Là một thành phần của hệ miễn dịch, bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh như nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn,... Chính vì vậy mà sự tăng giảm bất thường của bạch cầu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
19/10/2020 | Bạch cầu là gì? Số lượng bạch cầu trong cơ thể là bao nhiêu? 03/10/2020 | Bạch cầu cao là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? 29/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm bạch cầu với cơ thể con người
1. Tìm hiểu về bạch cầu
bạch cầu là một thành phần của máu. Để phân biệt với hồng cầu màu đỏ thì đây là một loại tế bào trong suốt. Bạch cầu giữ vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể con người, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hay nhiễm khuẩn.
Bạch cầu là một thành phần của hệ miễn dịch
Thông thường, số lượng bạch cầu trong cơ thể dao động từ 4.000 - 10.000 tế bào/mm3 máu. Có nhiều loại bạch cầu , trong đó mỗi loại đảm nhiệm một chức năng khác nhau.
Người ta chia bạch cầu thành 2 loại chính, dựa vào hình dáng của nhân và sự có mặt (hoặc không) của các hạt bào tương trong tế bào.
- Bạch cầu đa nhân (bạch cầu hạt).
- Bạch cầu đơn nhân (bạch cầu không hạt).
2. Dấu hiệu cảnh báo khi bạch cầu tăng cao
Khi bạch cầu tăng cao, các dấu hiệu có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
- Cơ thể không khỏe, luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu,...
- Cân nặng giảm mà không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể có thể xuất hiện nhiễm trùng.
- Sốt vặt không xác định được nguyên nhân.
- Yếu cơ, khó thở.
- Trên cơ thể hay có các vết bầm tím dù không bị va đập, các vết thương lâu lành.
- Chảy máu cam với nguyên nhân không xác định.
Cơ thể xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân
3. Trường hợp nào dẫn đến tăng bạch cầu trong máu?
Tăng bạch cầu là hiện tượng khi số lượng tế bào bạch cầu đo được trong máu cao hơn mức thông thường. Hiện tượng này tương đối phổ biến, thường gặp ở các trường hợp cơ thể bị nhiễm trùng. Lúc này, khi cơ thể hết viêm nhiễm thì số lượng bạch cầu sẽ trở về mức bình thường.
Số lượng bạch cầu tăng lên khá cao khi người bệnh bị nhiễm trùng các cơ quan bên trong cơ thể như viêm ruột thừa, viêm phổi, áp xe gan,... Đã từng có ghi nhận về trường hợp bạch cầu tăng cao, lên đến hơn 20.000/ml. Nghiêm trọng hơn, bạch cầu tăng cao có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư (bạch cầu cấp hoặc bạch cầu mạn) nếu số lượng trên 100.000/ml.
Mặc dù bạch cầu có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh nhưng điều này không có nghĩa là càng nhiều bạch cầu thì hệ miễn dịch càng hoạt động tốt. Ngược lại, việc gia tăng quá mức cần thiết và kéo dài bạch cầu sẽ làm chúng tích tụ lại, khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở. Đồng thời, một số chức năng quan trọng khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là việc sản xuất ra các tế bào máu khỏe mạnh.
4. Dấu hiệu cảnh báo khi bạch cầu giảm
Thực chất, người bệnh thường không có những triệu chứng cụ thể khi bị giảm bạch cầu. Tuy nhiên, đây là lúc hệ miễn dịch suy yếu nên cơ thể rất dễ bị lây nhiễm hoặc nhiễm trùng. Một số triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm trùng như:
- Sốt.
- Toát mồ hôi.
- Có cảm giác ớn lạnh.
Sốt cũng là một trong những triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu
5. Trường hợp nào dẫn đến giảm bạch cầu trong máu?
Ngược lại với bạch cầu tăng, một cách dễ hiểu thì bạch cầu giảm là hiện tượng số lượng bạch cầu trung tính trong máu thấp hơn ngưỡng bình thường. Bạch cầu trung tính được tạo ra từ tủy xương. Chúng có khả năng sản xuất ra các chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập nên thường di chuyển đến máu và các khu vực bị nhiễm trùng để giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.
Giảm bạch cầu xảy ra khi số lượng bạch cầu trung tính đo được là thấp hơn 1500/mm3 máu đối với người lớn. Riêng đối với trẻ em thì tùy theo độ tuổi mà dấu hiệu giảm số lượng bạch cầu sẽ có sự khác nhau.
Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp có số lượng bạch cầu trung tính thấp hơn ngưỡng bình thường nhưng vẫn không làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Các trường hợp dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu trong máu bao gồm:
- Nhiễm trùng.
- Sốt xuất huyết.
- Lao.
- Nhiễm virus: như cytomegalovirus, virus Epstein-Barr, virus HIV hay viêm gan.
Giảm bạch cầu có thể gặp ở các bệnh nhân viêm gan hay HIV
Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc của bệnh thần kinh, thuốc tâm thần, thuốc cao huyết áp hay thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến cho số lượng bạch cầu giảm.
6. Phát hiện tình trạng tăng giảm bạch cầu như thế nào?
Có thể thấy, cho dù là số lượng bạch cầu tăng hay giảm thì đều là dấu hiệu của nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, bạn nên duy trì việc khám sức khỏe định kỳ cũng như đi khám ngay nếu thấy có những biểu hiện bất thường.
Trong trường hợp nghi là có sự tăng giảm bạch cầu, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm để kiểm tra toàn bộ máu và kiểm tra các chỉ số liên quan đến bạch cầu như:
- WBC - White Blood Cell.
- LYM - Bạch cầu Lympho.
- NEUT - Bạch cầu trung tính.
- MON - Bạch cầu mono.
- EOS - Bạch cầu ái toan.
- BASO - Bạch cầu ái kiềm.
Xét nghiệm bạch cầu được biết đến như một loại xét nghiệm thường quy trong dịch vụ khám sức khỏe tổng quát định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chính vì vậy, bạn có thể đến đây để được kiểm tra và theo dõi tình hình sức khỏe, đồng thời phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Xét nghiệm bạch cầu an toàn, chính xác tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai nhiều gói dịch vụ khám sức khỏe. Đến với MEDLATEC, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ và kết quả được cung cấp bởi đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, giàu chuyên môn, kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại bậc nhất.
Ngoài ra, bệnh viện còn hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm ngay tại nhà. Khách hàng chỉ cần đặt lịch hẹn qua website medlatec.vn hoặc qua tổng đài, sau đó sẽ có nhân viên y tế của MEDLATEC đến tận nơi để lấy mẫu máu xét nghiệm. Kết quả sau đó sẽ được trả qua email, qua điện thoại hoặc trả trực tiếp tại bệnh viện.
Mọi thông tin chi tiết hay có nhu cầu cần được tư vấn, vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và giải đáp.