Cần lưu ý gì khi dùng dược phẩm điều trị tiểu đường? | Medlatec

Cần lưu ý gì khi dùng dược phẩm điều trị tiểu đường?

Không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị bằng các loại dược phẩm kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện khoa học có thể cải thiện và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng dược phẩm trị điều tiểu đường để đạt được hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa tác dụng phụ.


09/06/2023 | Trái nhàu trị tiểu đường được không?
08/06/2023 | Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Hà Tĩnh: Chọn ngay MEDLATEC!
05/06/2023 | Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
02/06/2023 | Thuốc chống biến chứng tiểu đường: Phân loại và lưu ý sử dụng

1. Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về dược phẩm trị điều tiểu đường, các chuyên gia sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về tiểu đường và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này:

Bệnh tiểu đường được phân thành nhiều loại khác nhau

Bệnh tiểu đường được phân thành nhiều loại khác nhau

- Bệnh tiểu đường có thể được phân loại thành một số loại như sau: 

+ Bệnh tiểu đường type 1: Là những trường hợp cơ thể không thể tự sản xuất insulin hoặc bị thiếu hụt insulin vì những bất thường ở tuyến tụy. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần được bổ sung insulin mỗi ngày.

+ Bệnh tiểu đường type 2: Là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất. Khi mắc tiểu đường type 2, cơ thể người bệnh vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ do các bệnh lý mắc phải ở tuyến tụy hoặc cơ thể sản sinh ra các kháng thể kháng insulin, vì thế lượng đường trong máu vẫn tăng cao. 

+ Bệnh tiểu đường thai kỳ: Là trường hợp phụ nữ bị bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai. Bệnh thường xảy ra vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. 

- Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm vì số ca mắc bệnh ngày càng tăng, bệnh có xu hướng “trẻ hóa” và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt, căn bệnh này không thể chữa khỏi, người bệnh sẽ phải chung sống cả đời với tiểu đường. 

Một số biến chứng bệnh tiểu đường có thể kể đến như sau: 

+ Biến chứng tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim,.. có thể gây tử vong nếu không được kịp thời điều trị. 

Tiểu đường có thể gây biến chứng về tim mạch

Tiểu đường có thể gây biến chứng về tim mạch

+ Biến chứng ở mắt: Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương các mạch máu. Khi những mạch máu ở mắt bị tổn thương có thể gây ra một số biến chứng ở mắt như xuất huyết mạch máu đáy mắt, mắc bệnh võng mạc, suy giảm thị lực nghiêm trọng dẫn đến mù lòa. 

+ Biến chứng thần kinh khiến người bệnh mất cảm giác ở tay, chân. Thậm chí, bệnh còn tăng nguy cơ viêm loét do chấn thương. Nếu để diễn biến nặng, người bệnh cần phải cắt cụt chân để khắc phục tình trạng này. 

+ Biến chứng thận: Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý về thận, đặc biệt là bệnh suy thận, khiến những chất độc trong cơ thể không được đào thải, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh, cuối cùng có thể gây tử vong. 

+ Biến chứng ở da: Người bệnh dễ bị mụn nhọt, tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến,…

2. Một số loại dược phẩm trị tiểu đường

Dưới đây là một số loại dược phẩm điều trị tiểu đường phổ biến hiện nay: 

- Metformin: Đây là loại dược phẩm thường được dùng cho bệnh nhân mắc tiểu đường type 2. Tác dụng của Metformin là giảm lượng đường hấp thụ tại ruột, giảm lượng đường được sản sinh ra từ gan và đồng thời cải thiện độ nhạy của insulin. Kết hợp sử dụng Metformin cùng với chế độ ăn kiêng, có thể mang đến hiệu quả điều trị rất tích cực, lượng đường trong máu của người bệnh có thể giảm đáng kể. 

Tùy từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc trị tiểu đường phù hợp

Tùy từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc trị tiểu đường phù hợp

- Sulfonylurea: Loại thuốc này điều trị bệnh bằng cách thúc đầy hoạt động của tế bào beta của tuyến tụy để tăng cường sản xuất insulin, giúp giảm lượng đường trong máu.

- Insulin: Tuyến tụy là nơi sản sinh ra insulin. Khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm, insulin sẽ được giải phóng vào máu, chuyển các chất carbohydrate trong cơ thể. Đồng thời, chuyển hóa các mô mỡ và gan thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể. 

+ Người bệnh tiểu đường type 1: Cần được tiêm insulin mỗi ngày. 

+ Người bệnh tiểu đường type 2: Cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và bổ sung insulin khi cần thiết. 

- Pramlintide: Đây là chất tổng hợp hormone amylin. Thường được tiêm dưới da với tác dụng giúp giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2.

3. Làm sao để đảm bảo an toàn khi sử dụng dược phẩm điều trị bệnh tiểu đường?

Khi sử dụng các loại dược phẩm điều trị tiểu đường, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Không mua theo đơn thuốc của người bệnh khác. 

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

- Chỉ uống thuốc khi có đơn thuốc của bác sĩ. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng thuốc và thời gian sử dụng thuốc. Không tự ý dừng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Nên uống thuốc đều đặn và vào cùng một thời điểm trong ngày. 

- Trường hợp quên uống thuốc, thì bạn nên uống thuốc ngay khi nhớ ra. Trường hợp đã sát giờ uống lều tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều thuốc đã quên, tuyệt đối không tăng gấp đôi liều thuốc. 

- Trước khi dùng thêm bất cứ một loại thuốc nào khác, bao gồm cả những loại thuốc không kê đơn, đều cần đến sự tư vấn của bác sĩ điều trị để hạn chế được những tương tác thuốc và những nguy cơ rủi ro không đáng có. 

- Một số tác dụng phụ của dược phẩm điều trị tiểu đường có thể kể đến như tăng cân hoặc giảm cân, tiêu chảy, đầy hơi,… Khi gặp phải những tác dụng phụ hay những phản ứng với các thành phần của thuốc, bạn nên liên hệ ngay với các bác sĩ điều trị để được xử trí kịp thời. 

- Khi bạn bị ốm, gặp phải các vấn đề về tâm lý,… lượng đường trong máu cũng có thể cao hơn bình thường. Đây là một cơ chế bảo vệ của cơ thể để chống lại bệnh tật. Vì thế, ngay cả khi không muốn ăn, bạn vẫn nên dùng thuốc điều trị để duy trì lượng đường huyết ổn định. Nếu đã dùng thuốc mà lượng đường trong máu vẫn tăng cao thì nên thông báo sớm với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc thay thế bằng các loại thuốc phù hợp. 

Để tìm hiểu thêm thông tin về các loại dược phẩm điều trị bệnh tiểu đường hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp