Chỉ số bạch cầu là một trong những dữ liệu quan trọng, phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vậy chỉ số bạch cầu bình thường là bao nhiêu? Tình trạng tăng hay giảm bạch cầu trong máu có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
22/12/2022 | Chỉ số bạch cầu bình thường là bao nhiêu? Khi nào là bất thường? 03/01/2020 | Xét nghiệm bạch cầu giúp đánh giá chỉ số bạch cầu trong máu
1. Chức năng của bạch cầu?
Bạch cầu có nhiệm vụ rất quan trọng, đó chính là bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập và tấn công của những tác nhân bên ngoài. Khi phát hiện những tác nhân gây hại cho cơ thể chẳng hạn như vi khuẩn, virus, những tế bào bạch cầu sẽ sản xuất kháng thể để tiêu diệt những tác nhân này. Đồng thời phát tín hiệu để hệ miễn dịch của cơ thể được kích hoạt và tăng cường bảo vệ cơ thể một cách hiệu quả nhất.
Bạch cầu bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân xâm nhập từ bên ngoài
- Bạch cầu có thể chia thành 2 loại chính như sau:
+ Bạch cầu dạng hạt (hay chính là những tế bào bạch cầu có đa nhân): Những tế bào bạch cầu này có những hạt lớn trong bao tương. Những hạt này có khả năng bắt màu khác nhau, do đó có thể chia nhỏ thành nhiều loại bạch cầu dạng hạt khác nhau, bao gồm: Bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa base.
+ Bạch cầu không có hạt hay còn được gọi là những tế bào bạch cầu đơn nhân: Loại tế bào bạch cầu này còn có thể chia nhỏ thành tế bào bạch cầu Lympho và tế bào bạch cầu Mono.
2. Nhận biết chỉ số bạch cầu bình thường
Chỉ số bạch cầu bình thường là từ 4.000-10.000/mm3 máu. Các bác sĩ thường kiểm tra số lượng bạch cầu trong máu thông qua kết quả chỉ số WBC. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện kiểm tra thêm một số chỉ số khác để có thêm cơ sở dữ liệu. Từ đó. mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng và chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số chỉ số liên quan có thể kể đến như:
- Chỉ số bạch cầu trung tính NEUT.
- Chỉ số LYM (Lymphocyte).
- Chỉ số MONO (Monocyte).
- Chỉ số EOS (Eosinophil).
- Chỉ số BASO (Basophil).
- Chỉ số LUC.
3. Chỉ số bạch cầu tăng cảnh báo điều gì?
- Thông thường, chỉ số bạch cầu tăng cao hơn so với giá trị tiêu chuẩn là do tình trạng nhiễm khuẩn hoặc do một số bệnh lý nào đó.
+ Những trường hợp bạch cầu tăng cao hơn 20.000/ml: Thường là do tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng như bệnh viêm phổi, viêm ruột thừa, áp xe ở cơ quan nào đó, hoặc tình trạng viêm đường tiết niệu,...
Bạch cầu tăng có thể do viêm phổi
+ Trường hợp bạch cầu tăng quá cao, vượt mức 100.000/ml. Rất có thể nguyên nhân là do một số bệnh nguy hiểm, phổ biến nhất là ung thư máu.
Ngoài ra, bạch cầu tăng cao còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
+ Thói quen nhịn tiểu: Khiến nước tiểu tích tụ lại tại bàng quang và tạo điều kiện cho khuẩn bệnh phát triển mạnh và gây viêm nhiễm.
+ Tập các bài thể dục cường độ nặng.
+ Quan hệ tình dục không lành mạnh.
+ Phụ nữ mang thai.
+ Do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị chẳng hạn như thuốc giảm đau hay các loại kháng sinh,…
- Khi bạch cầu trong máu tăng cao, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như sau:
+ Mệt mỏi toàn thân.
+ Sốt cao.
+ Sụt cân không rõ nguyên nhân.
+ Chảy máu dưới da, bầm tím không rõ nguyên nhân, chảy máu cam,…
+ Vết thương chậm lành.
Bạch cầu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hồng cầu. Do đó, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu máu cục bộ, gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạch cầu càng tăng cao thì mức độ nguy hiểm, rủi ro về sức khỏe của người bệnh càng lớn.
4. Chỉ số bạch cầu giảm là do đâu?
Khi bạch cầu giảm, sức đề kháng của cơ thể sẽ kém hơn rất nhiều. Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng bệnh như sốt, ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi,…
Chỉ số bạch cầu giảm có thể là do những nguyên nhân dưới đây:
- Do nhiễm các loại virus cấp tính: Khi virus xâm nhập và tấn công cơ thể, quá trình sản xuất tế bào bạch cầu có thể bị gián đoạn và người bệnh phải đối mặt với tình trạng giảm bạch cầu tạm thời.
- Do một số vấn đề bất thường về máu và xương như tình trạng thiếu máu bất sản, bệnh myelodysplastic hoặc cũng có thể do lá lách hoạt động quá mức,...
Bạch cầu có thể giảm ở một số bệnh nhân đang chữa ung thư
- Do các bệnh ung thư và một số bệnh về tủy xương.
- Do HIV/AIDS, lao hay một số bệnh truyền nhiễm khác.
- Do các bệnh rối loạn tự miễn dịch như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp hay bệnh Crohn,… Khi mắc những bệnh lý này, cơ thể sẽ không phân biệt được tế bào và tấn công chính tế bào của cơ thể.
- Do một số bệnh rối loạn bẩm sinh như Kostmann, myelokathexis,…
- Do cơ thể bị thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B12, đồng, kẽm...
- Do trong quá trình điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị hay cấy ghép tủy xương có thể gây tác dụng phụ là ức chế quá trình sản xuất bạch cầu.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị động kinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống trầm cảm, kháng sinh, thuốc chống loạn thần,...
- Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến giảm chỉ số bạch cầu là thời điểm giai đoạn đầu nhiễm trùng. Ở giai đoạn này, cơ thể đang chống lại quá trình nhiễm trùng, do đó tế bào bạch cầu cũng sẽ bị giảm đi. Hiện tượng này được gọi là pseudo leukopenia.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tế bào bạch cầu, chức năng của tế bào này và chỉ số bạch cầu bình thường, đồng thời là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng và giảm bạch cầu.
Vì thế, nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy cơ thể đang không được khỏe, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chuyên gia thăm khám và điều trị kịp thời. Tình trạng bạch cầu tăng và giảm bất thường đều có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
MEDLATEC là địa chỉ xét nghiệm đáng tin cậy
Hiện nay Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy. Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu y đức cùng với sự đầu tư quy mô về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, MEDLATEC luôn đảm bảo mang lại những dịch vụ y tế chất lượng nhất.
Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP có thể đáp ứng hơn 2.000 xét nghiệm, từ cơ bản đến chuyên sâu. Để được tư vấn cụ thể và hướng dẫn đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.