Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, bệnh sốt xuất huyết có khả năng lây lan cực kỳ nhanh chóng. Nếu chúng ta không có những biện pháp phòng chống hiệu quả, chúng có thể bùng dịch và khó kiểm soát. Ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu sốt xuất huyết, bạn hãy nhanh chóng đi khám và tiếp nhận điều trị của bác sĩ.
28/09/2020 | Thực đơn cho người bị sốt xuất huyết nên ăn gì? 10/09/2020 | "Góc hướng dẫn" Bệnh sốt xuất huyết nên phòng tránh như thế nào? 05/09/2020 | Sốt xuất huyết - căn bệnh nghiêm trọng bạn không nên coi thường 15/08/2020 | Để sốt xuất huyết ở trẻ không nguy hiểm, cha mẹ nhất định phải biết
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là căn bệnh khá phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam. Nguyên nhân chính gây bệnh đó là vi rút có tên khoa học Dengue, chúng có thể lây truyền, tấn công vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau.
Trong đó, virus thường lây truyền thông qua muỗi vằn đốt người bị bệnh sang người bình thường hoặc do nhận máu của người bệnh. Đặc biệt, hầu hết các trường hợp mắc sốt xuất huyết do bị muỗi vằn mang bệnh đốt.
Loại muỗi này thường phát triển mạnh vào mùa mưa, đó là lý do vì sao bệnh sốt xuất huyết hay bùng phát vào thời điểm này. Việc chủ quan, lơ là khiến tỷ lệ người mắc bệnh truyền nhiễm này ngày càng ra tăng. Tốt nhất, khi bạn phát hiện bất cứ dấu hiệu sốt xuất huyết nào, hãy đi khám để được điều trị kịp thời, tránh lây lan cho mọi người xung quanh.
Muỗi vằn là tác nhân khiến virus gây bệnh lây truyền nhanh chóng từ người này sang người khác
2. Những dấu hiệu sốt xuất huyết thường gặp
Mỗi căn bệnh lại mang những triệu chứng, dấu hiệu riêng biệt, dựa vào đó người bệnh sẽ phát hiện vấn đề mình đang gặp phải. Vậy bệnh nhân sốt xuất huyết thường trải qua những biểu hiện như thế nào?
2.1. Dấu hiệu thường gặp
Một trong những triệu chứng bệnh nhân gặp phải đó là hiện tượng sốt cao, thân nhiệt của họ có thể lên tới 39 - 40 độ C. Đối với tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể không bị sốt, cơ thể hoàn toàn bình thường, lúc này việc phát hiện bệnh khá khó khăn.
Đi kèm với cơn sốt cao, bạn cũng có thể đối mặt với một vài dấu hiệu sốt xuất huyết khác, ví dụ như: đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là nôn mửa. Nhiều bệnh nhân còn phải qua cảm giác đau nhức xương khớp, cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Điều này khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu, thiếu sức sống và không đủ sức làm việc. Bạn nên đi khám để xác định chính xác tình trạng của mình.
Sốt cao, đau đầu, nôn mửa là những dấu hiệu sốt xuất huyết thường gặp
2.2. Dấu hiệu bệnh nghiêm trọng
Một số bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng bệnh khá nghiêm trọng do họ không kịp thời phát hiện và điều trị.
Một số vấn đề có thể xảy ra đó là: liên tục nôn mửa, đau bụng vùng gan, không thể sinh hoạt bình thường. Bệnh nhân có biểu hiện khó thở, xuất huyết dưới da, trông cơ thể tím tái, nhợt nhạt thiếu sức sống vô cùng. Nghiêm trọng hơn, nhiều bạn đi tiểu hoặc đi đại tiện ra máu. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, chúng đe dọa tính mạng của bạn bất cứ lúc nào.
Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan trước bất cứ dấu hiệu sốt xuất huyết nào nếu không muốn tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Phát hiện bệnh sốt xuất hiện bằng cách nào?
Chắc hẳn mọi người đều lo lắng khả năng lây lan cực kỳ nhanh chóng của căn bệnh này. Chúng ta cần phát hiện kịp thời, tránh những rủi ro, biến chứng có thể xảy ra.
Để phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm máu là phương pháp các bác sĩ sử dụng nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh sốt xuất huyết. Loại xét nghiệm này có tác dụng xác định lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trong cơ thể của bạn.
Những bệnh nhân có quá ít tiểu cầu cần nhanh chóng nhập viện, điều trị theo phác đồ của bác sĩ để hạn chế biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Như bạn đã biết đây là căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ nhanh chóng, khi phát hiện dấu hiệu Sốt xuất huyết ở bệnh nhân, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
Đầu tiên, chúng ta cần cách ly người bệnh, khi đủ ngủ cần buông màn để ngăn ngừa nguy cơ lây truyền bệnh cho người thân. Mặc dù khi tiếp xúc với bệnh nhân, chúng ta không hề lây bệnh, tuy nhiên muỗi vằn có thể hút máu của họ và mang mầm bệnh sang cơ thể bạn. Đó là lý do vì sao chúng ta không nên chủ quan với vấn đề này.
Khi phát hiện có người mắc bệnh trong khu dân cư, các gia đình nên chủ động phun thuốc muỗi, dọn dẹp môi trường sạch sẽ
Ngay khi phát hiện bệnh nhân sốt xuất huyết trong khu dân cư, các gia đình nên chủ động phun thuốc muỗi để chúng không có cơ hội phát triển và lây truyền bệnh. Bạn đừng quên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, không để tình trạng nước đọng hoặc bụi cây rậm rạp. Đây là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.
Đặc biệt, bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc phù hợp, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
5. Bí quyết chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
Một trong những việc bệnh nhân cần làm để mau chóng hồi phục đó là dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Các dấu hiệu sốt xuất huyết khiến cơ thể chúng ta cực kỳ mệt mỏi, không đủ sức làm việc. Nếu càng cố gắng làm việc quá sức, tình trạng bệnh sẽ trở nên tồi tệ và mất nhiều thời gian điều trị hơn.
Người bị sốt thì cơ thể mất nước khá nghiêm trọng, chính vì thế bạn đừng quên bổ sung nước, đặc biệt là sản phẩm có chứa chất điện giải như oresol. Chúng có khả năng bù nước cực kỳ hiệu quả và nhanh chóng.
Trong thời gian này, bệnh nhân nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, như vậy chúng ta mới có đủ sức lực để chống chọi với bệnh tật, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh nhân nên bổ sung nước chứa chất điện giải để bù nước cho cơ thể
Qua bài viết này, chúng ta hẳn đã nắm được những dấu hiệu sốt xuất huyết thường gặp. Nếu cơ thể có những biểu hiện như vậy, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe, tiếp nhận điều trị của bác sĩ. Nếu chủ quan với bệnh sốt xuất huyết, tình trạng bệnh sẽ diễn biến phức tạp và đe dọa tới tính mạng.