Sinh thiết là gì cũng như các bước thực hiện được nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi trong y khoa, đây là một xét nghiệm tương đối phổ biến. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé.
02/11/2021 | Cẩm nang sức khỏe: cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết 27/07/2021 | Giải đáp thắc mắc: Sinh thiết tủy xương có đau không? 21/07/2021 | Có những loại xét nghiệm sinh thiết nào và xét nghiệm sinh thiết có cần nhịn ăn không?
1. Sinh thiết là gì?
Sinh thiết còn có tên gọi khác là sinh thiết tế bào. Khi bệnh nhân có các dấu hiệu nhiễm khuẩn nhưng không xác định được nguyên nhân thì bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này. Quá trình thực hiện sẽ lấy mẫu mô bất kỳ trên cơ thể như: da, nội tạng hoặc cấu trúc nào đó liên quan để tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi.
Sinh thiết là cụm từ quen thuộc trong y khoa
Những công dụng bất ngờ của sinh thiết
Hiện nay, sinh thiết đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát hiện, xác định các dấu hiệu bất thường về chức năng và cấu trúc, hay tình trạng sưng phù một số cơ quan nào đó trong cơ thể như: hạch, vú,... Phần lớn, việc thực hiện sinh khiết được chỉ định thực hiện để chẩn đoán ung thư, viêm nhiễm,... khi chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Ngoài ra, một số công dụng khác của quá trình sinh khiết cũng phải kể đến bao gồm:
-
Bước đầu giúp bác sĩ có thêm các căn cứ để chẩn đoán tình trạng, giai đoạn phát triển của bệnh.
-
Tiên lượng, nhận diện mức độ ảnh hưởng của tình trạng viêm nhiễm, ung thư tới sức khỏe.
-
Là nền tảng để bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.
Thực hiện sinh thiết giúp bác sĩ phần nào xác định được nguyên nhân gây nên những dấu hiệu bất thường về sức khỏe
Từ thực tế cho thấy rằng, việc thực hiện khám lâm sàng không thể xác định được khối u xuất hiện lành tính hay ác tính. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm sinh khiết để cho kết quả với mức độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, để thực hiện được sinh thiết, đòi hỏi trình độ chuyên môn cũng như quá trình phức tạp nên trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh sẽ được thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán chụp X-quang, siêu âm,... Vì vậy cho nên, không ít người khi được chỉ định làm sinh thiết đều có thắc mắc rằng sinh thiết là gì và tâm lý thường hoang mang, e ngại.
Phân loại sinh thiết
Sinh thiết được phân thành nhiều loại, mỗi loại đều sở hữu một số ưu điểm nhất định, bao gồm:
-
Sinh thiết kim: Loại sinh thiết này được bác sĩ chỉ định sử dụng để lấy mẫu mô từ khối u hay các cơ quan dưới da. Được thực hiện bằng cách dùng ống kim dài đặc biệt để đâm xuyên qua da của bệnh nhân, vào thận, gan, tuyến giáp hay bất cứ khối u bất thường nào đó xuất hiện.
-
Sinh thiết nội soi: Đây được đánh giá là loại sinh thiết được sử dụng rộng rãi nhất, bằng cách đưa trực tiếp ống nội soi đi vào từ đường miệng, mũi, ống tiểu,... để thực hiện việc quan sát các bộ phận bên trong cơ thể.
-
Sinh thiết bấm: Loại sinh thiết này được sử dụng trong việc chẩn đoán các bệnh về da. Từ một dụng cụ y khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ bấm một lỗ nhỏ và lấy mẫu mô ở lớp trên cùng của da.
-
Sinh thiết cắt bỏ: Từ việc lấy một mẫu mô nhỏ từ khối u để tiến hành kiểm tra và kết quả sẽ được trả về trong vài phút, bác sĩ sẽ dựa vào đó để có hướng dẫn phẫu thuật hay tiếp tục điều trị.
Sinh thiết được chia thành nhiều loại với các chức năng khác nhau
Dù sử dụng bất cứ loại sinh thiết nào thì công dụng chính của nó cũng là xác định nguyên nhân gây ra những dấu hiệu bất thường tới sức khỏe của bạn. Dựa vào những dấu hiệu bên ngoài mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại sinh thiết phù hợp, từ đó xác định được hướng điều trị phù hợp, đảm bảo độ chính xác cao hơn.
2. Quy trình thực hiện
Bên cạnh thắc mắc về vấn đề sinh thiết là gì thì quy trình thực hiện xét nghiệm y khoa này diễn ra như thế nào cũng là điều được nhiều người quan tâm. Khi nói đến quy trình thì chắc hẳn đó là cả một công đoạn dài với nhiều bước tách biệt. Vậy quy trình thực hiện sinh thiết diễn ra như thế nào? Câu trả lời có ngay dưới đây.
Bước chuẩn bị
Sau khi khám tổng quát nhận thấy có những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ đặt lịch để tiến hành thực hiện sinh thiết. Trước khi đi đến bệnh viện thực hiện sinh thiết, bạn cần nhớ không được ăn uống cách 2 tiếng. Khi nhập viện, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu, đánh giá khả năng dị ứng với các chất liên quan đến quá trình sinh thiết trước.
Thực hiện sinh thiết
Bệnh nhân sẽ được gây tê ngoài da tại chỗ trước khi thực hiện sinh thiết nếu áp dụng hình thức sinh thiết bằng kim hay bấm. Đối với sinh thiết nội soi hay cắt bỏ sẽ tiến hành gây tê cục bộ hoặc toàn thân. Quá trình tiến hành sinh thiết sẽ kéo dài khoảng vài phút đến vài giờ tùy vào từng trường hợp.
Sau sinh thiết
Sau khi đã thực hiện sinh thiết xong, bệnh nhân sẽ không được về nhà ngay mà cần phải ở lại bệnh viện để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe trong vài giờ đồng hồ, kết hợp với uống thuốc giảm đau. Ngoài ra, có thể bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm lượng máu để đảm bảo rằng sẽ không có sự chảy máu kín ở nội tạng khi đã có sự can thiệp. Sau vài giờ theo dõi, nếu không có những dấu hiệu bất thường thì bệnh nhân có thể ra về và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Phân tích mẫu sinh thiết
Sau khi thực hiện lấy mẫu mô từ cơ thể bệnh nhân, mẫu này sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm bệnh lý học của cơ sở y tế. Người phân tích sẽ tiến hành tách mẫu mô ra thành những lát mỏng, sau đó gắn vào tấm thủy tinh. Thông qua kính hiển vi, bác sĩ sẽ tìm kiếm và phát hiện được những điều bất thường trong cấu trúc tế bào nếu có. Phần mẫu còn thừa sẽ được lưu trữ phục vụ cho lần nghiên cứu sau.
Nhìn qua kính hiển vi bác sĩ sẽ thấy được những dấu hiệu bất thường trong cấu trúc tế bào
Thông qua những thông tin trên, bạn đọc đã có thể hiểu được sinh thiết là gì cũng như quy trình thực hiện như thế nào. Nếu cần được tư vấn thêm các thông tin liên quan, hoặc giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, bạn đọc vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện MEDLATEC để được hỗ trợ.