Vi khuẩn lao không chỉ tác động đến phổi mà còn có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Vậy “lao phổi có chữa được không” và cần lưu ý những gì?
07/02/2023 | Cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn và hiệu quả 17/12/2022 | Bị lao phổi nhưng không ho có lây cho người khác không? 15/12/2022 | Bệnh lao phổi có chữa được không? Bệnh nguy hiểm như thế nào? 02/12/2022 | Những di chứng sau khi điều trị lao phổi bệnh nhân có thể gặp
1. Lao phổi và những triệu chứng thường gặp
- Bệnh do vi khuẩn lao gây ra. Thực tế là loại vi khuẩn này có thể gây bệnh tại nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể con người và gây ra một số bệnh lý như lao hạch, lao ruột, lao màng não,... Tuy nhiên, lao phổi vẫn là loại bệnh phổ biến nhất, chiếm tới 60% các trường hợp mắc lao.
Lao phổi là bệnh nguy hiểm
Khi vi khuẩn lao vào cơ thể người sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp thứ nhất: Vi khuẩn lao sẽ bị tiêu diệt ngay khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
+ Trường hợp thứ 2: Vi khuẩn lao sẽ vượt qua “hàng rào bảo vệ cơ thể” và gây bệnh. Đôi khi, bệnh tiến triển chậm và không gây ra triệu chứng nên rất khó phát hiện bệnh.
- Khi bước sang thời bệnh tiến triển, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như sau:
+ Người bệnh bị đau tức ngực, thậm chỉ có cảm giác khó thở.
+ Ho lâu ngày.
+ Người bệnh có thể ho khan, ho ra máu, ho có đờm.
+ Sốt nhẹ vào chiều tối, thường xuyên có cảm giác bị ớn lạnh.
+ Đổ mồ hôi ban đêm.
+ Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
2. Sự nguy hiểm của bệnh lao phổi
Trước khi giải đáp thắc mắc lao phổi có chữa được không, hãy cùng tìm hiểu căn bệnh này nguy hiểm như thế nào. Bệnh lao phổi được đánh giá là nguy hiểm vì những yếu tố sau:
- Bệnh thường có những biểu hiện không rõ ràng, dễ gây nhầm với những căn bệnh đường hô hấp thông thường khác. Do đó, rất nhiều bệnh nhân được phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng và gây ra biến chứng nghiêm trọng.
- Có thể gây ra tràn dịch, tràn khí màng phổi, xơ phổi,... Vi khuẩn lao cũng có thể từ phổi tấn công sang các cơ quan khác và đe dọa tính mạng của người bệnh.
Lao phổi có thể gây ho kéo dài
- Bệnh lao phổi có khả năng lây truyền nhanh chóng, dễ phát tán trên diện rộng. Ngay cả khi đã áp dụng phương pháp phòng bệnh thì nguy cơ lây nhiễm vẫn có thể xảy ra. Trên thực tế nhiều người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh lao phổi chỉ mới 1,2 lần và có áp dụng phương pháp phòng ngừa vẫn bị lây nhiễm.
Vi khuẩn lao có thể lây truyền qua đường không khí và không cần có vật trung gian. Cụ thể là khi bệnh nhân ho, hắt hơi,... vi khuẩn từ người bệnh sẽ theo không khí phát tán trên diện rộng. Nếu người khỏe mạnh hít phải những giọt bắn có chứa vi khuẩn này thì sẽ bị nhiễm bệnh.
3. Bệnh lao phổi có chữa được không?
Về vấn đề “Bệnh lao phổi có chữa được không”, các chuyên gia giải đáp rằng: Lao phổi là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể được chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời và bệnh nhân đảm bảo tuân thủ theo những hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Cụ thể như sau:
- Để chẩn đoán bệnh lao phổi, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm đờm. Khi đã được chẩn đoán mắc lao phổi, bệnh nhân cần được nhập viện và điều trị tại các chuyên khoa hô hấp để đảm bảo công tác điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Hơn nữa, đây cũng là cách hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh ra cộng đồng.
- Bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc chống lao. Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đều và đúng liều lượng. Một số thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ, hãy thông báo ngay cho bác sĩ các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị.
Người bệnh cần uống thuốc đều đặn theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ
Thông thường sau vài tuần dùng thuốc, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể khỏe hơn, ăn ngon hơn và các triệu chứng cũng dần thuyên giảm. Tuy nhiên, điều trị lao phổi là một quá trình dài, người bệnh không được tự ý bỏ thuốc, cần duy trì theo đúng liệu trình điều trị. Nếu bỏ dở, có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, từ đó vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Lúc này, việc điều trị rất khó khăn, phức tạp và gần như không đạt hiệu quả cao. Tùy vào từng trường hợp bệnh và mức độ bệnh mà thời gian sử dụng thuốc sẽ có thể kéo dài từ 6 đến 8 tháng.
- Điều trị phẫu thuật nếu cần thiết. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ ổ lao trong phổi, dẫn lưu màng phổi, hang lao và từ đó giúp người bệnh phục hồi chức năng phổi.
Phẫu thuật lao phổi là loại phẫu thuật phức tạp. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, rất dễ xảy ra biến chứng, thậm chí gây tử vong. Do đó, đây là phương pháp điều trị không được khuyến khích và được chỉ định với những người bệnh đã trải qua một quá trình điều trị bằng thuốc quá lâu nhưng không đạt được kết quả như mong đợi.
4. Một số lưu ý khi điều trị lao phổi
Trong quá trình điều trị lao phổi người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị, uống thuốc đều đặn cho đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.
Đeo khẩu trang và ở phòng riêng để tránh lây nhiễm cho người khác
- Thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được đánh giá phác đồ điều trị và điều chỉnh loại thuốc nếu cần thiết. Trong 8 tháng điều trị, bệnh nhân cần xét nghiệm đờm 3 lần.
- Khi gặp phải một số tác dụng phụ như mờ mắt, chóng mặt, vàng da,..thì cần ngừng thuốc và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.
- Trong quá trình điều trị không nên uống rượu, hút thuốc.
- Điều đặc biệt quan trọng là người bệnh cần tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh bằng những cách như che miệng khi hắt hơi, quay ra phía khác khi hắt hơi, không nhổ đờm bừa bãi, nên ngủ phòng riêng.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “lao phổi có chữa được không” và những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.