Trong thời gian điều trị sốt xuất huyết, nhiều người cho rằng cần kiêng ra gió, tắm gội để bệnh mau khỏi. Vậy vấn đề đặt ra là sốt xuất huyết có được gội đầu không? Có những lưu ý nào đối với người bị sốt xuất huyết? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
31/05/2023 | Địa chỉ xét nghiệm sốt xuất huyết Khánh Hòa nhanh chóng, chính xác 10/05/2023 | Địa chỉ xét nghiệm sốt xuất huyết Đắk Lắk uy tín 20/04/2023 | Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ và cách phòng ngừa
1. Sơ lược về bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm do Virus Dengue gây ra với những biểu hiện đặc trưng là sốt cao trên 380C, đau đầu, mệt mỏi, nổi các chấm đỏ xuất huyết trên da. Vật chủ trung gian làm lây lan virus sốt xuất huyết là muỗi vằn Aedes Aegypti.
Virus Dengue là tác nhân gây ra căn bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết tiến triển qua từng giai đoạn với các triệu chứng khác nhau. Khi bệnh chuyển hướng nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu bị sốc hay xuất huyết. Do đó, người bệnh cần được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp đúng cách.
Nhiều bệnh nhân cho rằng khi bị sốt xuất huyết thì không nên tiếp xúc với gió, nước sẽ khiến bệnh lâu khỏi. Do đó mà không ít bệnh nhân kiêng tắm gội trong suốt quá trình điều trị. Vậy quan niệm này có đúng không? Người bị sốt xuất huyết có được gội đầu không?
2. Sốt xuất huyết có được gội đầu không?
Có thể nói, thắc mắc sốt xuất huyết có được gội đầu không là vấn đề mà có rất nhiều người đang gặp phải. Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh thường sẽ lo lắng liệu tắm gội có khiến bệnh lâu khỏi hơn không? Đặc biệt đối với những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ.
Sốt xuất huyết có thể gội đầu được nhưng phải đúng cách
Thực tế, bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn có thể gội đầu hay tắm rửa bình thường. Tắm gội là một nhu cầu sinh lý bình thường hàng ngày của mỗi người để loại bỏ bụi bẩn, vi trùng,... nhằm phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm do sốt xuất huyết. Ngoài ra, việc gội đầu cũng giúp người bệnh thư giãn, tinh thần thoải mái, giảm bớt tình trạng đau đầu.
Tuy nhiên, cần phải thực hiện đúng cách để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu người bệnh sốt xuất huyết muốn gội đầu cần lưu ý:
-
Không gội hay tắm quá lâu, nên gội trong phòng kín, không có gió lùa.
-
Tắm, gội đầu bằng nước đủ ấm, tuyệt đối không được sử dụng nước lạnh.
-
Sau khi gội đầu cần phải sấy tóc thật khô.
Đối với bệnh nhân bị hạ tiểu cầu, khi gội đầu không được dùng tay cào kể cả tắm cũng không được kỳ cọ vì có thể gây tổn thương, chảy máu. Những trường hợp bệnh nặng, người bệnh cũng nên hạn chế gội đầu nếu không thật sự cần thiết để tránh những tác động khiến sốt xuất huyết biến chứng khó lường.
3. Một số lưu ý đối với người bị sốt xuất huyết
Một số trường hợp, sốt xuất huyết trở nặng chỉ vì tâm lý chủ quan hoặc thiếu kiến thức của người bệnh ngoài định kiến sai lầm về tắm gội khi mắc bệnh.
Những sai lầm dễ gặp phải khi bị sốt xuất huyết
Một số quan niệm sai lầm do thiếu kiến thức của người bệnh có thể khiến sốt xuất huyết chuyển hướng xấu mà bạn cần lưu ý là:
-
Nhiều người bị sốt xuất huyết có tâm lý chủ quan, tự mua thuốc điều trị sốt xuất huyết tại nhà khi chưa có bất kỳ sự thăm khám nào vì những triệu chứng nhẹ. Điều này có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Do đó, ngay khi xuất hiện biểu hiện sốt thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.
-
Cho rằng hết sốt là hết bệnh. Hết sốt không có nghĩa là đã hết bệnh mà có thể là giai đoạn nguy hiểm vì hạ tiểu cầu của sốt xuất huyết và gây ra tình trạng xuất huyết. Người bệnh cần phải được theo dõi liên tục từng thay đổi nhỏ kể cả khi hết sốt để có kịp thời xử lý trong bất kỳ trường hợp nào.
-
Sốt xuất huyết không phải chỉ mắc 1 lần mà có thể mắc 4 lần trong đời do 4 type gây bệnh D1, D2, D3 Vvà D4.
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị sốt xuất huyết
Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Nếu bạn là người thân đang chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết nên cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt người bệnh để tránh tình trạng sốt cao hoặc thay đổi thân nhiệt đột ngột.
-
Không để bệnh nhân ở một mình, nếu có triệu chứng chóng mặt, choáng thì cần phải túc trực bên cạnh người bệnh, không để bệnh nhân đi lại nhiều hay một mình.
-
Cho bệnh nhân uống nhiều nước mỗi ngày, có thể bổ sung các loại nước ép, nước dừa,... để bổ sung chất điện giải.
-
Nếu bệnh nhân bị sốt nhẹ nên dùng khăn ấm lau người, kẹp khăn ấm ở vùng nách, bẹn để hạ sốt. Trường hợp sốt cao cần báo ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để có biện pháp hạ sốt.
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ chất, chú ý đến khẩu phần tinh bột nhiều hơn bình thường để cung cấp năng lượng, nên chế biến dạng lỏng, mềm để dễ nuốt.
-
Nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày để hỗ trợ tiêu hóa, không ép bệnh nhân ăn nhiều một lần, có thể khiến người bệnh nôn ói.
Trên đây là lời giải cho thắc mắc sốt xuất huyết có được gội đầu không. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, nếu cần thiết bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sẽ đảm bảo tốt hơn cho sức khỏe của chính mình.
Người bệnh cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt khi bị sốt xuất huyết
Nếu bạn đang có những thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn xét nghiệm kiểm tra và điều trị sốt xuất huyết thì có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một trong những địa chỉ uy tín, luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn MEDLATEC vì quá trình khám và điều trị sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ, giáo sư đầu ngành trực tiếp thực hiện. Hệ thống trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế sẽ mang đến những kết quả xét nghiệm chính xác trong thời gian nhanh nhất.
Hơn nữa, người bệnh còn có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi vừa an toàn vừa thuận tiện, khách hàng có thể chủ động về thời gian để không làm ảnh hưởng công việc. Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.