Tìm hiểu nguyên nhân trẻ ho về ban đêm và cách xử trí | Medlatec

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ ho về ban đêm và cách xử trí

Tình trạng trẻ ho về ban đêm luôn nằm trong top những vấn đề sức khỏe khiến không ít các bậc phụ huynh mệt mỏi. Vậy tại sao trẻ lại có hiện tượng ho về đêm và cách nào để điều trị hiệu quả? Hãy cùng MEDLATEC đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.


06/01/2022 | Trẻ ngạt mũi về đêm: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa!
02/12/2021 | Đau nhức bắp chân về đêm - dấu hiệu cảnh báo sức khỏe cần lưu ý
16/04/2021 | 7 nguyên nhân chính có thể gây ra triệu chứng ho về đêm kéo dài

1. Những lý do dẫn đến tình trạng trẻ ho về ban đêm 

Ở giai đoạn đầu đời, sức đề kháng còn non yếu, hệ miễn dịch của bé chưa đủ khả năng chống chọi lại các tác nhân từ bên ngoài khiến nhiều trẻ gặp tình trạng ho về ban đêm hoặc gần sáng khiến nhiều bậc phụ huynh “nóng ruột”. Những lý do dẫn đến hiện tượng ho về đêm ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý bao gồm: 

Sự thay đổi nhiệt độ xuống thấp của môi trường bên ngoài 

Trẻ ho nhiều và thường xuyên về ban đêm có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nhiệt độ môi trường hạ thấp kết hợp cùng không khí khô dẫn đến kích thích cuống họng. Nguyên nhân này khá phổ biến và có thể xảy ra với trẻ có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là thời điểm chuyển mùa vào đông khiến trời trở lạnh. 

Nhiệt độ hạ thấp và không khí khô khiến cổ họng trẻ bị kích thích gây ho

Nhiệt độ hạ thấp và không khí khô khiến cổ họng trẻ bị kích thích gây ho

Không chỉ có môi trường tự nhiên mà trường hợp trẻ nằm trong phòng điều hoà với nhiệt độ thấp thường xuyên cũng dễ dẫn đến tình trạng ho khi về đêm. 

Không gian phòng ngủ 

Một phòng ngủ chứa đầy khói, bụi, tóc, lông thú cưng,… thì khó tránh khỏi bám dính lên các vật dụng như chăn, ga, gối,… và nguy cơ cao trẻ hít phải khi ngủ. Nếu tình trạng này xảy ra thì hiện tượng trẻ ho về ban đêm sẽ bắt gặp thường xuyên, có thể đi kèm biểu hiện hắt hơi, ngứa mũi, khóc nhiều. 

Kê đầu thấp khi ngủ 

Một số trẻ có tư thế ngủ với đầu quá thấp cũng có thể là lý do gây nên những cơn ho kéo dài về ban đêm. Ho đi kèm với biểu hiện nghẹt mũi, khó thở có thể nặng hơn nếu cha mẹ không chú ý để kê gối hay vật chêm nào cho trẻ khi ngủ. 

Trẻ ngủ sai tư thế với đầu kê thấp cũng có thể là lý do dẫn đến các cơn ho ban đêm

Trẻ ngủ sai tư thế với đầu kê thấp cũng có thể là lý do dẫn đến các cơn ho ban đêm

Bệnh lý 

Không chỉ xuất phát từ những nguyên nhân bên ngoài mà tình trạng trẻ ho về đêm cũng có thể là do các bệnh lý trong cơ thể. 

  • Viêm họng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ với các triệu chứng như ho nhiều về đêm hoặc gần sáng, sốt, đau đầu, sưng hạch,…

  • Trường hợp lớp niêm mạc lót bên trong đường hô hấp bị viêm nhiễm và tăng tiết dịch nhầy rồi chảy xuống cổ họng mỗi khi nằm gây ra hiện tượng ho về ban đêm kể cả với người lớn hay trẻ em.

  • Nếu trẻ ho về ban đêm đi kèm triệu chứng tức ngực, khó thở, mệt mỏi, khó chịu, mất tập trung,… thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. 

  • Trẻ ho nhiều vào ban đêm khi ngủ cũng có thể xuất phát từ bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà các bậc cha mẹ cần phải chú ý.

2. Cách xử trí khi trẻ ho vào ban đêm 

Để giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng ho về đêm thì các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp sau: 

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% cho trẻ trước khi đi ngủ để giúp bé loại bỏ dịch nhầy, các loại bụi bẩn gây kích ứng, cân bằng độ ẩm và sinh lý niêm mạc mũi. 

  • Uống nhiều nước là cách để giúp đường thở của trẻ luôn ẩm, không bị khô, hạn chế các kích thích từ bên ngoài. Đặc biệt, mẹ nên chú ý cho trẻ uống nước ấm trước khi ngủ và sau khi thức dậy, có thể pha thêm 1 - 2 thìa mật ong để tăng sức đề kháng, làm dịu phổi. 

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để không khí không bị khô, giảm tiết dịch nhầy, từ đó sẽ hỗ trợ trẻ cải thiện tình trạng ho nhiều vào ban đêm và dễ ngủ hơn. 

  • Không nên cho trẻ ăn tối quá no hoặc sát giờ đi ngủ để tránh tình trạng thức ăn không tiêu hóa kịp, ứ đọng dịch axit dạ dày và trào ngược lên thực quản gây ho nhiều khi bé nằm.

  • Đầu, cổ, tai, bụng, lòng bàn chân, bàn tay là những vị trí cần phải giữ ấm cho trẻ mỗi khi ngủ những chỗ này rất dễ bị nhiễm lạnh khiến trẻ ho nhiều hơn vào ban đêm. 

  • Chú ý điều chỉnh tư thế ngủ cho bé, để trẻ nằm ngửa, thẳng người, đầu gối cao khoảng 15 - 20cm nhằm giúp lưu thông đường thở và giảm tình trạng dịch nhầy chảy xuống cổ họng.

  • Tạo không gian ngủ cho trẻ sạch sẽ, thường xuyên lau chùi các vật dụng và vệ sinh chăn, ga, gối,… nhằm loại bỏ hoàn toàn các tác nhân có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ khi ngủ. 

Rửa mũi cho trẻ bằng nước mũi sinh lý trước khi ngủ để giảm tình trạng ho

Rửa mũi cho trẻ bằng nước mũi sinh lý trước khi ngủ để giảm tình trạng ho

3. Thời điểm cho trẻ đi khám bác sĩ? 

Các bậc cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đến khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng ho trong các trường hợp: 

  • Khi đã áp dụng tất cả các biện pháp cải thiện nêu trên nhưng không mang lại hiệu quả làm thuyên giảm tình trạng ho về đêm.

  • Trẻ ho nhiều kèm các biểu hiện như sốt, khó chịu, hay khóc, mất ngủ, không tập trung, mệt mỏi, sưng hạch, vã mồ hôi, dịch đờm nhiều, có máu, co giật,…

  • Triệu chứng ho về ban đêm kéo dài trên 1 tuần. 

  • Trẻ chán ăn, khó bú, khó nuốt và ho nhiều về đêm hoặc sau khi vận động, vui chơi. 

Không ít các bậc phụ huynh vì quá lo lắng cho sức khoẻ của bé mà tự ý mua thuốc trị ho hay siro để nhanh chóng cắt đứt tình trạng này. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để kết thúc hiện tượng trẻ ho về đêm. Một số trường hợp còn có thể khiến cho tình trạng ho nặng hơn và dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém, kéo dài. 

Chính vì vậy mà việc quan trọng chính là đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân gây ho và đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Nếu bạn đang cần một địa chỉ an toàn để kiểm tra sức khoẻ cho bé, nhất là các trường hợp trẻ ho về ban đêm thì đừng bỏ qua Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây ho về ban đêm

Cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây ho về ban đêm

Với hơn 26 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, MEDLATEC vinh dự là một trong những bệnh viện được người dân tin tưởng và đánh giá cao. Bệnh viện quy tụ đội ngũ các chuyên gia, y bác sĩ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và làm việc chuyên nghiệp cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới.

Đặc biệt, MEDLATEC còn tự hào khi là đơn vị sở hữu 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP về chất lượng phòng xét nghiệm đạt chuẩn. Ngoài ra, MEDLATEC còn áp dụng thanh toán bảo hiểm Y tế và bảo lãnh viện phí giúp người dân giảm bớt lo lắng về chi phí khám chữa bệnh. Do đó, cha mẹ có thể an tâm khi đưa trẻ đến khám và điều trị tại bệnh viện và các phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Để đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các bậc cha mẹ có thể gọi đến tổng đài: 1900 56 56 56, sẽ có nhân viên tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp