Sinh thiết tủy xương là một thủ thuật cắt lấy mẫu mô ở trong xương để kiểm tra tủy xương và tình trạng sản sinh của các tế bào máu. Mục đích chẩn đoán, phát hiện những rối loạn ở bộ phận hình thành máu và các bệnh lý ung thư.
11/12/2021 | Tìm hiểu về triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị viêm tủy xương hiệu quả 09/06/2021 | Bỏ túi mọi thông tin cần nhất liên quan đến bệnh đa u tủy xương 03/04/2021 | Viêm tủy xương: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
1. Tổng quan thông tin về thủ thuật
Khi việc thăm khám lâm sàng phát hiện nghi ngờ bệnh lý cơ quan tạo máu và kết quả xét nghiệm tế bào máu ngoại vi của bệnh nhân bất thường, bác sĩ chỉ định làm tiếp thủ thuật này. Cụ thể, khi những thành phần chính của máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) có hàm lượng quá cao hoặc quá thấp thì người bệnh cần thực hiện sinh thiết để kiểm tra. Sinh thiết tủy xương hay sinh thiết tủy sống là phương pháp quan trọng để phát hiện được nguyên nhân của những bất thường về máu nói trên.
Sinh thiết tủy xương được sử dụng để phát hiện một số bệnh lý nguy hiểm
Sinh thiết tủy xương có thể cho thấy một số nguyên nhân sau:
Sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương, kết quả người bệnh nhận được có thể là một trong số các nguyên nhân sau:
-
Thiếu máu (biểu hiện là lượng hồng cầu thấp).
-
Một số bệnh lý liên quan đến quá trình tạo máu (tăng giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).
-
Bệnh Hemochromatosis là bệnh rối loạn di truyền do hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm.
-
Một số bệnh lý về tủy xương (xơ hóa tủy nguyên phát, tăng sinh tủy xương).
-
Ung thư máu hoặc ung thư tủy xương.
-
Ung thư từ vùng khác di căn vào tủy xương.
Ngoài ra sinh thiết tủy xương còn được sử dụng để:
-
Chẩn đoán những bệnh có liên quan đến tủy xương và máu.
-
Xác định giai đoạn ung thư.
-
Kiểm soát hàm lượng máu trong cơ thể và quản lý quá trình trao đổi chất.
-
Theo dõi những phản ứng của cơ thể trong quá trình điều trị bệnh.
Ung thư máu mà một bệnh lý nguy hiểm có thể phát hiện được nhờ sinh thiết tủy xương
Một số biến chứng thường gặp:
Sinh thiết tủy xương là một thủ thuật xâm lấn vào vị trí xương hông của cơ thể, vì thế quá trình thực hiện có thể gây ra một số biến chứng cho người bệnh. Các biến chứng và rủi ro có thể xảy ra bao gồm:
-
Chảy máu nhiều ở vùng thực hiện xâm lấn, đặc biệt là những người có lượng tiểu cầu trong máu thấp.
-
Đau và khó chịu khi thực hiện.
-
Đối với những bệnh nhân có sức đề kháng yếu sẽ có thể có tình trạng nhiễm trùng.
-
Phản ứng dị ứng với các biện pháp gây mê, gây tê.
2. Quy trình thực hiện sinh thiết tủy xương
Quy trình thực hiện bao gồm bước chuẩn bị, thực hiện và chăm sóc. Tất cả các bước trong quy trình đều vô cùng quan trọng, cần được thực hiện cẩn thận và chính xác để tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Chuẩn bị trước khi thực hiện sinh thiết:
Đối với bệnh nhân thì phần chuẩn bị sinh thiết không cần chuẩn bị quá nhiều thứ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong khi thực hiện thì cần chú ý một số điểm sau:
-
Tìm hiểu về tiền sử bệnh lý của người được thực hiện sinh thiết, đặc biệt là tiền sử bệnh rối loạn chảy máu.
-
Loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà người bệnh đang sử dụng.
-
Phản ứng dị ứng của bệnh nhân đối với các loại thuốc gây tê hoặc những vật dụng sử dụng trong quá trình sinh thiết tủy xương.
-
Khả năng sẽ hoặc đang mang thai của bệnh nhân (nếu là nữ).
-
Nhu cầu sử dụng hỗ trợ giảm căng thẳng, lo âu của bệnh nhân khi thực hiện.
-
Nghỉ ngơi đầy đủ trước khi thực hiện.
-
Hướng dẫn về việc chăm sóc sức khỏe trước khi thực hiện sinh thiết.
Kiểm tra huyết áp và nhịp tim trước khi tiến hành thủ thuật
Quy trình:
Bước 1: bước đầu tiên là kiểm tra nhịp tim và huyết áp của bệnh nhân để đảm bảo mọi thứ đều bình thường trước khi thực hiện. Người bệnh có thể sẽ được sử dụng một số loại hóa chất gây tê để giảm cảm giác đau đớn ở vùng cần sinh thiết. Hoặc có thể được thực hiện gây tê một phần hoặc hoàn toàn bằng cách đưa thuốc mê vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.
Bước 2: để lấy mẫu mô xương và tủy ở trong xương đầu tiên các bác sĩ cần rạch một đường nhỏ. Sau đó sử dụng kim chuyên dụng để xuyên qua xương đồng thời xoay kim để thực hiện lấy mẫu. Việc lấy mẫu sinh thiết tủy xương có thể được thực hiện ở vùng trước hông hoặc đỉnh chóp mào chậu sau.
Việc lấy mẫu sinh thiết có thể gây cảm giác đau âm ỉ ở vùng xương thực hiện sinh thiết khi kim tiến vào. Sau khi đã lấy được mẫu từ tủy xương, bác sĩ sẽ rút kim ra và dùng tay ấn nhẹ lên vùng đã thực hiện lấy mẫu để cầm máu. Cuối cùng là sát khuẩn vùng da đã thực hiện sinh thiết và băng vết thương bằng băng gạc vô trùng để tránh nhiễm trùng.
Quy trình sinh thiết được thực hiện rất thận trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm
Những điều cần lưu ý sau khi thực hiện sinh thiết:
Sau khi thực hiện bệnh nhân cần có những biện pháp nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý để vết thương ở vùng thực hiện sinh thiết tủy xương hồi phục nhanh chóng.
Nếu trong quá trình thực hiện có sử dụng các biện pháp gây tê, gây mê thì bệnh nhân cần có thời gian nghỉ dưỡng để hồi phục trạng thái bình thường. Đối với gây tê tại chỗ, bệnh nhân cần 10 - 15 phút nghỉ ngơi và dùng tay ấn nhẹ lên vùng thực hiện thủ thuật, sau đó có thể hoạt động bình thường. Đối với các bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch, cần 24 giờ hồi tỉnh trong khu vực riêng để trở về trạng thái bình thường.
Cần chăm sóc vết thương sau khi thực hiện sinh thiết, giữ vết thương khô trong vòng 24 giờ kể từ lúc thực hiện, không tắm nước nóng hay ngâm mình trong nước. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần theo dõi những bất thường của sức khỏe, ví dụ như sốt, sưng, chảy dịch, máu tại vết thương. Nếu xảy ra tình trạng đau trong một thời gian dài thì bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được sử dụng thuốc giảm đau.
Sinh thiết tủy xương là một loại xét nghiệm quan trọng được sử dụng để đánh giá tình trạng cơ thể thông qua mẫu mô ở tủy xương. Qua đó phát hiện được các vấn đề về sức khỏe tủy xương và các bệnh lý khác để kịp thời đưa ra những phương thức chữa trị hợp lý.
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện sinh thiết tủy xương, người bệnh cần tham khảo, lựa chọn các địa chỉ uy tín để đảm bảo về tính chính xác của kết quả. Ngoài ra, nếu cần được tư vấn thêm về thủ thuật này, hoặc các kiến thức về sức khỏe khác, bạn chỉ cần gọi đến số hotline 1900 565656 để được hỗ trợ, giải đáp.