Tiêm phòng lao: tất tần tật mọi điều nên biết | Medlatec

Tiêm phòng lao: tất tần tật mọi điều nên biết

Đến nay, lao vẫn được xem là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên toàn cầu. Để tránh những ảnh hưởng không tốt đến tính mạng do bệnh lao gây ra, tiêm phòng lao được xem là giải pháp ưu tiên. Dưới đây là những thông tin cơ bản nhất về mũi tiêm này.


27/03/2023 | Trước khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
02/03/2023 | Thời gian ủ bệnh của lao phổi là bao lâu? Và các biểu hiện thường gặp
07/02/2023 | Lao phổi có chữa được không? Cần lưu ý những gì?

1. Đôi nét về bệnh lao

Bệnh lao do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra, thường gặp ở phổi, lây truyền từ người bệnh cho người lành qua giọt bắn từ phổi và cổ họng của người bị lao phổi giai đoạn tiến triển. Giọt bắn này lây truyền qua không khí nên khi hít chung không khí với người bệnh thì khả năng bị lao rất cao.

Vi khuẩn lao tấn công phổi gây nguy hiểm cho sự sống của người bệnh

Vi khuẩn lao tấn công phổi gây nguy hiểm cho sự sống của người bệnh

Người bị bệnh này thường gặp triệu chứng: ho có đờm hoặc không, ho ra máu, suy nhược cơ thể, đau ngực, gầy, ra mồ hôi nhiều buổi đêm, sốt. Đến nay, lao vẫn là 1 trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn thế giới. Ngoài nhiễm lao ở phổi là phổ biến nhất thì vi khuẩn lao còn gây biến chứng ở các bộ phận khác như: hạch, tiết niệu, màng bụng, cơ quan sinh dục, da, khớp, xương, màng não,...

2. Tầm quan trọng của tiêm vắc xin phòng lao

Do bệnh lao dễ lây và nước ta là một trong các quốc gia có tỷ lệ người bị lao cao nhất trên thế giới nên từ năm 1981, vắc xin phòng lao đã được Bộ Y tế đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho trẻ sơ sinh đảm bảo điều kiện về sức khỏe. 

Trẻ mới sinh chưa hề tiếp xúc với trực khuẩn lao nên tốt nhất cần được tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh để hệ miễn dịch tập dượt nhận diện nhanh chóng, cô lập trực khuẩn lao khi nó tấn công vào cơ thể của trẻ.

Vắc xin phòng lao BCG là vắc xin sống giảm độc lực có chứa một dạng vi khuẩn lao đã được làm cho yếu đi nên chỉ giúp cơ thể hình thành bảo vệ trước bệnh lao chứ không gây ra bệnh. Đối tượng sử dụng vắc xin là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa các dạng hình thái lao nguy hiểm, nhất là lao viêm màng não (hiệu quả đạt 70%). Hiệu quả do vắc xin tạo ra có thời hạn lâu dài chỉ với một liều duy nhất.

3. Lịch tiêm phòng lao cho trẻ và các vấn đề lưu ý

3.1. Lịch tiêm phòng lao cho trẻ

Vắc xin phòng lao đang được sử dụng ở nước ta là vắc xin BCG. Với loại vắc xin này, Bộ Y tế khuyến cáo được dùng để tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 1 tháng đầu sau khi sinh với cân nặng > 2kg. Trẻ sinh ra có đủ điều kiện sức khỏe, không thuộc chế độ chăm sóc đặc biệt, có sự phát triển ổn định thì nên tiêm phòng lao càng sớm càng tốt, nhất là trong 24 giờ đầu sau khi trẻ chào đời.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ sau sinh là tốt nhất

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ sau sinh là tốt nhất

Sau 1 năm tuổi, việc tiêm vắc xin BCG cho trẻ chỉ có tác dụng phòng bệnh nếu trẻ chưa từng bị nhiễm khuẩn lao. Những trường hợp đã xác định chính xác trẻ từng bị nhiễm lao thì việc tiêm phòng không còn giá trị và nếu tiêm thì nên thận trọng vì đây là đối tượng sẽ gặp phản ứng phụ sau tiêm ở mức độ trầm trọng. 

Trẻ trên 1 tuổi và người lớn có nguy cơ đối với bệnh lao, trong một số trường hợp đặc biệt có thể tiêm vắc xin phòng lao hoặc tiêm theo chỉ định từ bác sĩ. Đến nay, hiệu quả của vắc xin phòng lao với người lớn ở độ tuổi trên 35 vẫn chưa chứng minh được.

3.2. Chỉ định, chống chỉ định và trì hoãn đối với tiêm phòng lao

- Các trường hợp chỉ định tiêm vắc xin phòng lao: mọi trẻ sơ sinh có điều kiện sức khỏe tốt, chưa bị nhiễm lao và không mắc bệnh lý suy giảm miễn dịch. 

- Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phòng lao:

+ Trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV nhưng mẹ không được điều trị dự phòng tốt nên lây truyền bệnh từ mẹ sang con.

+ Những trường hợp chống chỉ định do nhà sản xuất vắc xin phòng lao hướng dẫn.

- Các trường hợp hoãn tiêm vắc xin phòng lao:

+ Đang bị sốt, bị bệnh nhiễm trùng cấp tính.

+ Đang trong quá trình hoặc mới kết thúc điều trị globulin miễn dịch, corticoid. 

+ Trẻ sinh ra có mức cân nặng < 2kg.

+ Trẻ sinh non dưới 34 tuần tuổi, cần hoãn tiêm BCG đến khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (bao gồm cả tuổi thai).

3.3. Những phản ứng thường gặp sau tiêm phòng lao

Ngay sau tiêm phòng lao, tại chỗ tiêm thường có nốt đỏ nhưng sau 30 phút sẽ biến mất. 10 - 15 ngày sau tiêm phòng, ở vùng được tiêm, nhiều trẻ có vết loét đỏ, mưng mủ, kích thước khoảng như đầu bút chì. 2 tuần sau đó, vết loét này sẽ tự lành và để lại sẹo nhỏ có đường kính khoảng 5mm. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã có miễn dịch đối với bệnh lao.

Nổi hạch là một trong các phản ứng phụ có thể gặp sau tiêm phòng lao

Nổi hạch là một trong các phản ứng phụ có thể gặp sau tiêm phòng lao

Ngoài ra, có trường hợp trẻ bị nổi hạch ở khuỷu tay hoặc nách. Hạch có tính chất di động, mềm, thường sưng đến vài tháng sau tiêm phòng nhưng sẽ tự biến mất. Một số trẻ bị sốt sau tiêm phòng, nếu sốt nhẹ, chỉ cần chườm ấm và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế là sẽ khỏi. 

1/1.000.000 trường hợp sau tiêm phòng lao gặp phản ứng phụ với mức độ nghiêm trọng. Đây là trường hợp thường gặp ở người bị thiếu hụt miễn dịch trầm trọng hoặc bị nhiễm HIV.

3.4. Xử lý với phản ứng phụ sau tiêm phòng lao

Phần lớn các phản ứng phụ xảy ra sau tiêm phòng lao là an toàn và có tính chất tạm thời. Nếu gặp những phản ứng này cha mẹ nên:

- Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, uống thêm nước.

- Chú ý quan sát trẻ thường xuyên đề phòng có biểu hiện bất thường đi kèm.

- Không chạm, đè hay chườm gì lên vết tiêm.

- Nếu sốt nhẹ dưới 38.5 độ C hãy cho trẻ nghỉ ngơi, có thể dùng thuốc hạ sốt theo liều khuyến cáo với độ tuổi và cân nặng, cho trẻ ăn uống bình thường, mặc thoáng mát và chườm ấm cho trẻ.

Khi thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường sau cần đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu ngay:

- Nổi ban trên da.

- Sốt cao (trên 39 độ C), quấy khóc liên tục, bú kém, lừ đừ,... với chiều hướng nặng dần hoặc kéo dài hơn 24 giờ.

- Bị co giật liên tục.

- Mất ý thức, tím tái.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp quý khách có được cẩm nang chi tiết về tiêm phòng lao để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho mũi tiêm này. 

Trung tâm tiêm chủng - Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong các địa chỉ uy tín về dịch vụ tiêm vắc xin phòng lao. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trực tiếp thăm khám sàng lọc trước khi chích ngừa, nguồn vắc xin đảm bảo chất lượng và cơ sở vật chất khang trang đảm bảo mang đến sự an tâm và hài lòng cho khách hàng.

Nếu còn băn khoăn nào khác liên quan, quý khách có thể chia sẻ qua hotline 1900 56 56 56, Tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC luôn sẵn lòng lắng nghe và cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề mà quý khách đang quan tâm. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp