Những thông tin cơ bản về hội chứng ngưng thở khi ngủ | Medlatec

Những thông tin cơ bản về hội chứng ngưng thở khi ngủ

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt đây là yếu tố quan trọng mang đến năng lượng hoạt động cho con người khi bắt đầu một ngày mới. Do đó việc khắc phục những yếu tố gây hại đến giấc ngủ rất quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe của con người và hiệu quả làm việc. Bài viết này sẽ tìm hiểu về hội chứng ngưng thở khi ngủ , một bệnh lý rất nghiêm trọng có thể gây nên tình trạng tử vong.


02/03/2022 | Bác sĩ giải thích: Hội chứng ngưng thở khi ngủ nguy hiểm như thế nào?
09/09/2021 | Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì, dấu hiệu và cách điều trị
17/01/2021 | Tư vấn: Chữa ngủ ngáy cực đơn giản bằng 7 mẹo sau
12/12/2020 | Hội chứng ngưng thở khi ngủ - căn bệnh nguy hiểm không nên coi thường

1. Tìm hiểu: ngưng thở khi ngủ là gì?

Ngưng thở khi ngủ là hội chứng gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ, mà trong quá trình ngủ sẽ xảy ra hiện tượng ngưng thở 10 giây hay lặp đi lặp lại tình trạng giảm khí thông, đi kèm với các triệu chứng khác như ngáy hoặc triệu chứng ngủ ngày quá mức. Người gặp phải hội chứng này có thể ngưng thở hoàn toàn ít nhất 10 lần trong giấc ngủ và tình trạng này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm.

Ngưng thở khi ngủ là gì?

Ngưng thở khi ngủ là gì?

Đối tượng gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ thì trong khi thức đường thở sẽ được duy trì khoảng trống như bình thường, tuy nhiên khi đi sâu vào giấc ngủ sẽ gặp phải những biểu hiện tắc nghẽn. Đặc biệt, nếu tình trạng tắc nghẽn ống thở nghiêm trọng sẽ làm giấc ngủ bị gián đoạn và dẫn đến tình trạng tỉnh giấc trước khi bước vào giấc ngủ nông. Hiện tượng tỉnh giấc này sẽ tái lập lại đường thờ cùng với những cơn hít thở dài đi kèm.

Ngưng thở khi ngủ xảy ra khi đường hô hấp bị tắc nghẽn một phần hay tắc nghẽn toàn bộ. Trong tình trạng não bị tổn thương, quá trình này xảy ra khi cơ quan trung ương não không gửi được tín hiệu đến nhằm điều khiển cơ quan hô hấp. Sau đây là các nguyên nhân gây nên ngưng thở khi ngủ thường gặp: béo phì, các vấn đề về xoang, phì đại VA, amidan, lưỡi.

Tìm hiểu khái niệm về ngưng thở trong khi ngủ rất quan trọng, điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất bệnh và có những biện pháp bảo vệ sức khỏe.

2. Dấu hiệu nhận biết ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra những tình trạng xấu nếu gặp phải, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Nhận biết các dấu hiệu ngưng thở khi ngủ rất quan trọng nhằm có những biện pháp điều trị, khắc phục kịp thời, tránh những biến chứng xấu xảy ra và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Vậy những dấu hiệu nào để nhận biết bạn đang gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ?

Ngáy khi ngủ là một trong những dấu hiệu ngưng thở khi ngủ

Ngáy khi ngủ là một trong những dấu hiệu ngưng thở khi ngủ

  • Gặp phải tình trạng buồn ngủ nhiều vào ban ngày.

  • Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.

  • Ngừng thở, ngạt thở khi ngủ kèm theo ngủ ngáy.

  • Tỉnh giấc nhiều lần trong giấc ngủ.

  • Gặp tình trạng đau đầu vào buổi sáng.

  • Tăng huyết áp.

  • Giảm trí nhớ, độ tập trung giảm.

  • Có những bất thường về vùng hàm mặt, thừa cân, béo phì.

Nếu gặp phải những dấu hiệu trên, người bệnh đang bị nghi ngờ mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ, lúc này cần đến chuyên khoa hô hấp để thăm khám tình trạng bệnh, phát hiện các bệnh lý kèm theo (nếu có) nhằm điều trị sớm nhất có thể.

Việc điều trị không kịp thời tình trạng ngưng thở khi ngủ sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, giảm trí nhớ, đột tử trong đêm. Nếu tình trạng này gặp phải ở trẻ em, thường sẽ xuất hiện những hành động hiếu động thái quá, thường xuyên gây gổ với bạn bè, thành tích học tập giảm sút và thậm chí là tiểu dầm.

3. Những đối tượng gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là hội chứng có thể bắt gặp ở tất cả mọi người, tất cả mọi lứa tuổi. Trong đó, độ tuổi trung niên là độ tuổi dễ mắc phải hội chứng này nhất và số ca mắc hội chứng này tăng dần theo tuổi, thường gặp chủ yếu ở nam giới.

Ngưng thở khi ngủ thường gặp ở độ tuổi trung niên

Ngưng thở khi ngủ thường gặp ở độ tuổi trung niên

Ngưng thở khi ngủ thường xuyên sẽ bắt gặp ở những người có các vấn đề sau:

  • Béo phì - người béo phì có nguy cơ cao mắc hội chứng này, nguy cơ cao gấp 3 lần so với người bình thường.

  • Những người có cấu trúc hô hấp trên bất thường, có thể kể đến như người hàm nhỏ, lưỡi quá to, phi đại amidan, hàm ra sau hay tắc mũi.

  • Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện, thuốc an thần.

  • Di truyền do trong do đình có người mắc phải hội chứng này.

  • Người đang mắc các bệnh lý như đái tháo đường, suy tim, nhược giáp, bệnh máu não, tăng huyết áp.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ, đây có thể là một trong triệu chứng của các bệnh như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, suy tim, tăng hồng cầu trong máu,... và có thể gây nên tử vong. Bên cạnh đó, việc ngủ ngày quá mức khi mắc phải hội chứng này sẽ dẫn đến tai nạn lao động, ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Do đó, nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc phải hội chứng này, việc đầu tiên là nên đến gặp bác sĩ để khám và nắm tình hình bệnh.

4. Những biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ngưng thở khi ngủ

Ngoài hướng dẫn điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ý thức và hành động của người bệnh rất quan trọng để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ngưng thở khi ngủ, để những chỉ dẫn điều trị được đạt kết quả tốt nhất. Vậy người bệnh nên thực hiện những biện pháp gì để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ngưng thở khi ngủ?

Cần làm gì nếu gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Cần làm gì nếu gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ?

  • Đổi tư thế ngủ: bạn có thể ngăn ngừa tình trạng ngưng thở khi ngủ bằng cách nằm nghiêng về một bên bởi vì tư thế nằm ngửa không tốt đối với những người mắc hội chứng này, gây nên hiện tượng ngáy và có thể tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tư thế nằm ngửa làm hàm và lưới khép lại, làm chặn đứng đường thở.

  • Sử dụng biện pháp phun nước muối vào nong mũi để mở đường mũi, giúp thở dễ dàng hơn.

  • Cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ bằng cách cải thiện lối sống, hạn chế sử dụng hoặc ngừng sử dụng hẳn các chất kích thích, như rượu bia, các chất gây nghiện, thuốc lá, chất ma túy.

  • Sử dụng các thiết bị nha khoa: có thể sử dụng thiết bị nha khoa trong miệng khi ngủ với tác dụng đưa hàm về phía trước giúp đường thở được mở rộng.

Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng ngưng thở khi ngủ xảy ra là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính bạn, ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng. Nếu có vấn đề bất thường, bạn nên đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi đến số 1900 56 56 56 để được tư vấn, thăm khám kịp thời

Điều trị kịp thời ngưng thở khi ngủ là rất cần thiết

Điều trị kịp thời ngưng thở khi ngủ là rất cần thiết

Chúng ta đã tìm hiểu một số thông tin cơ bản về hội chứng ngưng thở khi ngủ, một trong những hội chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu mắc phải. Việc tìm hiểu và nắm bắt thông tin về các hội chứng này như nguyên nhân, dấu hiệu rất quan trọng giúp chúng ta ngăn ngừa và có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng và tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp