Như thế nào gọi là bong gân - cách trị bong gân giúp giảm đau nhanh chóng | Medlatec

Như thế nào gọi là bong gân - cách trị bong gân giúp giảm đau nhanh chóng

Bong gân là tình trạng chấn thương phổ biến trong lúc vận động không đúng cách hay vận động quá mạnh. Bong gân gây ra những biến chứng lâu dài khi phát hiện muộn hoặc chữa trị sai cách. Trong bài viết này, MEDLATEC sẽ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan và cách trị bong gân giúp giảm nhanh chứng sưng, đau.


19/07/2021 | Bị bong gân đầu gối có nguy hiểm không? Khi nào cần đi viện?
28/06/2021 | Bị bong gân cổ chân có cần phải đến bệnh viện không?
22/05/2021 | Phân biệt bong gân và căng cơ - hướng dẫn điều trị đúng cách

1. Bong gân là gì? Phân biệt bong gân và căng cơ

Bong gân là tình trạng phổ biến, thường thấy trong lúc vận động không đúng cách hay vận động quá mạnh. Đây là chấn thương có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào. Theo nghiên cứu, trẻ em và thanh thiếu niên có khả năng bị bong gân cao, tỷ lệ bong gân ở nam thì ít hơn nữ. Người bệnh không phát hiện sớm hoặc có cách trị bong gân không đúng cách, dẫn đến những biến chứng, gây khó khăn khi đi lại và sinh hoạt.

Bong gân chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, thể thao, lao động

Bong gân chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, thể thao, lao động

Dây chằng khi bị tổn thương, căng quá mức, bị rách khiến cho khả năng vận động khớp bị giảm. Đây được gọi là bong gân. Chấn thương bong gân thường gặp ở chi trên hay chi dưới như là khu vực cổ tay, khủy tay, mắt cá chân, khớp gối.

Phân biệt giữa bong gân và căng cơ

Bong gân và căng cơ đều bệnh liên quan đến sự tổn thương của các mô mềm trong và xung quanh khớp.

Căng cơ xảy ra khi các cơ bắp bị căng quá mức, thậm chí là bị rách.

Giống như bong gân, căng cơ cũng có những triệu chứng như gây đau, sưng vùng cơ, khớp. Người bệnh không thể vận động như bình thường và gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác của khớp. Điểm phân biệt giữa hai tình trạng này là ở bong gân, xuất hiện bầm tím ở vùng khớp bị tổn thương, còn ở căng cơ thì chỉ bị co thắt cơ và không có dấu hiệu này. 

2. Những nguyên nhân  gây bong gân

Mọi lứa tuổi đều có khả năng bị bong gân khi gặp sự cố trong quá trình đi lại, chơi thể thao hay sinh hoạt. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây chấn thương bong gân:

  • Chấn thương trong lúc chơi thể thao.

  • Gặp phải những tai nạn, sự cố trong sinh hoạt, lao động.

  • Lao động quá sức như khiêng, vác vật nặng.

Chấn thương bong gân vì vận động mạnh khi chơi thể thao

Chấn thương bong gân vì vận động mạnh khi chơi thể thao

Ngoài ra, tình trạng bong gân cũng xảy ra ở một số đối tượng, điều kiện môi trường xung quanh hay thói quen không đúng.

  • Những vận động viên bóng đá, bóng chuyền,… có tỷ lệ chấn thương bong gân cao  trong lúc thi đấu.

  • Ngồi sai tư thế trong thời gian dài.

  • Mang giày, dép không thích hợp để chạy, chơi thể thao.

  • Gắng sức để tập những môn thể thao đòi hỏi sức bền.

  • Khởi động không kỹ, sai hoặc không khởi động trước khi chơi thể thao.

  • Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây bong gân.

  • Vận động mạnh khi mới bắt đầu tập luyện một môn thể thao mới.

  • Những người đã bị bong gân có nguy cơ chấn thương bong gân cao.

  • Môi trường đi lại, di chuyển khó khăn, trơn trượt.

3. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khi bị bong gân

Các triệu chứng mà người bệnh hay gặp khi bị bong gân là:

  • Dấu hiệu đầu tiên để nghi ngờ bị bong gân là người bệnh cảm thấy rất đau ngay sau khi bị chấn thương, cơn đau vẫn kéo dài sau đó, đau nhiều khi chạm hay ấn vào vùng chấn thương.

Bong gân gây đau vùng khớp bị chấn thương

Bong gân gây đau vùng khớp bị chấn thương

  • Sau vài giờ khi bị bong gân, vùng khớp bị tổn thương mới bị sưng lên, đây là một triệu chứng của bong gân. Vì vậy, nếu người bệnh không chú ý hoặc chủ quan về bệnh mà vẫn di chuyển, hoạt động bình thường, dẫn đến tình trạng chấn thương nặng.

  • Bầm tím là triệu chứng xuất hiện khi các dây chằng, cơ, gân bị tổn thương và chảy máu dẫn đến ngấm và biểu hiện qua bên ngoài da. Vì thế, bầm tím không xảy ra ngay khi bị chấn thương, mà qua một thời gian thì người bệnh mới nhìn thấy tình trạng này.

  • Đau, sưng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động ở vùng khớp bị chấn thương, đặc biệt, sau một ngày, các khớp cứng và người bệnh không thể hoạt động như bình thường.

Các triệu chứng của chấn thương bong gân phụ thuộc vào mức độ bong gân của người bệnh. Có 3 mức độ bong gân như sau:

  • Bong gân ở mức độ I, người bệnh đau và sưng nhẹ ở vùng khớp tổn thương, hoạt động và vận động nhẹ.

  • Bong gân ở mức độ II, vùng bị chấn thương đau, sưng nhiều, ngoài ra còn xuất hiện tình trạng bầm tím.

  • Bong gân ở mức độ III, bong gân nặng bởi vì dây chằng rách, đứt khiến cho bệnh nhân cảm thấy rất đau, vùng bị chấn thương sưng và bầm tím nhiều.

4. Chẩn đoán và cách trị bong gân

Khi bị bong gân, bạn không nên chủ quan, tự điều trị tại nhà mà hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về những tình huống nghi ngờ gây chấn thương, tiền sử bệnh, các thói quen về sinh hoạt, thể thao, lao động. Ngoài ra, để kết luận bệnh, bạn cần phải thực hiện test vẹo trong, vẹo ngoài khớp, Lachman test hay các xét nghiệm liên quan như là chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI.

 Cách trị bong gân 

Bong gân ở mức độ nhẹ có thể được chữa khỏi khi áp dụng các phương pháp sau:

  • Cần để cho khớp và gân cơ bị chấn thương được nghỉ ngơi và hồi phục bằng cách hạn chế hoạt động chỗ khớp bị bong gân.

  • Chườm đá có tác dụng làm giảm sưng, lưu ý quấn một lớp vải mỏng quanh túi đá và chườm ở vùng bong gân khoảng 20 phút, cách 10 phút nên chườm đá một lần ở 3 ngày đầu tiên khi bị bong gân.

  • Băng ép ở vùng bị bong gân cũng là một cách trị bong gân tốt, giúp giảm sưng, không nên băng quá chặt hoặc lỏng. 

Băng ép, một cách trị bong gân hiệu quả

Băng ép, một cách trị bong gân hiệu quả

  • Nếu chấn thương ở tay nên sử dụng túi treo tay hoặc gác tay lên bụng, còn ở chân thì gác cao chân bằng gối.

  • Sử dụng nẹp, đai, bột,… để cố định khớp, giúp bảo vệ khớp.

  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Liệu pháp vật lý trị liệu và y học cổ truyền trong từng giai đoạn.

  • Chương trình phục hồi chức năng nếu cần thiết như: phục hồi tầm vận động khớp, phục hồi lại sức mạnh cơ, phục hồi cân bằng, phục hồi khả năng chơi thể thao.

Đối với những trường hợp bong gân ở mức độ nặng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật nhằm phục hồi các tổn thương do chấn thương gây ra.

Bong gân là chấn thương tuy không hiếm gặp nhưng bạn không nên chủ quan. Nếu xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng của bong gân, hãy đến ngay Chuyên khoa Cơ xương khớp và Cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Ở đây, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa giỏi, có kinh nghiệm lâu năm trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và đưa ra cách trị bong gân phù hợp với mức độ bệnh. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và giải đáp thêm về tình trạng này, cũng như đặt lịch khám nhanh chóng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp