làm tăng khả năng tổn thương cấu trúc phổi, nhiễm trùng phổi. Từ đó khiến phổi bị tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính,.. Do đó, hãy bỏ hút thuốc càng sớm càng tốt nếu bạn đang có thói quen này, cũng như chủ động tránh khói thuốc từ những người xung quanh hút thuốc.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần luyện tập một số thói quen lành mạnh như: ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, thường xuyên rửa tay, kiểm soát stress.
Bỏ hút thuốc là một trong cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà hiệu quả
3.4. Tập hít thở sâu
Một trong phương pháp điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày là tập hít thở sâu. Luyện tập hít vào thật sâu và từ từ thở ra sẽ giúp gia tăng sức đề kháng cho phổi và lồng ngực. Đầu tiên, bạn cần kê gối và khi hít thở sâu hoặc khi ho hãy ấn nhẹ vào lồng ngực. Cố gắng hít thở thật sâu và giữ hơi thở lâu nhất có thể, sau đó thở hết toàn bộ khí ra ngoài.
Bệnh nhân có thể được hỗ trợ một số công cụ để tập hít thở sâu. Đặt vào miệng một miếng nhựa, tập hít thở thật sâu và chậm. Sau đó, ho và cho toàn bộ khí ra ngoài. Thực hiện lại các bước như trên 10 lần mỗi 1 giờ đồng hồ.
3.5. Chế độ ăn uống hợp lý
Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống mỗi ngày khoa học, cân bằng với nhiều trái cây, rau xanh và protein. Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng các món ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo, nhiều đường và hạn chế dùng bia rượu. Nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu, nhẹ với đủ thành phần dinh dưỡng nhằm cân bằng cân nặng và mức năng lượng hợp lý. Kể cả trong và sau khi chữa bệnh tràn dịch màng phổi, việc ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng.
3.6. Uống thuốc
Sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ cũng là một trong những cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà tốt nhất mà người bệnh nên tuân theo. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn bất kỳ sản phẩm thuốc nào sau đây:
-
Thuốc kháng sinh giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công
-
Thuốc lợi tiểu giúp giảm thiểu lượng nước bị thừa do tim bị suy hoặc mắc các vấn đề khác, là lý do dẫn đến tình trạng tràn dịch màng phổi.
-
Thuốc hạ sốt, giảm đau có chữa thành phần acetaminophen (paracetamol).
-
Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID), ví dụ như: sử dụng ibuprofen để giúp giảm đau, hạ sốt và giảm tình trạng sưng viêm.
-
Thuốc steroid hoặc các sản phẩm thuốc giảm sưng khác.
-
Các loại thuốc giảm ho và siro ho khác.
Lưu ý: Bệnh nhân cần uống thuốc đúng liều và đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Hãy trao đổi và thăm khám với bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ hoặc cảm thấy đơn thuốc không mang lại hiệu quả. Hãy thông báo cho bác sĩ các loại thuốc mà bạn bị dị ứng, hoặc các loại vitamin và sản phẩm thuốc chức năng mà bạn đang sử dụng.
Uống thuốc chữa bệnh tràn dịch màng phổi theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
3.6. Tập thể dục
Bác sĩ điều trị có thể yêu cần bạn hạn chế hoạt động thể dục trong quá trình chữa bệnh tràn dịch màng phổi. Và người bệnh vẫn có thể tiếp tục hoạt động thể chất như bình thường sau khi điều trị để giải tỏa căng thẳng, điều hòa huyết áp và cải thiện quá trình hô hấp tốt hơn.
Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu nếu bạn không tập thể dục thường xuyên. Bác sĩ sẽ gợi ý một chế độ luyện tập thích hợp hoặc nếu cần có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện bài tập vật lý trị liệu về khả năng hô hấp.
Như vậy, bài viết hôm nay đã giới thiệu đến các bạn một số cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà đơn giản và hiệu quả. Dù vậy, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu mắc bệnh để được chẩn đoán và có phương pháp chữa trị phù hợp. Quý khách hãy đến chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ hoặc gọi đến hotline 1900 56 56 56 nếu Quý khách có nhu cầu đặt lịch thăm khám bệnh trước.