Điện tâm đồ (ECG) là phương pháp rất phổ biến được áp dụng để kiểm tra hoạt động của tim và nhận biết nhiều bệnh lý về tim mạch. Trong quá trình thực hiện, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây nhiễu tín hiệu điện và ảnh hưởng đến kết quả. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách mắc điện tim để đảm bảo có kết quả ECG chính xác nhất.
29/04/2021 | Phương pháp điện tâm đồ thiếu máu cơ tim áp dụng trong trường hợp nào? 28/04/2021 | Điện tâm đồ nhồi máu cơ tim có ý nghĩa như thế nào?
1. Điện tâm đồ là gì? Có ý nghĩa ra sao?
Trước khi tìm hiểu về cách mắc điện tim, bạn cần hiểu rõ một số thông tin cơ bản về điện tâm đồ. Đây chính là cách mà các chuyên gia vẫn thường áp dụng để kiểm tra nhịp tim và hoạt động của tim.
Điện tâm đồ hỗ trợ các bác sĩ trong chẩn đoán các bệnh về tim mạch
Các dẫn truyền điện trong hệ thống bó thần kinh tim sẽ giúp quả tim co bóp để đưa máu đi nuôi cơ thể và điện tâm đồ hay viết tắt là ECG chính là một cách để ghi lại những biến thiên đó và giúp bác sĩ có thể nhận biết được sự hoạt động của tim thông qua các chỉ số về tần số tim, phức bộ QRS, ST-T,...
Nhờ vào kết quả ECG, có thể chẩn đoán được một số bệnh lý về tim mạch, chẳng hạn như:
Phát hiện nhồi máu cơ tim nhờ kết quả điện tâm đồ
- Nhồi máu cơ tim: Có thể nói rằng, điện tâm đồ chính là phương pháp rất hữu ích trong chẩn đoán tình trạng nhồi máu cơ tim. Khi mắc phải tình trạng này, cơ tim thiếu máu, thiếu dưỡng khí gây ra những tổn thương nhất định, đồng thời ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ truyền điện của cơ tim. Điều này sẽ thể hiện rõ trên kết quả điện tâm đồ.
- Thiếu máu cơ tim: Khi người bệnh bị thiếu máu cơ tim, kết quả điện tâm đồ cũng có những thay đổi rõ ràng, hình ảnh sóng T bị dẹt, âm.
- Rối loạn nhịp tim: Tình trạng này có thể do những bất thường tại cơ tim, nút xoang, nút nhĩ thất hay một số vấn đề về dẫn truyền 1 chiều của tim,.... Những bất thường này sẽ được hiển thị rất rõ trên kết quả ECG và từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán và theo dõi tình trạng rối loạn nhịp tim.
- Rối loạn dẫn truyền nhịp tim: Một số vấn đề về hệ thống dẫn truyền như mạch lạc dẫn truyền bị tổn thương,... khiến nhịp tim của người bệnh rối loạn. Nhờ vào phương pháp điện tâm đồ, bác sĩ có thể chẩn đoán và theo dõi tình trạng rối loạn dẫn truyền nhịp tim một cách chính xác.
- Chẩn đoán các chứng tim to vì cơ tim dãn hay dày: Trong trường hợp này, kết quả ECG chỉ là một gợi ý và không có ưu thế trong chẩn đoán căn bệnh này. Nguyên nhân là vì có rất nhiều yếu tố gây nhiễu và ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, để khẳng định bệnh tim to, bác sĩ sẽ áp dụng thêm một số công cụ chẩn đoán khác.
- Chẩn đoán một số thay đổi sinh hóa máu: Khi nồng độ các chất như natri, kali, canxi... thay đổi thì có thể tác động và làm thay đổi kết quả điện tâm đồ.
- Chẩn đoán tình trạng ngộ độc thuốc như digoxin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng,...
2. Những trường hợp được chỉ định thực hiện ECG
Điện tâm đồ rất phổ biến và được chỉ định trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như:
- Người cao tuổi: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý về tim mạch nên thường được chỉ định thực hiện đo điện tâm đồ.
Người cao tuổi là đối tượng cần thực hiện đo ECG
- Các trường hợp bị tăng huyết áp, tăng mỡ máu.
- Bệnh nhân tiểu đường.
- Người thường xuyên hút thuốc lá.
- Các trường hợp gặp phải một số triệu chứng như đau thắt ngực, có hiện tượng đánh trống ngực, từng bị ngất phải cấp cứu, thường xuyên bị khó thở,... Bên cạnh đó, nhiều trường hợp mắc các bệnh về tim mạch nhờ phương pháp điện tâm đồ ngay cả khi bệnh nhân không có triệu chứng bất thường.
3. Hướng dẫn cách mắc điện tim
Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về cách mắc điện tim:
- Người bệnh sẽ được đính 10 điện cực vào các vùng da ngực, cánh tay, chân. Trong trường hợp bệnh nhân là nam giới và có lông ngực nhiều thì cần phải cạo bớt để đảm bảo chất lượng kết nối điện cực. Đồng thời những nơi đặt điện cực phải làm sạch bằng cồn. Cần gắn đúng vị trí để đảm bảo kết quả chính xác:
Cần gắn các điện cực đúng vị trí
+ Màu đỏ phải gắn với cánh tay phải
+ Màu vàng gắn với tay trái.
+ Màu đen gắn với chân phải.
+ Màu xanh lá cây gắn vào phần chân trái.
+ 6 điện cực ngực cần đặt đúng vào các vị trí khoang liên sườn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Sau đi đã gắn các điện cực vào các vị trí chính xác, cần lưu ý để người bệnh nằm ngửa và nằm thấp hơn điện cực để tránh làm tăng lực căng trên dây.
- Máy tính sẽ hiển thị những xung điện di chuyển qua tim.
Việc gắn điện cực vào các vị trí chính xác sẽ mất khoảng vài phút nhưng chỉ mất khoảng vài giây để có kết quả đồ thị. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện đo holter điện tim để kiểm tra về hoạt động điện của tim trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày.
Người bệnh có thể hoạt động bình thường sau khi đo điện tâm đồ. Nếu có kết quả bất thường, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số loại điện tâm đồ khác hoặc siêu âm tim,... để đưa ra kết luận bệnh chính xác.
Bác sĩ có chuyên môn cao mới có thể đọc kết quả điện tâm đồ chính xác
Ngoài cách mắc điện tim, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi thực hiện đo ECG:
- Cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, một số yếu tố nguy cơ tim mạch, những lo lắng trong cuộc sống, các loại thuốc đang sử dụng,...
- Có thể đo điện tim ở bất cứ thời điểm nào, không cần nhịn ăn trước khi thực hiện.
- Trước khi đo cần tháo tất cả những đồ trang sức bằng kim loại ra khỏi cơ thể.
- Trong khi đo, cần nằm yên, thả lỏng và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bác sĩ sẽ chỉ định đo ECG nhiều lần vào những khoảng thời gian khác nhau ở từng bệnh nhân cụ thể.
Kết quả điện tâm đồ rất phức tạp, vì thế bác sĩ đọc kết quả điện tâm đồ đòi hỏi phải có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm. Hiện nay, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một đơn vị y tế đảm bảo thực hiện đo ECG theo đúng quy trình và được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao với hệ thống máy móc hiện đại. Để được đặt lịch kiểm tra sớm, mời quý khách hàng liên hệ đến Hotline 1900 56 56 56, các tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.