Chấn thương sọ não kín là một trong những chấn thương thường gặp và cực kỳ nguy hiểm, biến chứng phức tạp gây khó khăn trong chẩn đoán, điều trị bệnh. Triệu chứng chấn thương sọ não kín khá phức tạp, có những triệu chứng mờ nhạt khiến người bệnh dễ bỏ qua. Bác sĩ sẽ dựa trên dấu hiệu để đánh giá mức độ tổn thương, xem xét cấp cứu trong trường hợp cần thiết.
28/01/2021 | Chấn thương sọ não: triệu chứng nhận biết và phương pháp điều trị 28/01/2021 | Cha mẹ cần nắm được dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em 24/10/2020 | Chụp cắt lớp vi tính sọ não - những phương pháp phổ biến nhất
1. Chấn thương sọ não kín được phân loại như thế nào?
Để tiện lợi cho chẩn đoán, đánh giá mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng của chấn thương sọ não kín, các nhà khoa học đã chia thành 2 nhóm.
Chấn thương sọ não kín cần được cấp cứu can thiệp
Cụ thể là:
1.1. Chấn thương sọ não không có tổn thương xương sọ
Các tổn thương mà bệnh nhân gặp phải trong nhóm này bao gồm:
-
Giập não.
-
Chấn động não.
-
Đè ép não.
1.2. Chấn thương sọ não có tổn thương xương hộp sọ
Bệnh nhân gặp phải những tổn thương làm nứt vỡ xương sọ, khiến các tổn thương có thể nguy hiểm hơn như: dập não, xuất huyết não, tràn khí não, phù não,…
Đánh giá và phân loại chấn thương sọ não sẽ dựa trên triệu chứng bệnh học, thông tin chấn thương và các chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT hay cộng hưởng từ MRI.
2. Triệu chứng chấn thương sọ não kín
Chấn thương sọ não gây ra 2 nhóm tổn thương chính là tổn thương xương sọ và tổn thương não, triệu chứng của chúng cũng khác nhau.
2.1. Triệu chứng vỡ xương vòm sọ
Thông thường bệnh nhân không có triệu chứng thực thể nào khi bị vỡ vòm sọ, chỉ thấy tổn thương trên ảnh chẩn đoán với đường rạn nứt, lún, vỡ bất thường. Vỡ xương vòm sọ thường gây ra tình trạng tụ máu ngoài màng cứng, đây là tổn thương nguy hiểm khó lường.
Vỡ xương vòm sọ thường ít gây triệu chứng thực thể
Với các trường hợp vỡ xương vòm sọ có vỡ nền sọ thì tùy trường hợp với vị trí tổn thương khác nhau sẽ gây triệu chứng khác nhau như:
Bầm tím mắt
Vị trí bầm tím có thể là 1 hoặc hai bên mắt, tuy nhiên cần phân biệt triệu chứng này với lực tác động bên ngoài cùng với chấn thương sọ não.
Liệt dây thần kinh nền sọ
Nếu liệt dây thần kinh II thì bệnh nhân có thể bị mù 1 mắt, liệt dây thần kinh ngoại biên gây nhiều rối loạn chức năng như chân tay run, khó điều khiển,…
2.2. Triệu chứng chấn thương não
Mặc dù là lớp bảo vệ não bộ bên trong nhưng chấn thương mạnh hoàn toàn có thể gây tổn thương và biến chứng bên trong não. Chấn thương não có thể độc lập hoặc xen lẫn, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
Những triệu chứng điển hình nhất chấn thương não thường gặp gồm:
Chấn động não
Tình trạng này xảy ra ngay sau chấn thương sọ não, nạn nhân bất tỉnh hoàn toàn, không cử động hay mơ màng tỉnh. Thông thường chấn động não sẽ kéo dài vài chục giây nếu chấn thương nhẹ nhàng hoặc 15 - 20 phút nếu nặng.
Chấn động não khiến bệnh nhân hôn mê bất tỉnh
Sau chấn động não, bệnh nhân thường gặp phải triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, choáng váng và khó nhớ lại quá trình xảy ra chấn thương sọ não trên. Chấn động não thường đi kèm với nhiều tổn thương nghiêm trọng khác, vì thế người nhà cần thường xuyên kiểm tra, chăm sóc. Nếu tình trạng ngày càng xấu đi, nghĩa là đang có tổn thương tiến triển tại não, Nếu có máu tụ hay xuất huyết thì cần phẫu thuật ngay.
Giập não
Giập não là tổn thương nặng và nguy hiểm ở những bệnh nhân chấn thương sọ não. Do lực tác động lớn vượt qua sọ não, chúng gây những chấn thương bên trong như:
Giập não trực tiếp tại vị trí chịu chấn thương: nguyên nhân thường do xương sọ vỡ khiến các mảnh xương lún sâu trong não, khiến não bị đè ép quá mức dẫn đến dập.
Giập não có thể gặp phải ở vị trí đối diện với vị trí chấn thương, thường gặp ở thủy thái dương và nền thùy trán. Một số trường hợp giập não khiến máu tụ dưới màng cứng, đi kèm với phù não vô cùng nguy hiểm.
Nếu giập não ở thân não, bệnh nhân thường tử vong ngay sau đó. Tổn thương giập não này khiến bệnh nhân hôn mê, đau đớn, thở nhanh, sốt cao,…
Chứng phù não có thể khiến bệnh nhân tử vong
Phù não
Phù não có thể ban đầu chỉ xuất hiện ở quanh vùng chấn thương, dập não rồi lan rộng hoặc xuất hiện sớm ở toàn bộ não. Chứng phù não có thể khiến người bệnh tử vong nếu không can thiệp sớm. Triệu chứng thường gặp nếu chấn thương sọ não gây phù não là: bệnh nhân hôn mê ngày càng sâu và lịm đi, hơi thở không đều thường nhanh và nông, huyết áp tăng - giảm bất thường kèm sốt cao.
Phù não là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của chấn thương sọ não, khó điều trị và thường khiến người bệnh tử vong.
Xẹp não
Mức độ nguy hiểm của biến chứng xẹp não này cũng được đánh giá tương đương với phù não, tuy nhiên ít gặp hơn. Hầu hết bệnh nhân xẹp não thường triệu chứng diễn ra rất nhanh rồi tử vong.
Máu tụ trong sọ
Máu tụ trong sọ khá thường gặp ở những bệnh nhân chấn thương sọ não mức độ trung bình và nặng, khi mạch máu trong não bị tổn thương, đứt rách nên rò rỉ máu. Vị trí máu rò rỉ có thể hình thành cục máu đông hoặc cản trở hoạt động mô gây chết mô.
Máu tụ nội sọ là tổn thương nguy hiểm mà bệnh nhân cần được cấp cứu y tế sớm mới có thể thoát khỏi nguy hiểm. Có 3 dạng máu tụ nội sọ với mức độ phổ biến khác nhau.
-
Máu tụ ngoài màng cứng: thường gặp ở vị trí trán, đỉnh, thái dương và ít gặp ở vùng chẩm hay tiểu não.
-
Máu tụ dưới màng cứng: dạng cấp tính thường xuất hiện cùng với giập não, dễ lan tỏa đến nhiều vùng não. Dạng mạn tính thường xuất hiện khá muộn sau chấn thương sọ não, diễn tiến khá giống như một u não khi máu chảy từ mạch chậm gây hình thành khối máu tụ loãng.
Máu tụ hình thành cục máu đông trong não cần được loại bỏ
Như vậy, bệnh nhân bị chấn thương sọ não kín có thể có ít hoặc nhiều triệu chứng tùy theo mức độ nguy hiểm và vị trí tổn thương. Chẩn đoán bệnh cần dựa vào triệu chứng, thông tin chấn thương kèm theo các chẩn đoán hình ảnh, lâm sàng khác.