Chấn động não là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị | Medlatec

Chấn động não là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Các triệu chứng chấn động não sau khi va chạm như đau đầu, buồn nôn,... tưởng chừng như đơn giản, khiến nhiều bệnh nhân chủ quan có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy chấn động não là gì? Việc điều trị liệu có phức tạp hay không?


17/02/2023 | Các loại chấn thương hàm mặt thường gặp và cách sơ cứu
06/02/2023 | Chấn thương sọ não có nguy hiểm không?
13/01/2023 | Triệu chứng chấn thương sọ não kín và hở
10/01/2023 | Đa chấn thương do tai nạn giao thông và cách xử trí phù hợp

1. Chấn động não là gì?

Chấn động não hay sang chấn não được coi là một dạng của chấn thương đầu nhẹ khi có tác động từ bên ngoài hoặc va đập mạnh tại các vị trí như đầu, mặt, cổ. Tình trạng này không gây tổn thương trực tiếp đến thực thể của não như chấn thương sọ não và thường diễn ra trong thời gian ngắn. Vì thế, các triệu chứng sau chấn động có thể điều trị và hồi phục nhanh hơn. Một số trường hợp chấn động quá nhẹ có thể tự hồi phục.

Chấn động não là tình trạng não bị tổn thương cho va đập mạnh

Chấn động não là tình trạng não bị tổn thương cho va đập mạnh

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân sang chấn não

Dấu hiệu chấn động não thường xuất hiện trong vòng 48 tiếng sau khi va đập mạnh vùng đầu, mặt hoặc cổ với các triệu chứng như:

  • Bệnh nhân bất tỉnh, mất tri giác sau va chạm hoặc có thể hôn mê.

  • Buồn nôn, nôn mửa sau khi chấn thương.

  • Mất trí nhớ tạm thời khiến người bệnh không nhớ một số sự kiện đã xảy ra trước lúc va chạm hoặc không nhận ra người thân, gia đình.

  • Đau đầu, ù tai, chóng mặt là những triệu chứng phổ biến khi chấn động não và thường kéo dài vài ngày đến vài tuần.

Nhức đầu, ù tai, buồn nôn là những triệu chứng phổ biến của sang chấn não

Nhức đầu, ù tai, buồn nôn là những triệu chứng phổ biến của sang chấn não

  • Thường xuyên hay quên mặc dù là các hoạt động sinh hoạt đã làm hàng ngày trước đó.

  • Khó tập trung khi học tập, làm việc hoặc đau đầu khi cố gắng tập trung trong thời gian lâu.

  • Không tự điều khiển được tay chân hoặc khó đứng vững, giữ thăng bằng khi ngồi hoặc đi lại.

  • Động kinh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 7 ngày.

3. Nguyên nhân gây sang chấn não

Cấu tạo của não được bao bọc bởi hộp sọ cứng và lớp dịch não tủy có chức năng bảo vệ não khỏi tổn thương từ tác động bên ngoài. Tính chất bộ não thường có độ đặc nhất định nhờ có chứa lượng gelatin. Vì thế khi có lực tác động hoặc va đập mạnh tại các bộ phận như đầu, mặt hoặc cổ sẽ khiến cho não bị chấn động và trượt ra trước hoặc ra sau thành trong của hộp sọ. Mặc dù lực va đập không đủ mạnh để làm chấn thương hộp sọ như nứt sọ, dập sọ nhưng diễn ra đột ngột khiến não chúng ta bị sang chấn. 

Não bị tổn thương do bị trượt sau khi va đập mạnh

Não bị tổn thương do bị trượt sau khi va đập mạnh

4. Tác nhân gây chấn thương não

  • Té, ngã đập đầu trên đất hoặc vào tường.

  • Va đập mạnh khi bị tai nạn giao thông.

  • Tai nạn lao động đặc biệt đối với những người thường xuyên làm việc trên cao nhưng không tuân thủ quy định về an toàn như đội nón bảo hiểm, thắt dây an toàn,...

  • Các vận động viên thể thao đối kháng như đá banh, khúc côn cầu, bóng rổ, bóng bầu dục, đấu võ,...

  • Bị đánh mạnh vào đầu hoặc cổ.

5. Chẩn đoán và điều trị chấn động não

Các triệu chứng chấn động não thường có thể xuất hiện ngay tức thì hoặc trong vòng 48 tiếng. Vì thế ngoài chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số bài kiểm tra chuyên môn về thần kinh, nhận thức hoặc xét nghiệm lâm sàng. Từ đó giúp đảm bảo chẩn đoán đúng nguyên nhân và phát hiện sớm các triệu chứng đến muộn.

Kiểm tra thần kinh, tư duy và xét nghiệm lâm sàng để chẩn đoán sang chấn não

Kiểm tra thần kinh, tư duy và xét nghiệm lâm sàng để chẩn đoán sang chấn não

  • Đánh giá thần kinh: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác khác nhau để kiểm tra khả năng điều khiển tay chân, giữ thăng bằng, phản xạ với những tác động lực nhẹ, sức cơ và chức năng nghe, nói.

  • Đánh giá về nhận thức, tư duy: Các bài kiểm tra về khả năng ghi nhớ từ các sự kiện xảy ra gần đây. Kiểm tra độ tập trung và khả năng nhận biết các sự vật, sự việc xung quanh. Điều này giúp đánh giá bệnh nhân có bị mất trí nhớ hoặc lú lẫn không.

  • Xét nghiệm lâm sàng thông qua hình ảnh chụp CT (chụp cắt lớp) toàn bộ vùng đầu kết hợp với hình ảnh MRI (chụp cộng hưởng từ) để đánh giá và phát hiện kịp thời nếu bệnh nhân bị chấn thương sọ não.

6. Phương pháp điều trị và hồi phục sau chấn động

Phụ thuộc vào các triệu chứng và kết quả đánh giá sau chẩn đoán, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời khi điều trị, bệnh nhân nên kết hợp các hoạt động hồi phục giúp não có thể trở lại trạng thái bình thường nhanh hơn.

6.1. Phương pháp điều trị

  • Đối với bệnh nhân chấn động nhẹ không ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh, nhận thức sẽ được theo dõi, nghỉ ngơi trong vòng 24 - 48 tiếng tiếp theo. Nếu tình trạng bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi thêm tại nhà hoặc có thể kê thêm các loại thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nôn mửa,...

  • Đối với các bệnh nhân bất tỉnh, hôn mê sẽ được chỉ định theo dõi và kiểm tra lâm sàng để xử lý kịp thời đối với các trường hợp tụ máu hoặc xuất huyết bên trong não.

  • Điều trị bằng liệu pháp tâm lý và các bài tập giúp phục hồi chức năng thần kinh.

6.2. Phục hồi sau chấn động não 

  • Việc nghỉ ngơi, thư giãn sau khi bị chấn động não là yếu tố quan trong giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Nên nghỉ ngơi hoàn từ 1 - 2 ngày, hạn chế làm việc tập trung hoặc sử dụng điện thoại để giúp não thư giãn.

  • Ngủ đủ giấc để nạp lại năng lượng giúp cơ thể hồi phục tự nhiên và ổn định tinh thần sau sang chấn. Nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng mất ngủ sẽ khiến cơ thể mất sức đồng thời tiết ra các nội tiết tố tiêu cực ảnh hưởng đến hệ thần kinh, từ đó khiến quá trình hồi phục mất nhiều thời gian hơn.

  • Các bài tập vận động nhẹ như yoga, thiền hoặc các hoạt động ngoài trời như đi bộ, chạy bộ trong công viên để hít thở không khí trong lành. Nhờ đó, cơ thể được vận động và tinh thần thư giãn giúp các triệu chứng hồi phục nhanh hơn.

Nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất 1-2 ngày để hồi phục thể chất, tinh thần

Nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất 1-2 ngày để hồi phục thể chất, tinh thần

  • Nên đảm bảo đầy đủ chất trong các bữa ăn của người bệnh và bổ sung thêm chất xơ như rau xanh hoặc nước ép giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái tốt nhất.

  • Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá,... trong giai đoạn này bởi vì các chất kích thích sẽ dễ tăng thêm tổn thương cho não và gây ra tình trạng rối loạn tâm thần.

  • Nên sử dụng thuốc giảm đau nếu thấy cần thiết và theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp làm giảm tình trạng đau đầu sau khi chấn động não. 

  • Hạn chế sử dụng điện thoại, xem tivi, laptop quá lâu bởi vì ánh sáng từ các thiết bị này sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

  • Thường xuyên luyện tập các bài tập để cải thiện não bộ và tăng cường trí nhớ 

Các triệu chứng chấn động não có thể tự hồi phục sau vài ngày nhưng cũng có thể để lại di chứng trong vài tháng hoặc các di chứng nguy hiểm khác. Chính vì thế, khi đầu bị va đập, bạn nên theo dõi và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám nếu có dấu hiệu bất thường. Một địa chỉ bạn có thể tham khảo là chuyên khoa Thần kinh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp